Pháp tuyên bố sức mạnh hạt nhân sau khi Nga kích hoạt

Sau khi Nga kích hoạt toàn bộ lực lượng tên lửa chiến lược và tàu ngầm hạt nhân, lần đầu tiên Pháp thừa nhận sự cần thiết của vũ khí hạt nhân.

Hãng RT dẫn nguồn từ Bộ Quốc phòng pháp cho biết, lần đầu tiên Tổng thống Pháp Francois Hollande hé lộ khả năng hạt nhân của quân đội Pháp và thừa nhận sự cần thiết của vũ khí hạt nhân trong thời đeểm hiện tại.

“Bối cảnh thế giới không cho phép chúng ra có bất kì điểm yếu, do đó, kỉ nguyên của vũ khí hạt nhân vẫn chưa thể kết thúc”, Tổng thống Pháp nói trong một chuyến đi tới căn cứ không quân ở thành phố Istres, miền nam nước Pháp, vào hôm 19/2.

“Pháp không thể lơ là trong một thế giới nguy hiểm. Khả năng xảy ra xung đột trong tương lai gây ra những mối quan ngại không thể bỏ qua”, truyền thông Pháp trích lời Tổng thống Hollande. Ông Hollande đã lần đầu tiên tiết lộ quy mô kho vũ khí hạt nhân của Pháp, khi cho biết nước này có dưới 300 đầu đạn hạt nhân sẵn sàng triển khai. Trong ảnh: Tên lửa M51.

Theo một số nguồn tin, Pháp bắt đầu phát triển vũ khí hạt nhân vào những năm 1950 khi Tổng thống de Gaulle muốn tìm cách chống lại Liên-xô độc lập với NATO. Ban đầu, Pháp đã tự mình thực hiện chương trình hạt nhân, tuy nhiên, sau đó, Mỹ có trợ giúp một chút trong việc cải thiện thiết kế. Pháp đã từng có có các vũ khí hạt nhân triển khai từ đất liền thay vì chỉ từ biển và trên không, tuy nhiên, chúng đã bị loại bỏ vào năm 1990. Trong ảnh: Pháp nạp tên lửa M51 vào tàu ngầm.

Hiện nòng cốt sức mạnh hạt nhân chiến lược của Pháp là tên lửa đạn đạo phóng ngầm (SLBM). Với nước Pháp, tên lửa đạn đạo dành cho tàu ngầm thực tế được phát triển chậm hơn những con tàu. Mãi tới năm 1971, thiết kế tên lửa đạn đạo phóng ngầm (SLBM) M1 mới đi vào trang bị.

M1 chỉ mang được duy nhất một đầu đạn MR-41 500 kiloton với tầm bắn đạt 3.000km, độ lệch mục tiêu tối đa có thể lên tới 4km. Thế hệ SLBM tiếp theo là M2 cũng chỉ mang được một đầu đạn đơn khối.

Đột phá thực sự đến vào năm 1985 khi Pháp thành công với thiết kế tên lửa có thể so sánh với các SLBM của Liên Xô và Mỹ. “Một sản phẩm chất lượng” - tên lửa đạn đạo M4 nặng 35 tấn với khả năng mang tới 6 đầu đạn nhiệt hạch TN70/71 công suất 150Kt có thể tấn công vào các mục tiêu độc lập khác nhau. Tầm bắn của M4A là 4.000km, M4B là 5.000km, diện tích hủy diệt lên tới 20.000km2 và bán kính lệch mục tiêu chỉ còn 400m.

Hiện nay, trên tàu ngầm của Pháp được trang bị 64 tên lửa đạn đạo liên lục địa M45 tầm bắn 6.000km, đấy là thiết kế cải tiến sâu của M4. Tuy vậy, nước Pháp đang trong tiến trình nâng cấp lực lượng tên lửa hạt nhân trên biển với việc trang bị lại cho tàu ngầm Triomphant tên lửa đạn đạo 3 tầng M51.

Quá trình thay thế hoàn tất cũng đồng nghĩa với việc 4 tàu ngầm hạt nhân của Pháp mang tối thiểu 384 đầu đạn nhiệt hạch. Nếu xét kho dự trữ có số đầu đạn tương đương 5-10% số đầu đạn đang trực chiến thì Paris đang sở hữu ít nhất khoảng 420 đầu đạn hạt nhân.

Tuy nhiên, vào năm 2008, Tổng thống Pháp lúc bấy giờ là ông Nicolas Sarkozy tuyên bố nước này sẽ cắt giảm kho vũ xuống ngưỡng dưới 300 đầu đạn hạt nhân. Tất cả số đầu đạn này đều có thể nhanh chóng chuyển sang trang thái sẵn sàng nếu có chỉ thị khẩn cấp. Riêng các tên lửa trên tàu ngầm sẽ khai hỏa sau 10 phút nhận được lệnh.

Ngoài tên lửa chiến lược SLBM, trong chiến tranh Lạnh, nước Pháp từng có một lực lượng hạt nhân đầy đủ. Nói cách khác là một lực lượng hạt nhân 3 thành phần: đường không, đường biển và mặt đất như Liên Xô và Mỹ.

Lực lượng hạt nhân mặt đất của họ khá đáng nể với đầu đạn 15-25 kiloton hoặc tên lửa đạn đạo 2 tầng đặt trong giếng phóng trên mặt đất S3 (nặng 25,8 tấn, tầm bắn 3.500km, mang đầu đạn TN 61 1,2 megaton). Đây là những tên lửa được phát triển trên nền tảng tương tự tên lửa M-20. Pháp đã từng triển khai khoảng 18 tên lửa S-3 với mục tiêu được mặc định là lãnh thổ Liên Xô. Trong ảnh: Tên lửa ASMP trên tiêm kích Rafale.

Tuy nhiên, sau năm 1991, tình hình thế giới có nhiều thay đổi cộng với lý do kinh tế. Vì vậy, chính sách hạt nhân của Pháp cũng đã thay đổi. Lực lượng tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo được ưu tiên tối đa - Paris coi đây là “xương sống” lực lượng hạt nhân chiến lược. Trong khi đó, các đơn vị tên lửa đạn đạo mặt đất đã bị xem xét giảm bớt , các tên lửa S-3 được dư định thay thế bằng tên lửa M5 hoặc M45. Nhưng cuối cùng, lực lượng này bị loại bỏ hoàn toàn năm 1996. Trong ảnh: Tên lửa ASMP trên tiêm kích Rafale.

Ngoài vũ khí chiến lược, Pháp cũng có vũ khí hạt nhân chiến thuật. Đó là 60 tên lửa hành trình không đối đất tầm trung ASMP có trong biên chế của không quân. Hải quân cũng được trang bị 10 tên lửa loại này, ngoài ra còn khoảng 20 tên lửa trong kho dự trữ.

Việc phát triển tên lửa từ cuối những năm 1960 từng bị gián đoạn do vấn đề kinh phí. Tên lửa không đối đất ASMP trực chiến từ năm 1986. Đầu thập kỷ này, tên lửa ASMP bắt đầu được cải tiến lên chuẩn ASMP-A với tầm bắn tăng lên tới 450-600km. Độ sai lệch tối đa của tên lửa được yêu cầu ở mức 10m. Nhà sản xuất đang cố gắng đạt được chỉ tiêu này.

Tên lửa mới được trang bị cho những tiêm kích đa năng thế hệ 4+ Rafale. Các máy bay này cũng được Pháp độc lập phát triển trong sự không hài lòng của cả Mỹ và một số cường quốc châu Âu khác. Rafale có thể cất cánh trên tàu sân bay Charles de Gaulle, đồng nghĩa với phạm vi hoạt động của tên lửa hạt nhân chiến thuật ASMP-A sẽ được mở rộng và linh hoạt hơn đáng kể.

Hiện nay, các lực lượng vũ trang Pháp trang bị hơn 120 máy bay Rafale. Tàu sân bay Charles de Gaulle có thể mang tối đa 40 chiếc Rafale-M. Đây là một “bệ phóng” để cùng một lúc khai hỏa 90 tên lửa ASMP-A, tạo ra đòn tấn công có sức hủy diệt trên 15 Megaton.

Thông số kỹ thuật cơ bản: Tầm bắn 80-300km; Tốc độ hành trình Mach 2; Tốc độ tối đa Mach 3; Chiều dài : 5,4m; Sải cánh 1m; Trọng lượng 900kg; Đầu đạn TN-81 300 kiloton.

Việc Pháp lần đầu công khai năng lực hạt nhân và thừa nhận sự cần thiết của vũ khí hạt nhân diễn ra ngay sau khi Nga kích hoạt tên lửa chiến lược tại 12 quân khu trên toàn quốc và kích hoạt toàn bộ tàu ngầm hạt nhân áp sát NATO bằng cuộc tập trận cực lớn hôm giữa tháng 2/2015.

Hiện nay, Pháp là nước thứ 4 trên thế giới sở hữu vũ khí hạt nhân sau Mỹ, Liên-xô (nay là Nga tiếp quản) và Anh. Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và Triều Tiên cũng đều là những nước hiện tại đã sở hữu vũ khí hạt nhân, trong khi Israel, mặc dù chưa công bố chính thức, nhưng cũng được cho là có kho vũ khí hạt nhân cho riêng mình.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại