Những vũ khí Trung Quốc có thể đe dọa Nhật Bản (I)

Vy Lam |

Trong bài viết trên tạp chí National Interest (Mỹ), tác giả Kyle Mizokami đã liệt kê 5 loại vũ khí Trung Quốc có thể khiến Nhật Bản phải lo ngại.

Nội dung bài viết trên tạp chí National Interest như sau:

Trong vài năm gần đây, quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản liên tục bị đẩy xuống mức thấp do những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư).

Trong khi Liên Xô, đối thủ của Nhật Bản thời Chiến tranh lạnh, chủ yếu tạo ra mối đe dọa ở phía bắc với tàu ngầm, máy bay ném bom và chiến đấu cơ, thì Trung Quốc là mối đe dọa chiến lược khác đối với Nhật Bản, chủ yếu ở khu vực phía nam biển Hoa Đông.

Quân đội Trung Quốc có khả năng "vươn vòi" tới quần đảo Senkaku, Ryukyu, cũng như lục địa Nhật Bản.

Thách thức mà quân đội Trung Quốc đặt ra đã khiến chính phủ Nhật Bản đang "tự mãn" phải bàng hoàng, khi tổ chức an ninh quốc gia của nước này hầu như không có thay đổi nào kể từ những năm 1980.

Trước tình hình đó, một hội đồng an ninh quốc gia tương tự như ở Mỹ đã được thành lập tại Nhật, các điều luật bí mật đã được thông qua và các hàng rào phòng thủ của Nhật Bản đang dịch chuyển xuống phía nam.

Dưới đây là những hệ thống vũ khí của Trung Quốc mà Tokyo nên lo ngại trong bối cảnh căng thẳng với Bắc Kinh tiếp tục tăng cao.

1. Tiêm kích tàng hình J-20

Trong thế chiến II, Nhật Bản từng mất quyền kiểm soát không phận, dẫn tới thiệt hại nặng nề. 900.000 người đã thiệt mạng do các cuộc oanh tạc trên không.

Kể từ đó, Nhật Bản đã tìm cách mua F-22, loại máy bay chiến đấu tốt nhất của Mỹ. Tuy nhiên, Washington từ chối bán tiêm kích F-22 ra nước ngoài.

Trong khi đó, các tiêm kích F-15J già cỗi đang tạo ra một lỗ hổng nguy hiểm cho Nhật Bản.

Tệ hơn nữa, Trung Quốc lại đang phát triển một mẫu máy bay có thể thâm nhập vào không phận Nhật Bản. Đó là tiêm kích tàng hình J-20.

Tiêm kích tàng hình J-20

Tiêm kích tàng hình J-20

Là tiêm kích tàng hình thế hệ năm đầu tiên của Trung Quốc, J-20 có kích cỡ lớn, thiết kế cánh delta, cùng khung thân dài rộng với 2 động cơ phản lực.

Mẫu máy bay này đang trong giai đoạn phát triển gần hoàn thiện.

Đã có 6 nguyên mẫu thực hiện bay thử nghiệm, 2 nguyên mẫu gần đây nhất được tiết lộ vào tháng 11 và 12/2014.

Không quân Mỹ ước tính, J-20 sẽ sẵn sàng hoạt động trong giai đoạn 2017 – 2019.

J-20 là máy bay chiến đấu tầm xa có khả năng tàng hình. Bộ cảm biến của máy bay sẽ bao gồm radar quét mạng pha điện tử chủ động (AESA) và hệ thống nhận biết mục tiêu quang-điện tử (EOTS).

Chúng sẽ chỉ thị mục tiêu cho các loại vũ khí chứa trong 2 khoang lớn bên trong thân máy bay.

J-20 có thể mang theo các loại tên lửa không đối không, tên lửa chống tàu và tấn công mặt đất.

Vai trò thực sự của J-20 vẫn là một ẩn số: Là máy bay chiếm ưu thế trên không với khung thân lớn, hay máy bay chiến đấu đa nhiệm với tải trọng lớn và tầm hoạt động xa.

Hoặc giống như tiêm kích F-15 Eagle của Mỹ, J-20 có thể đảm đương cả 2 vai trò này.

File:F-15J (897) of 306 Sqn waits to refuel near Okinawa, -10 May 2012 a.jpg

Tiêm kích F-15J Nhật Bản

Tuy nhiên, vai trò dễ thấy nhất của J-20 là thách thức trực tiếp tiêm kích F-15J Nhật Bản.

Khả năng tàng hình của J-20 cùng hệ thống hàng không tiên tiến có thể mang lại cho các phi công Trung Quốc lợi thế quyết định.

Trung Quốc cũng có thể dùng J-20 để chặn các máy bay tiếp tế của Nhật Bản.

Tokyo hiện có rất ít căn cứ trong khu vực có thể hỗ trợ quần đảo Senkaku.

Bên cạnh đó, trong trường hợp căn cứ không quân Naha ở Okinawa bị phá hủy, các máy bay chiến đấu Nhật Bản sẽ phải xuất kích từ đảo Kyushu.

Dù trong tình cảnh nào, các máy bay tiếp dầu cũng sẽ rất quan trọng để duy trì lực lượng.

2. Hệ thống phòng không S-400

Theo một số nguồn tin, Trung Quốc có vẻ bắt đầu xúc tiến mua (hoặc đã sắp mua được) 6 tiểu đoàn tên lửa phòng không S-400.

S-400 là một hệ thống phòng không tinh vi và sẽ rất có lợi đối với năng lực phòng không của Bắc Kinh, mặc dù nó còn hạn chế trong việc phát hiện máy bay tàng hình.

Tên lửa 40N6 của S-400 có tầm bắn tới 400 km. Nếu S-400 được triển khai tại bờ biển Trung Quốc, toàn bộ không phận Đài Loan sẽ nằm trong tầm bao phủ của nó.

Nếu Trung Quốc mua được hệ thống phòng không S-400 thì đây sẽ là mối đe dọa không nhỏ đối với Nhật Bản.

Nếu Trung Quốc mua được hệ thống phòng không S-400 thì đây sẽ là mối đe dọa không nhỏ đối với Nhật Bản.

Tương tự, S-400 là một mối lo ngại lớn với Nhật Bản, bởi nó có thể đe dọa quần đảo Senkaku.

Mặc dù S-400 không thể tấn công quần đảo Senkaku nhưng nó vẫn là vấn đề nghiêm trọng đối với Nhật Bản.

Quốc gia này thường tuần tra quần đảo Senaku bằng máy bay tuần thám P-3C Orion và các chiến đấu cơ F-15J đóng tại căn cứ Okinawa.

Nếu Trung Quốc mua được S-400 và sau đó triển khai gần quần đảo Senkaku thì Nhật Bản sẽ gặp nhiều khó khăn dù xảy ra xung đột giữa 2 nước hay chưa.

Khi chưa có xung đột, S-400 sẽ làm hạn chế các đợt tuần tra của Nhật Bản trên các quần đảo nhỏ bằng loại máy bay chậm và kém cơ động hơn như P-3C.

Trong tình huống nguy hiểm, P-3C có thể lọt vào tầm bắn của S-400 và như vậy, nó sẽ có rất ít cơ hội sống sót.

Theo tác giả Kyle Mizokami, P-3C sẽ có rất ít cơ hội sống sót nếu lọt vào tầm bắn của S-400

Theo tác giả Kyle Mizokami, P-3C sẽ có rất ít cơ hội sống sót nếu lọt vào tầm bắn của S-400

Tương tự như vậy, khi xảy ra xung đột, S-400 có thể giúp Trung Quốc duy trì ưu thế trên không đối với quần đảo này.

Trung Quốc có số lượng máy bay tiếp dầu khá hạn chế nên trong trường hợp xung đột, sẽ không thể thực hiện các chuyến tuần tra không kể ngày đêm trên quần đảo.

Trước đây, Nhật Bản chưa từng phải đối phó với mối đe dọa từ các hệ thống phòng không trên bộ.

Trong tương lai, Tokyo sẽ đầu tư mạnh hơn vào các loại máy bay tác chiến điện tử để gây nhiễu S-400 và các hệ thống tương tự.

(Còn tiếp)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại