Rò rỉ ảnh Trung Quốc hoán cải tàu chiến thành tàu hải cảnh

Ly Vy |

Theo tạp chí quốc phòng IHS Jane's, TQ dường như đang hoán cải một số khinh hạm lớp Giang Vệ I của hải quân thành tàu tuần tra cho lực lượng hải cảnh.

Jane's cho biết, những hình ảnh rò rỉ cho thấy 2 khinh hạm Type 053H2G (lớp Giang Vệ I) đang neo đậu nối tiếp nhau tại một nhà máy đóng tàu hải quân ở Phố Đông, Thượng Hải.

Một chiếc trong số đó đã được tháo bỏ gần hết vũ khí và phần thân tàu được sơn màu trắng. Một số công việc cũng đã được tiến hành với chiếc thứ 2.

Hình ảnh 1 khinh hạm lớp Giang Hồ I đang được hoán cải để chuyển giao cho lực lượng hải cảnh Trung Quốc.

Khinh hạm lớp Giang Vệ I đang được hoán cải để chuyển giao cho lực lượng hải cảnh Trung Quốc.

Theo Jane's, có 4 khinh hạm lớp Giang Vệ 1 đã được đóng và đưa vào biên chế Hải quân Trung Quốc trong giai đoạn từ năm 1991-1994.

Các khinh hạm lớp Giang Vệ I có chiều dài 112m, rộng 12m, lượng giãn nước 2.300 tấn và được trang bị 2 động cơ diesel.

Con tàu đang hoán cải đã được loại bỏ các ống phóng tên lửa chống hạm YJ-83, bệ phóng tên lửa phòng không HQ-61, tháp pháo 2 nòng cỡ 100mm, 2 tháp pháo 2 nòng cỡ 37mm ở 2 bên nhà chứa trực thăng, chỉ giữ lại 2 tháp pháo 2 nòng cỡ 37mm ở phía trước.

Khinh hạm lớp Giang Vệ I đang được hoán cải.

Khinh hạm lớp Giang Vệ I đang được hoán cải.

Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc hoán cải tàu hải quân để trang bị cho các lực lượng hành pháp trên biển. Trước đó, nước này từng hoán cải tàu hải quân thành tàu cho lực lượng hải giám, ngư chính.

 Tàu phá băng Hải Băng 723 thành tàu Hải giám 111, tàu quét/rải lôi 814 Liêu Ninh lớp 918 hoán cải thành Hải giám 112.
Tàu phá băng Hải Băng 723 được Trung Quốc hoán cải thành tàu Hải giám 111, tàu quét/rải lôi 814 Liêu Ninh lớp 918 hoán cải thành Hải giám 112.

Việc hoán cải này cho phép Trung Quốc nhanh chóng tăng cường số lượng tàu cho các lực lượng hành pháp trên biển.

Điều đáng chú ý là các tàu này còn có kích thước và lượng giãn nước khá lớn, lớp vỏ được bảo vệ tốt, trang bị hỏa lực mạnh nên chiếm được ưu thế trong tranh chấp biển.

Trang mạng Strategy Page (Mỹ) nhận định, Trung Quốc đang có chiến lược sử dụng các tàu hải cảnh tuần tra phi pháp tại những vùng Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền, thay vì cử các tàu hải quân, để đạt được yêu sách của mình.

Các nước trong khu vực cần đề cao cảnh giác và có biện pháp đối phó với chiến lược nguy hiểm này của Trung Quốc.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại