"Hoạt cảnh" thứ nhất!
Quả thực, Nga đã "diễn" rất sâu và rất đạt tại chiến trường Syria, khiến cả thế giới bất ngờ, Trung Đông bị rúng động, còn Mỹ-NATO cũng bị sốc nặng.
Trước hết là việc triển khai một lực lượng lớn gồm vũ khí, khí tài và nhân sự tại Syria mà các loại vệ tinh trinh sát, thông tin tình báo của Mỹ - NATO dù hết sức hiện đại và tinh nhuệ nhưng cũng gần như "mù". Mọi việc chỉ sáng tỏ khi Nga cố tính "phơi" hàng.
Tiếp đến, Mỹ - NATO được tận mắt xem "màn trình diễn hết sức sinh động" của Nga gồm: tần suất ném bom của Không quân Nga; tên lửa hành trình Kalibr được phóng lên từ biển Caspian; máy bay TU-160 phóng tên lửa Kh-101,...
Đồng thời, họ cũng được nếm mùi thế nào là "tác chiến điện tử hiện đại" với một đối thủ cứng cựa khi chứng kiến hệ thống tác chiến điện tử Nga triển khai tại Syria... Đến đây thì hoạt cảnh thứ nhất “Nga tác chiến ra sao?” đã làm cho Mỹ-NATO “mãn nhãn”…
Người Nga đã chứng minh cho Mỹ-NATO thấy rằng không chỉ có Mỹ-NATO mới có khả năng tiến hành chiến dịch quân sự xa ngoài lãnh thổ mà Nga vẫn có thừa khả năng.
Tổng thống Nga V. Putin đang có những nước đi khéo léo ở Syria và Iraq. Ảnh: Daily Beast.
Không những thế, bằng việc sử dụng lực lượng máy bay chiến lược TU-160 phóng tên lửa Kh-101; sử dụng tàu chiến loại nhỏ phóng Kalibr, Nga còn buộc Mỹ-NATO phải thay đổi nhận thức về tác chiến tầm xa, thay đổi nhận thức về tác chiến hiện đại trên biển.
Bằng việc sử dụng hệ thống phòng không hiện đại S-300, S-400 và tác chiến điện tử, Nga vẫn thừa sức lập ra một vùng cấm bay như Mỹ-NATO đã từng.
Tuy nhiên, “tác chiến ra sao” trên chiến trường Syria chưa phải là khâu quyết định thành bại cho chiến dịch quân sự mà Nga đang triển khai.
Quyết định thành bại của một chiến dịch quân sự hiện đại, dồn nén thời gian nếu như không có khả năng “đánh nhanh, thắng nhanh” thì phải có nguồn lực để duy trì chiến dịch cho đến khi đạt được mục tiêu đề ra.
Trong khi đó, nước Nga đang ở vào một tình thế bị bao vây, cô lập, cấm vận trừng phạt, giá dầu sụt giảm…thì “tác chiến trong bao lâu” như là một sự thách đố ngạo nghễ của Mỹ-NATO dành cho Nga.
Hai ngày sau khi Nga mở màn chiến dịch, 2/10, Tổng thống Mỹ khẳng định: “Bất kỳ ý định nào của Nga và Iran nhằm chống lưng ông Assad và làm yên dân chúng sẽ chỉ khiến họ sa lầy và không đạt được kết quả”.
Hai tháng sau ông Obama vẫn khẳng định Nga sẽ "bị kẹt trong một cuộc nội chiến tê liệt và không có hồi kết".
Như vậy, dù muốn hay không thì hoạt cảnh thứ nhất là Nga “tác chiến ra sao” cũng khiến Mỹ-NATO vốn lâu nay coi thường sức mạnh quân sự Nga chỉ mỗi dựa vào răn đe hạt nhân, phải choáng váng, lo sợ và “tâm phục khẩu phục”.
Tiêm kích Su-30SM của Nga hộ tống "Thiên Nga trắng" Tu-160 bắn tên lửa hành trình Kh-101 diệt IS.
"Hoạt cảnh" cuối cùng, kết thúc vở kịch
Vấn đề còn lại là Nga “tác chiến được trong bao lâu và hiệu quả thế nào” là hoạt cảnh cuối cùng kết thúc vở kịch.
Bởi lẽ, duy trì được tác chiến lâu dài nhưng hiệu quả thấp, nghĩa là càng đánh thì đối phương càng mạnh, không thay đổi được tình thế thì sự “lâu dài” sẽ trở thành thảm họa nếu như không muốn nói là sa lầy.
Nhưng nếu tác chiến có hiệu quả khiến đối phường ngày càng bị tiêu diệt thì chiến thắng chỉ là vấn đề thời gian, duy trì được sự tấn công liên tục có hiệu quả thì tất yếu dẫn đến chiến thắng. Đó là logic thắng bại của bất kỳ chiến dịch quân sự nào.
Tại sao Nga tác chiến có hiệu quả cao và tại sao Nga duy trì được tác chiến trong thời gian dài là 2 vấn đề chúng ta cần quan tâm.
Không kích trong chiến tranh hiện đại muốn đạt hiệu quả thì ngoài việc sử dụng vũ khí công nghệ cao (vũ khí thông minh) thì khâu quyết định là phát hiện và chỉ thị mục tiêu chính xác.
Phát hiện và chỉ thị mục tiêu bằng nhiều cách như bằng vệ tinh quân sự, tin tình báo…nhưng trong đó chỉ thị mục tiêu bằng trinh sát, quân báo, đặc nhiệm, của lực lượng mặt đất là rất quan trọng vì có độ tin cậy cao.
Tại Syria, Mỹ-NATO đánh giá Nga trong tác chiến tỷ lệ sử dụng vũ khí công nghệ cao thì rất thấp là không sai.
Nga chỉ dùng khi thực hiện các đòn “tấn công phẫu thuật”, vì đó là những loại vũ khí tốn rất nhiều tiền, ngoài ra Nga chỉ dùng bom thường bởi máy bay SU-24M, nhưng tại sao dù là bom thông thường mà hiệu quả vẫn cao?
Các máy bay cường kích Su-24M của Không quân Nga tại Syria.
Trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ ném xuống hàng triệu tấn bom đạn nhưng hiệu quả không cao vì Mỹ rất khó phát hiện chính xác mục tiêu khi chúng được ngụy trang, bí mật…nhưng ở Syria, Nga có một lực lượng trinh sát chỉ thị mục tiêu ở mặt đất rất tin cậy.
Vì thế không cần vũ khí công nghệ cao Nga vẫn bỏ bom trúng mục tiêu từ căn cứ huấn luyện…cho đến hầm ngầm sâu trong lòng đất.
Mặt khác, lực lượng nổi dậy, khủng bố đang ở trong thế trận tấn công “tràn ngập lãnh thổ” lật đổ Assad nên không nghĩ đến việc đưa các căn cứ, kho tàng…vào trạng thái chống máy bay, vì thế, hậu quả tổn thất nặng nề là tất nhiên.
Tổng thống Nga Putin tuyên bố, chiến dịch quân sự của Nga tại Syria tiêu tốn không bằng các cuộc tập trận lớn hàng năm của Nga và đây (tác chiến tại Syria) là cuộc tập trận có giá trị nhất.
Tổng thống Nga cho rằng, sử dụng lực lượng, vũ khí trang bị của Nga tại Syria chưa phải là tất cả những gì Nga có…
Trong khi đó giới quân sự Mỹ, sau 90 ngày Nga không kích tại Syria đã buộc phải công nhận "Người Nga không mù quáng lao vào mớ bòng bong này, họ đang đạt được một số lợi ích ngoài những tổn thất nhỏ”.
Giới chức Mỹ đã chỉ ra thực tế rằng Nga chỉ phải hứng chịu thương vong tối thiểu bất chấp việc nước này đã tiến hành 5.240 cuộc xuất kích kể từ khi bắt đầu chiến dịch đánh IS.
Máy bay tiêm kích bom đa năng Su-34 thực hành ném bom IS.
Chi phí ước tính mà điện Kremlin phải bỏ ra cho chiến dịch ở mức khiêm tốn là từ 1 đến 2 tỉ USD/năm. Đây là con số hoàn toàn nằm trong khả năng của Nga bởi ngân sách quốc phòng hàng năm của Nga là 54 tỉ USD.
Như vậy, nên nhớ rằng, tuyên bố của Tổng thống Nga và đánh giá của giới chức Mỹ không phải là chuyện đùa. Nó gây ra sự hoảng loạn, sụp đổ về tinh thần và ý chí của lực lượng đối lập, khủng bố các loại ở Syria mà hậu quả còn hơn cả một quả bom nguyên tử.
Buông Syria để Mỹ-NATO lặp lại như Lybia, Iraq thì lập tức an ninh Nga bị đe dọa thách thức nghiêm trọng. Vì thế, chiến dịch quân sự của Nga tại Syria, chiến thắng không phải là phương án. Chiến thắng là bắt buộc.
Một chân lý trong chiến tranh hiện đại là bên nào làm chủ vùng trời bên đó thắng và ngược lại.
Không có một đội quân nào tấn công hay phòng thủ thắng lợi khi bị máy bay các loại của đối phương tha hồ, thỏa mái, không bị bắn trả, cứ giã hết loại bom này đến loại bom khác vào đầu.
Chừng nào Không quân Nga làm chủ vùng trời Syria thì đối tượng tác chiến của nó chỉ có thể tồn tại 3 lựa chọn: chết, đầu hàng và tháo chạy ra nước ngoài.
Hệ thống tên lửa phòng không được cho là S-400 của Nga triển khai tại Syria.
Ngăn cản chiến thắng của Nga và liên minh trên chiến trường Syria, buộc Nga sa lầy…cách duy nhất là biến Su-30SM, S-300, S-400…của Nga đã triển khai thành đồ chơi trẻ con. Tuy thế, đến lúc này chưa ai dám thử.
Đã đến lúc các thế lực thù địch của Nga hãy quên đi việc lật đổ chế độ Assad bằng quân sự. Đã đến lúc hãy quên chuyện đi, ở, của Assad, chuyện đó để người dân Syria quyết định.
Thế trận của Nga là không thể đảo ngược, chỉ có thể tìm ra một giải pháp chính trị ổn định, hòa bình cho Syria.