Những quân binh chủng oai hùng của Quân đội Việt Nam

Lê Ngọc Thống |

Một đội quân đáng gờm phải thỏa mãn những yếu tố sau: Bản lĩnh, ý chí chiến đấu cao; kinh nghiệm trận mạc dày dạn; lợi thế tác chiến...

Tổ chức Global Firepower (GFP) đã xếp trong 25 quốc gia có quân đội mạnh nhất thế giới thì quân đội Việt Nam đứng thứ 23 tại khu vực ĐNA, Việt Nam xếp sau Indonesia.

Việc xếp hạng này chủ yếu dựa vào các tiêu chí như lực lượng quân số; vũ khí trang bị; nhiên liệu dự trữ cho các hoạt động quân sự…

Nói chung sự so sánh, xếp loại sức mạnh này như đã nói trên, cũng chỉ làm tham khảo, sự so sánh đó chỉ đúng trong tư thế tĩnh, khi mà quân đội không ở trong tình trạng tác chiến.

Bởi vì tạo ra sức mạnh cho quân đội còn rất nhiều yếu tố như nghệ thuật quân sự, tư tưởng quân sự, bản lĩnh, kinh nghiệm trận mạc, địa lợi…những điều này chỉ phát huy tác dụng, tạo nên sức mạnh thực sự, lớn nhất khi chiến tranh xảy ra mà thôi.

Tuy nhiên, một dân tộc cách đây 70 năm chưa có tên trên bản đồ thế giới và quân đội chỉ có 34 người được trang bị súng kíp, giáo mác.

Quân đội đó ngày nay được thế giới xếp vào tốp 23 quốc gia có quân đội mạnh nhất địa cầu là một niềm vinh dự, tự hào, một bước tiến như cổ tích thần thoại Phù Đổng của dân tộc Việt Nam ta.

Yếu tố tạo nên sức mạnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam

Chính nghĩa là yếu tố có vẻ như ai cũng hiểu nó mang tính chính trị.

Tuy nhiên ở góc độ quân sự quốc phòng thì đây yếu tố hàng đầu, cơ bản để hình thành, xây dựng và phát triển nền nghệ thuật quân sự, tư tưởng quân sự, chiến thuật độc đáo… của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Nếu cho rằng “chiến tranh nhân dân”, lối đánh sở trường…của Việt Nam là vô địch, không thế lực nào có thể phá giải…thì lại không thể phù hợp để thăng hoa với một quân đội đi xâm lược, bành trướng, một đội quân đi can thiệp vào công việc nội bộ nước khác.

Rõ ràng là quân đội Việt Nam chỉ tự vệ, phòng thủ BVTQ cho nên, không có gì khó hiểu khi quân đội Việt Nam nhỏ nhưng không yếu, trang bị không mạnh, quân số không đông nhưng luôn chiến thắng trước các thế lực xâm lược hùng mạnh là thế.

Chính nghĩa vừa là mục đích vừa là điều kiện cho quân đội Việt Nam có sức mạnh.

Truyền thống đánh giặc cũng là yếu tố mới nghe có vẻ chính trị, tuyên truyền, nhưng rất quan trọng nếu hiểu sâu và quan tâm về nó.

Thực ra, người Việt Nam chẳng ai muốn đánh giặc, muốn chiến tranh, nhưng người Việt Nam lại sinh ra trên một đất nước hình chữ S, đất nước mà hết triều đại này đến triều đại khác từ phương Bắc cứ muốn chiếm lấy bằng được.

Do đó, người Việt Nam trong hàng ngàn năm nay, từ đời này đến đời khác, luôn phải chống giặc, đánh giặc để tồn tại, đánh giặc để bảo vệ giang sơn…cho nên nó…truyền nhiễm vào máu (huyết thống) hay là thành GEN di truyền, thế thôi.

Có thể thấy rất rõ điều này, thứ nhất, bất kỳ một thanh niên Việt Nam nào bình thường trong rất hiền, chậm chạp…nhưng khi xung trận là rất nhanh, rất sáng tạo, cứ như đã được ai dạy.

Dễ hiểu là đâu phải một nước 1,4 tỷ dân thì sẽ có nhiều cầu thủ bóng đá siêu đẳng, đội bóng sẽ vô địch thế giới…mà phải có tố chất, có cái gọi là gen bóng đá mới có thể.

Thứ hai là dân tộc Việt nói chung và quân đội nói riêng, luôn phải đối đầu với quân xâm lược đông, mạnh, hung hăng…

Do đó quân đội Việt Nam là một đội quân rất có bản lĩnh và phải có bản lĩnh. Nghĩa là, dù kẻ thù có đông, mạnh, hung hăng…đến mấy cũng không sợ, dám đánh, quyết đánh và quyết thắng.

Nói như Đại tướng Võ Nguyên Giáp là “từ “sợ” không có trong từ điển quân sự Việt Nam”.

Thứ ba, trong lịch sử VN đã từng bị phương Tây xâm lăng, nhưng có một điều rất khó giải thích rõ ràng, minh bạch, là mỗi khi bị giặc phương Bắc đe dọa, xâm lược là y như rằng cả dân tộc đều kết thành một khối, khí thế chống giặc lại ngùn ngụt dâng cao ngất trời.

Chính có truyền thống đánh giặc cho nên kinh nghiệm trận mạc để BVTQ ngày càng dày dạn, đó là những kinh nghiệm quý báu được trả bằng máu xương của thế hệ đi trước mà không phải quốc gia nào cũng có được.

Như vậy, ngoài yếu tố vật chất như vũ khí trang bị… tạo ra sức mạnh cho quân đội thì tính chính nghĩa và truyền thống đánh giặc là 2 phạm trù lớn mang tính quyết định đến sức mạnh của quân đội Việt Nam.

Những quân binh chủng đáng gờm của quân đội Việt Nam

Một đội quân đáng gờm phải thỏa mãn những yếu tố sau: Bản lĩnh, ý chí chiến đấu cao; kinh nghiệm trận mạc dày dạn; đặc biệt luôn có lợi thế tác chiến và cuối cùng là vũ khí trang bị hiện đại, phù hợp với lối đánh, địa thế.

Lục quân Việt Nam (bộ binh, xe tăng, pháo binh…) là lực lượng hình thành đầu tiên của QĐNDVN.

Với lịch sử là luôn đối đầu với những đạo quân xâm lược đông và mạnh hơn gấp nhiều lần và luôn chiến thắng. Vì vậy, bản lĩnh và ý chí chiến đấu là khỏi phải bàn, đồng thời kinh nghiệm trận mạc cũng dày dạn.

Đây là lực lượng có nhiệm vụ phòng thủ BVTQ trên toàn tuyến biên giới, trên một địa hình phức tạp, hiểm trở.

Vì vậy, kẻ thù muốn triển khai, tổ chức một cuộc tấn công lớn với hàng vạn quân, hàng vạn xe tăng , pháo binh tự hành…ào ạt, đồng thời vào tuyến biên giới Việt Nam là rất khó khăn nếu như không muốn nói là không thể.

Nói theo nghĩa hình tượng thì địch chỉ có thể tấn công bằng đội hình “hàng dọc” chứ không thể “hàng ngang” để phát huy thế mạnh của những đội quân đông.

Vì thế, lợi thế địa lý và với vũ khí trang bị hiện đại như ngày nay sẽ tạo cho lục quân Việt Nam luôn chiếm ưu thế tác chiến.

Không quân Việt Nam xuất kích!

Không quân Việt Nam xuất kích!

Phòng không-không quân Việt Nam, đây là lực lượng ra đời sau lục quân nhưng đã đụng đầu với một lực lượng không quân hiện đại, thiện chiến bậc nhất thế giới-không quân Mỹ, trong một cuộc chiến tranh hiện đại, đã tạo cho PK-KQ Việt Nam một “đẳng cấp” cao.

PK-KQ Việt Nam đã khẳng định bản lĩnh, trí tuệ của mình, nhưng đó chỉ là quá khứ, cái quan trọng nhất mà quân đội Việt Nam hưởng được từ cha anh, phục vụ cho hiện tại là kinh nghiệm trận mạc.

Thế trận phòng không nhân dân, các lưới lửa phòng không, chống tập kích đường không, những trận không chiến khốc liệt…và ngay như để có cuốn “cẩm nang bìa đỏ” thì hàng ngàn chiến sỹ, sỹ quan tên lửa đã phải anh dũng hy sinh.

Tất cả, tất cả, kinh nghiệm đó đều được viết lên bằng máu xương của thế hệ cha anh chứ không phải bằng tập trận…mà có được.

Nếu như trong cuộc chiến biên giới phía Bắc, tại hướng biển, Hải quân Trung Quốc rất muốn tấn công, vì họ có lợi thế là lực lượng Hải quân Việt Nam rất yếu.

Họ không thể vì Hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô đang trấn giữ, thì tại sao Trung Quốc không dùng không quân tham gia tấn công?

Rõ ràng, lúc đó Trung Quốc rất muốn dạy cho Việt Nam, muốn tiến sát Hà Nội càng tốt, nhưng PK-KQ Việt Nam là lực lượng đáng gờm, không quân Mỹ còn ngán thì không quân Trung Quốc lúc đó…không dám thử.

Rất dễ hiểu là ngày nay, lực lượng PK-KQ được Việt Nam ưu tiên tiến thẳng lên hiện đại, đặc biệt là lực lượng không quân.

Các máy bay chiến đấu dòng Su-30 ngày càng tăng về số lượng, chất lượng để chiếm lĩnh vùng trời khu vực tác chiến tạo nên trụ cột của sức mạnh.

Điều đặc biệt là hiện nay, lực lượng không quân Việt Nam luôn luôn có đủ khả năng tác chiến trên mọi vùng biển đảo xa nhất của Tổ quốc.

Đây là thế trận rất lợi hại mà từ lợi thế địa lý, Không quân Việt Nam với lối đánh sở trường sẽ là mối nguy hiểm bậc nhất cho lực lượng tàu mặt nước của đối phương và do đó, đây cũng là lực lượng đáng gờm nhất trên Biển Đông...

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại