Lục quân Mỹ cần phải cải thiện hệ thống phòng thủ chống tên lửa, hiện đại hoá xe cơ giới và trực thăng chiến đấu cũng như kho vũ khí chính xác.
Tuy nhiên, cơ quan đầu não của quân đội Mỹ không có nổi định hướng rõ ràng về quá trình hiện đại hoá quân đội. Thông tin này do tờ báo National Defense Magazine cung cấp.
Theo báo cáo của các chuyên gia thuộc Tiểu ban Quốc gia về Những vấn đề phát triển lục quân Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đệ trình trước Hạ viện nước này, quá trình hiện đại hoá các đơn vị vũ trang đang hết sức lo ngại.
“Hạn chế đầu tư vào quá trình hiện đại hoá là nguyên cơ dẫn tới những rủi ro trong tương lai, kể cả trong bối cảnh cơ cấu an ninh ít phức tạp hơn những gì đang diễn ra hiện nay”, trong báo cáo của Tiểu ban gồm 8 cựu quan chức quân sự cấp cao ghi rõ.
Khi đề cập tới những điểm yếu của các lực lượng lục quân, các chuyên gia chú trọng tới khả năng của không quân lục quân, hoạt động của hệ thống phòng không tầm ngắn, hiện trạng của lực lượng pháo binh và phòng vệ các cuộc tấn công bằng xạ, hoá và sinh học.
Trực thăng tiến công AH-64 của Mỹ.
Trong báo cáo nêu rõ rằng, sự cần thiết hiện đại hoá quân đội trong những hạng mục này liên quan tới các lực lượng vũ trang của Mỹ ngay tại lãnh thổ của mình, tại Châu Âu và bán đảo Triều Tiên.
Tiểu ban về những vấn đề các lực lượng bộ binh Mỹ cũng cung cấp một bản danh sách dài về những chương trình quốc phòng thất bại trị giá hàng tỷ đôla.
Phó chủ tịch Trung tâm phân tích Lexington Institute (Mỹ), ông Daniel Gure cho rằng các lực lượng bộ binh Mỹ hiện nay không có những dự án hiện đại hoá mang tính quy mô, còn cơ quan đầu não của quân đội không có một định hướng cải tiến một cách rõ ràng.
Pháo tự hành 155mm M109A6.
“Quân đội cần phải tăng cường hệ thống phòng thủ chống tên lửa và hệ thống phòng vệ chủ động của các cỗ máy quân sự, cải tiến kho vũ khí chính xác cao và pháo cối.
Đây là những cải tiến tối quan trọng đối với các lực lượng bộ binh dù chi phí cao, nhưng Mỹ còn lâu mới đạt tới”, ông Gure chia sẻ.
Theo ý kiến của chuyên gia này, thẩm quyền của Tiểu ban trong việc trao đổi thông tin với Hạ viện là cơ hội đặc biệt để chuyển tải những vấn đề mang tính cơ bản của các lực lượng vũ trang và tác động vào quá trình hiện đại hoá cũng như tăng ngân sách đầu tư.
Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng không biết tận dụng cơ hội này. Tôi cho rằng, quá trình này thất bại trong tất cả các hạng mục. Có khả năng, vấn đề chính trị đã tác động vào quá trình này”, chuyên gia Mỹ nhấn mạnh.