Những công trình ấn tượng

Bảo Lâm |

Chào mừng Đại hội Đảng bộ Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (CNQP) lần thứ IX và hướng tới Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ X, Tổng cục CNQP đã tổ chức lễ gắn biển và đưa vào sử dụng, khai thác một số dây chuyền sản xuất, công trình xây dựng tiêu biểu ở các nhà máy, viện nghiên cứu trong tổng cục...

Dây chuyền sản xuất súng bộ binh thế hệ mới tại Nhà máy Z111.

Đây là dự án đầu tư trọng điểm của Bộ Quốc phòng, giao cho Tổng cục CNQP chủ trì triển khai thực hiện và Nhà máy Z111 được giao nhiệm vụ là chủ đầu tư.

Dự án được triển khai xây dựng, lắp đặt dây chuyền công nghệ thiết bị đồng bộ, chế tạo hoàn chỉnh sản phẩm súng Galil và các sản phẩm (lưỡi lê, hộp tiếp đạn, dây đeo, dây chuyền lắp ráp kính ngắm Mepro).

Trong đó, có các hạng mục: 1 nhà máy với 19 dây chuyền công nghệ chính và 1.000 đầu thiết bị như:

Xưởng gia công cơ khí, xưởng sản xuất nòng, xưởng nhiệt luyện, xưởng mạ crom, xưởng phốt phát hóa, xưởng sơn, xưởng rèn nòng, xưởng đúc chính xác, xưởng sản xuất các chi tiết cao su, xưởng sản xuất chi tiết nhựa, xưởng sản xuất lò xo, xưởng sản xuất hộp tiếp đạn, xưởng may, xưởng hỗ trợ cơ khí, xưởng tổng lắp súng, xưởng tổng lắp kính ngắm Metroligh, phòng nghiên cứu phát triển, bộ phận nghiên cứu kỹ thuật, phòng thí nghiệm, phòng LAB, trường bắn.

Ngoài ra, còn có các công trình phụ trợ như: Nhà điều hành, nhà ở, hội trường, nhà ăn ca, hệ thống giao thông nội bộ, hệ thống cung cấp điện, nước, khí nén và kho cất giữ, bảo quản.


Một góc dây chuyền sản xuất súng bộ binh thế hệ mới tại Nhà máy Z111. Ảnh: Đăng Khoa.

Một góc dây chuyền sản xuất súng bộ binh thế hệ mới tại Nhà máy Z111. Ảnh: Đăng Khoa.

Đến nay, Nhà máy Z111 đã cơ bản hoàn thành việc chuyển giao công nghệ, lắp đặt máy móc, thiết bị và chế thử hơn 3.000 khẩu súng Galil, được Hội đồng nghiệm thu cấp Tổng cục CNQP và Tổ Kỹ thuật Hội đồng nghiệm thu cấp Bộ Quốc phòng kiểm tra, đánh giá bảo đảm yêu cầu, chất lượng, phục vụ kịp thời lễ diễu binh chào mừng Quốc khánh mùng 2-9.

Dây chuyền sản xuất thuốc nổ TNT - Nhà máy Z113

Dây chuyền được đầu tư thiết bị công nghệ đồng bộ để sản xuất thuốc nổ TNT quân sự, đồng thời có thể tận dụng để sản xuất thuốc nổ TNT công nghiệp, gồm các hạng mục chính:

Xây mới 11 nhà xưởng; thiết bị công nghệ nitro hóa, công nghệ sấy khô tạo vảy, thiết bị xử lý axit phế thải, xử lý nước thải, thiết bị cất trữ nguyên vật liệu, thiết bị vật tư phân phối điện; hệ thống điều khiển theo dõi; máy, phương tiện phân tích lý hóa; thiết bị cơ khí và thiết bị vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm; hệ thống cấp điện nước, nhiệt, khí nén, hệ thống thông tin liên lạc và phòng, chống cháy nổ... công suất đạt 3.000 tấn/năm; tổng mức đầu tư hơn 400 tỷ đồng. Hiện, dây chuyền đã được nghiệm thu và đưa vào sản xuất, chế thử sản phẩm.

Dây chuyền sản xuất thuốc nổ Hecxogen (RDX) - Nhà máy Z195

Dây chuyền có tổng mức đầu tư 114 tỷ đồng, bao gồm: Nhà điều khiển trung tâm, xưởng dây chuyền RDX, ụ phòng nổ, máy nén, bể xử lý, cung cấp nước công nghệ, kho chứa sản phẩm RDX, hệ thống bảo đảm kỹ thuật... và 4 công đoạn sản xuất:

Công đoạn nitro hóa và phân hủy; công đoạn an định và thuần hóa; công đoạn hấp thụ khí NO3 và chứa axits. Công suất đạt 65kg/h.

Dây chuyền đã được nghiệm thu cấp Bộ Quốc phòng, hiện đang trong giai đoạn chế thử sản phẩm Thuốc nổ RDX, A-IX-1 bảo đảm an toàn, chất lượng.

Dây chuyền sản xuất thuốc và nhiên liệu tên lửa Balistit của Viện Thuốc phóng – Thuốc nổ

Dây chuyền có tổng mức đầu tư 82 tỷ đồng từ nguồn vốn đầu tư của Nhà nước cho khoa học công nghệ, gồm 8 thiết bị chính:

Tủ sấy nhiên liệu, thiết bị cấp liệu, máy ép đùn nhiên liệu, cụm thân máy ép, cụm bầu ép, khuôn đúc thỏi nhiên liệu, bộ phận gia nhiệt máy ép, máy cắt thỏi nhiên liệu, thiết bị thường hóa thỏi nhiên liệu, hệ thiết bị đo áp suất ép, cơ cấu tháo lắp, gá giữ bầu ép và cơ cấu cứu hỏa; 1 nhà xưởng có tổng diện tích 200m2, với 9 phòng chức năng:

Phòng chuẩn bị nhiên liệu, phòng điều khiển, phòng sấy thuốc và thường hóa, phòng ép đùn, phòng cắt, phòng tổng hợp và tinh chế, phòng sấy, bảo quản axít, phòng tổng hợp LG, DG, DINA, phòng công nghệ thuốc phóng. Đây là dây chuyền do Viện Thuốc phóng - Thuốc nổ tự thiết kế, chế tạo, đạt công suất 10kg/giờ.

Dây chuyền được đưa vào sản xuất thành công thỏi nhiên liệu dùng cho lên lửa I, nhiên liệu Balistit kích thước nhỏ, thay thế cho sản phẩm nhập ngoại.

Công trình xây dựng hiện đại hóa cơ sở vật chất, kỹ thuật - Viện Vũ khí.

Công trình được khởi công xây dựng quý 1-2013, bao gồm 1 tòa nhà cao 15 tầng với tổng diện tích xây dựng 849m2, diện tích mặt sàn 8.100m2, có 13 phòng làm việc chức năng.

Hầm bắn ngầm chiều dài 120m; diện tích xây dựng 883m2; diện tích sử dụng 660m2, đạt tiêu chuẩn hầm bắn cấp II.

Xưởng chế thử sản phẩm với diện tích xây dựng 1.750m2, đạt tiêu chuẩn công trình cấp III. Đầu tư mua mới thiết bị công nghệ chế tạo, lắp ráp, thử nghiệm và kiểm tra mạch điện tử; thiết bị cho hầm bắn ngầm; thiết bị phục vụ nghiên cứu thiết kế và phần mềm lập trình gia công chi tiết sản phẩm.

Ngoài các hạng mục chính còn có các hạng mục phụ trợ như: Trạm biến áp - máy phát điện, hệ thống cấp thoát nước, nhà để xe... Tổng mức đầu tư 252 tỷ đồng.

Công trình được khánh thành và đưa vào sử dụng tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho cán bộ, kỹ sư của Viện Vũ khí thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, nâng cao năng lực, từng bước làm chủ công nghệ thiết kế vũ khí, khí tài, đáp ứng yêu cầu trang bị vũ khí, khí tài cho bộ đội huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại