Phi công thử nghiệm, vinh quang trong mạo hiểm

Đại tá Trần Danh Bảng |

Trong suốt hơn 100 năm, Không quân Liên Xô trước đây và Không quân Nga ngày nay đã có khoảng 500 phi công thử nghiệm xuất sắc được nhân dân và quân đội đời đời tôn vinh.

Họ đã có công rất lớn trong phát triển các dòng máy bay chiến đấu, đưa Không quân trở thành lực lượng mang sức mạnh quốc gia trong nhiều thập kỷ.

Họ là những phi công của các nhà máy, Viện nghiên cứu và đơn vị không quân… như Viện nghiên cứu bay Gromov, Viện thiết kế thí nghiệm Bureau tên Tupolev, Nhà máy hàng không Irkutsk, Nhà máy Gorky, Công ty OKB Mikoyan…

Với nghề lái máy bay thử nghiệm, mỗi phút bay trên không là đối mặt với sự phiêu lưu, mạo hiểm. Những dự tính về giới hạn của máy bay như tốc độ, độ cao và các hành động quyết liệt trên không, ban đầu mới chỉ là những tính toán lý thuyết.

Toàn bộ các số liệu của chuyến bay thử nghiệm phải được ghi nhận, cảm nhận để phân tích. Để những thiết kế đạt được mục tiêu và tìm ra giới hạn thực sự của các đại lượng hàng không, phải thông qua bay mô phỏng và bay thực tế.

Theo các kỹ sư và bác sĩ ngành y học hàng không, máy bay chế tạo bằng nhiều loại vật liệu, chỉ chịu được giới hạn nhất định khi xung lực mạnh tác động, do kết cấu và bản chất vật liêu.

Sức khỏe của người phi công, thực hiện các động tác bay đột ngột, trong không gian, cũng phải tuân theo các giới hạn sinh lý, trong các điều kiện nhất định về áp suất, trọng lực, gia tốc...

Thử nghiệm trên không có muôn vàn điều bất trắc, ngoài ý muốn, khó có thể lường trước. Phần lớn các bất trắc không cho phép sửa chữa, đôi khi buộc phải chấp nhận hy sinh máy bay, thậm chí cả tính mạng phi công thử nghiệm cũng bị đe dọa.


Phi công thử nghiệm luôn phải đối mặt với những tình huống bất trắc như thế này.

Phi công thử nghiệm luôn phải đối mặt với những tình huống bất trắc như thế này.

Trong bài, “Lời thú tội của một phi công thử nghiệm”, Đại tá Valery V. Migunova của Liên Xô kể:

"Có lần dầu động cơ chảy qua hệ thống điều hòa không khí vào trong buồng lái. Dầu IPM-10 là khá độc hại, mắt của ông "một đối một" với từng vốc nhũ tương, hào phóng văng khắp nơi. Quá nguy hiểm".

Thử nghiệm trong bay biển và bay đêm, trong thời tiết phức tạp, tầm nhìn hẹp, địa bàn lạ, lại càng nguy hiểm.

Thử nghiệm tác chiến đối kháng với “đối phương”, khi thực hành các động tác bay phức tạp, ngoặt gấp, cơ động liên tục, có sử dụng vũ khí cũng là thách thức với nhiều phi công.

Thử nghiệm tính năng phóng dù, hay thử nghiệm tiếp dầu trên không, cùng rất nhiều nội dung thử nghiệm đa dạng khác, họ luôn là “những người đầu tiên”, đóng góp cho nhà máy, viện nghiên cứu những tài sản vô giá, những kiến thức siêu đẳng.

Họ là những cánh chim đầu đàn mở màn cho rất nhiều thế hệ phi công tiếp theo.

Những phi công thử nghiệm huyền thoại

Xa trong những năm tháng thập kỷ 30 và 40, người ta còn nhớ, phi công Liên Xô P. Chkalov, Anh hùng Liên Xô (1936), ông đã bay trên hơn hàng chục loại máy bay (I-15, -16, -180, VIT-2, HB-1).

Cùng với G.F. Bajdukov và A.V. Belyakov, ông đã thực hiện các chuyến bay Moscow - Bắc Cực - Vancouver (Canada) năm 1937. Ông đã mang về nhiều kết luận quý giá cho không quân chiến đấu.

Ông qua đời ngày 15/12/1938 trong thử nghiệm máy bay chiến đấu 180-1 do Polikarpov thiết kế. Tên của ông được đặt trên phố vùng Nizhny Novgorod, Nga, Tajikistan, Trường Hàng không Orenburg. Có một đường phố Chkalov ở Vancouver, Canada…

Máy bay phản lực ra đời, việc thử nghiệm máy bay bay tốc độ âm thanh ngày càng nguy hiểm. Không xa căn cứ Itum-Kale, Đại tá Yuri Yakimenko lái chính và Oleg Podsitkov thử nghiệm máy bay Su-17M3 đã bị rơi trong một bài kiểm tra.

MiG-25 Foxbat của Liên Xô là một máy bay đánh chặn nhanh nhất cuối thập kỷ 1960. Với tốc độ tối đa là Mach 3.2, nó có một rada cực mạnh và 4 tên lửa không đối không.

MiG-25 Foxbat lúc mới xuất hiện đã khiến nhiều nhà phân tích và chuyên gia quân sự Phương Tây phải hốt hoảng.

Ngày 31/08/1977 có một phiên bản MiG-25 được chế tạo đặc biệt, do phi công thử nghiệm thuộc OKB MiG là Alexander Fedotov điều khiển, đã bay lên đến độ cao 37.650 m (123.524 ft), lập một kỷ lục độ cao mới tại Podmoskovnoye, Liên Xô.

Nếu không có các phi công thử nghiệm thực tế, Nga sẽ không biết được dòng máy bay tốn kém này công năng thực đến đâu. Từ đó đánh giá được cả vật liệu chế tạo, kết cấu khí động và cả sức chịu đựng của con người.

Anatoly Nikolaevich Kvochur sinh năm 1952, là một phi công thử nghiệm, và một anh hùng của Liên bang Nga. Từ năm 1978 đến 1981, ông là phi công thử nghiệm tại Nhà máy hàng không Komsomolsk-on-Amur, thử nghiệm Su-17 và nhiều máy bay khác.

Hiện ông tiếp tục nghiên cứu tại Học viện Hàng không Moscow sau khi  tốt nghiệp vào năm 1981. Năm 1995 Kvochur tham gia vào một loạt chuyến bay rất dài của Su-27PD và Su-27PU có cả tiếp nhiên liệu trên không.

Ông đã dẫn đầu một đội nhào lộn trên không, bao gồm các phi công tài hoa như Vladimir Loginovskiy và Aleksander Gamayev.

Kể từ năm 1989  Phi công Pavel Vlasov bay thử nghiệm trong Công ty OKB Mikoyan. Năm 1990, ông đã tham gia vào các máy bay chiến đấu thử nghiệm MiG-29K với việc thực hiện cất cánh và hạ cánh trên boong của tàu sân bay "Đô đốc Kuznetsov".


Phi công Pavel Vlasov (đội mũ bay, mặc ao màu nâu) chụp ảnh cùng đồng đội và các chuyên gia của Tập đoàn MiG.

Phi công Pavel Vlasov (đội mũ bay, mặc ao màu nâu) chụp ảnh cùng đồng đội và các chuyên gia của Tập đoàn MiG.

Ông đã thực hiện rất nhiều công việc để thực hiện các chuyến bay thử nghiệm của máy bay MiG-31, MiG-31, MiG-31D, MiG-AT và Mig-35 tìm giới hạn các tiêu thức bay, bay để mô phỏng hệ thống hệ thống vũ khí mới nhất, ngắm và định vị máy bay.

Ông còn bay thử nghiệm hệ thống tiếp nhiên liệu trên không.

Vladimir Loginovski - Anh hùng của Nga tốt nghiệp Trường Hàng không Kacha năm 1982 và gia nhập lực lượng không quân. Ông từng là một phi công chiến đấu ở Georgia và Tiệp Khắc Ông gia nhập Viện nghiên cứu bay Gromov là một phi công thử nghiệm.

Ông đã có hơn 2.600 giờ bay trong hơn 30 loại máy bay, bao gồm máy bay chiến đấu, dân dụng, hàng hóa, máy bay ném bom và máy bay trực thăng. Vladimir đã tham gia triển lãm hàng không vũ trụ quốc tế và airshows ở Nga, châu Âu, châu Á và Australia.

Ông có đồng đội nổi tiếng bay Sukhoi của Nga Anatoly Kvotchur.

Người ta rất nhớ, tên của phi công Victor Pugachev đã được đặt cho một động tác bay nhào lộn Cobra (rắn hổ mang) Pugachev, thế giới biết đến vào năm 1989 tại Triển lãm hàng không Le Bourget với bao thán phục về công nghệ hàng không Nga.

Khoảng 30 năm trước, ngày 15/11/1986, chính phi công thử nghiệm Victor Pugachev lần lượt chinh phục các độ cao 6.000 - 9.000 - 12.000 m trong thời gian lần lượt là 37,1 - 47,0 - 58,1 giây trên máy bay SU-27.

Kỷ lục này vượt kỷ lục mà phi công R. Smith Mỹ lập trên F-15 và giữ vững qua khoảng 10 năm. Điều đáng nói, kỷ lục của Su-27 được thực hiện ở một chiếc máy bay chiến đấu có trọng lượng không tải từ 12-16 tấn.

Phi công thử nghiệm V. Pugachev điều khiển Su-27 đạt được 13 kỷ lục bay, trong đó có 8 kỷ lục được thiết lập vào các năm 1986-1988, cùng đồng sự.

Trong khoảng thời gian đó và cho đến tận bây giờ, Su-27 thực sự tự chứng minh được rằng, không một máy bay nào có khả năng vận động được bằng nó.

Su-27 đã thật sự vượt trội so với F-15 của Mỹ. Tính đến trước năm 2000, những chiếc máy bay dòng Su-27 đã lập 41 kỷ lục khác nhau và phần lớn chúng được giữ cho đến hiện nay.

Sau đó, nhiều kỷ lục tiếp theo vẫn được lập và giữ vững.

Máy bay SU-27 của Nga, tới nay đã nổi danh trên 30 năm. Nó còn là tiêu chuẩn gốc để cho ra hàng loạt phiên bản, mà mỗi phiên bản không đơn giản là những con số và ký tự viết sau nó.

Chiến đấu cơ Su-27 đánh dấu bước ngoặt trong phát triển máy bay Nga hiện nay. Nhiều kiểu loại máy bay Nga khác ra đời từ đây, khẳng định tính năng ưu việt trong các nhiệm vụ như Su-37, Su-47, Su-34, Su-35…


Phi công thử nghiệm Sergei Bogdan vừa hoàn thành một bài bay trên tiêm kích tàng hình thế hệ 5 Sukhoi T-50. Ảnh: XAirforce.net

Phi công thử nghiệm Sergei Bogdan vừa hoàn thành một bài bay trên tiêm kích tàng hình thế hệ 5 Sukhoi T-50. Ảnh: XAirforce.net

Sergei Leonidovich Bogdan sinh ở Saratov Volsk năm 1962. Từ năm 1993 ông gia nhập đội hình phi công thử nghiệm.

Ông từng tham gia và tiếp tục tham gia vào các bài kiểm tra của Su-24M2 và Su-25SM, Su-27M, Su-27SM, Su-30KN và Su-30MK2, Su-30MKI và Su-30MKA, Su-30MKM và Su-27KUB, Su-35UB và Su-47 Golden Eagle.

Ông đã bay trình diễn trên các máy bay Su-27SKM hoặc Su-30MK2 tại nhiều triển lãm hàng không lớn nhất thế giới như MAKS (Nga) hay Le Bourget (Pháp) và làm chủ tới 55 loại máy bay và những phiên bản của chúng.

Với các thành tích đó, ông đã được trao tặng Huân chương Dũng cảm.

Ông từng thử nghiệm máy bay Su-33 và Su-25UTG cho tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov, bao gồm cả các chuyến đi tới Bắc Cực, Đại Tây Dương và biển Địa Trung Hải. Năm 2000 ông là phi công công thử nghiệm các sản phẩm của dòng máy bay nổi tiêng "Sukhoi".

Ông lao vào bầu trời trên chiếc máy bay chiến đấu Su-30MKI đầu tiên, cũng như bay lần đầu máy bay chiến đấu đa năng Su-35. Ông cũng vinh dự, mới đây bay lần đầu máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm  Sukhoi T-50.

Từng chuyến bay, ông góp phần cùng các nhà khoa học Nga hoàn thiện nhiều loại máy bay chiến đấu, tăng thêm tính năng trong thực chiến.

Bằng chứng mới nhất là  các máy bay Su-24, Su-25 đang “kẽo kẹt” chiến đấu ở Sirya với sự bền bỉ, hiệu quả không ngờ, qua nhiều tháng liên tục tác chiến trên địa hình sa mạc.

Su-17 là loại máy bay chiến đấu, ông đã bay trên kiểu này hơn 1.000 giờ, đóng góp nhiều ý kiến quý giá cho nhà sản xuất.

Trong khi bay các máy bay có hệ thống véc tơ lực đẩy, và hệ thống điện tử “Tự động kiểm soát bay” Bogdan đã có những đánh giá, đề nghị cải tiến thích đáng.

Ông từng sang huấn luyện cho phi công Việt Nam năm 2015, trong một dự án của Công ty "Sukhoi". Ông được vinh danh Anh hùng Liên bang Nga.

Họ mãi không về , vì dòng máy bay ấn tượng

Ở đây chỉ xin kể, Tạp chí “Cánh bay” của Nga viết về dòng máy bay MiG-29 "Fulcrum" thăng trầm, một máy bay mới thế hệ 4.

Kỳ vọng vào nhiệm vụ không chiến đánh chặn, bảo vệ mục tiêu hiệu quả, người Nga đã dày công thiết kế và sản xuất ra loại máy bay 2 động cơ này, gọn nhẹ linh hoạt.

MiG-29 được phát triển vào thập niên 1970 từ Phòng thiết kế Mikoyan, đi vào hoạt động năm 1983, tiếp tục được sử dụng bởi Không quân Nga, nhằm  đối đầu với những loại máy bay tiêm kích mới của Hoa Kỳ như F-16 Fighting Falcon, và F/A-18 Hornet.

Để có MiG-29, hàng chục phi công thử nghiệm trong suốt mấy chục năm đã ghi dấu ấn khó quên.

Tới nay, đã có khoảng 1.600 chiếc được sản xuất, 900 trong số đó để xuất khẩu tới hơn 30 quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, những phiên bản đầu tiên đã bộc lộ không ít nhược điểm, tưởng như “thọ mệnh” của MiG-29 đã hết.

Sau này, Tổng giám đốc Tổng công ty" MiG "Sergey Korotkov, là những người trực tiếp thực hiện bay thí điểm, sau khi đạt một loạt thành công của các bài kiểm tra trên MiG-29KUB. Một phiên bản nâng cao sâu, dùng cho hải quân, có cánh gấp, cất hạ cánh trên hạm.

Năm 2007, chuyến bay đầu tiên của MiG-29KUB ra mắt tại sân bay Viện nghiên cứu bay Gromov.

Các phi công thử nghiệm Mikhail Belyaev và Pavel Vlasov đã cho thế giới biết đến MiG-29 cất cánh trên hạm, tiêu diệt mục tiêu mặt với vũ khí chính xác ngày và ban đêm trong mọi điều kiện thời tiết.

MiG-29KUB được áp dụng tập hợp các giải pháp mới, chẳng hạn như thiết kế mới cánh tà, hệ thống điều khiển từ xa hiện đại, và cải thiện đáng kể trong các thí điểm về vũ khí và thiết bị điện tử.

Ngày 23/06/2012, trong chuyến công tác kiểm tra cuối cùng, thực hiện các phương pháp tiếp cận đối với các hệ thống vệ tinh, phi công thí nghiệm MiG-29KUB Kruzhalin đã hy sinh cùng máy bay. Ông được truy phong danh hiệu Anh hùng vì lòng dũng cảm.

Máu của phi công thử nghiệm đã hiến dâng cho khoa học. Những hy sinh của phi công thử nghiệm là vô giá, những chuyến bay thử nghiệm mang về quá nhiều các dữ kiện cho dòng máy bay đã có 45 năm thăng trầm.

Giờ đây so với phiên bản trước đó, tính năng MiG-29KUB tăng hơn 2 lần, chi phí giờ bay giảm khoảng 2,5 lần. Nhờ thế “MiG” đã được không quân Ấn Độ tin cậy, đặt hàng vài chục chiếc.

Công ty “MiG” cũng cấp 24 máy bay MiG-29K/KUB của Hải quân Nga vào năm 2015.

Nhưng những người đeo sao đội mũ “con nhà lính” đều biết, trong cuộc giành giật ưu thế trên không, các quốc gia có nền công nghiệp hàng không tiên tiến đều coi các phi công thử nghiệm là tài sản quý giá bậc nhất, bên cạnh các Tổng công trình sư máy bay tài ba.

Mỗi một thuật bay mới của không quân nước này được thao diễn, là một cuộc khám phá, thử nghiệm rất tốn kém và kỳ công của “phía bên kia”.


Phi công thử nghiệm thực hành động tác Rắn hổ mang trên tiêm kích MiG-29OVT. Ảnh: Jetphotos.net.

Phi công thử nghiệm thực hành động tác "Rắn hổ mang" trên tiêm kích MiG-29OVT. Ảnh: Jetphotos.net.

Cũng như thế, một dòng tên lửa mới ra đời, nhờ có các phi công thử nghiệm mới khẳng định được thành công trong tác chiến… Công lao và giá trị của những lần thử nghiệm là rất lớn.

Ngày nay, những thiết bị mô phỏng máy bay chiến đấu trên không có thể tạo ra rất nhiều những tình huống, cảnh báo những giới hạn máy bay, phi công không được phép vượt qua. Trong đó có mô phỏng sức ép toàn diện của hiện tượng “quá tải”.

“Buồng tập” hiện đại còn đưa ra những tình huống xử lý bất trắc ít khi xảy ra, để phi công học tập, thực hành. Nhưng hành động bay trực tiếp của các phi công thử nghiệm mãi là cần thiết. Thực sự họ là những người có trí tuệ và lòng quả cảm tuyệt vời.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại