Mỗi ngày, từ con tàu sân bay khổng lồ này, các chiến đấu cơ Mỹ xuất kích để thực hiện nhiệm vụ thường nhật, đó là tiêu diệt các phần tử cực đoan của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Iraq và Syria.
Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt, có cảng nhà tại San Diego (California), đã trở thành yếu tố quan trọng trong chiến dịch chống IS của liên minh do Mỹ dẫn đầu.
Con tàu dài 330m triển khai tại Vịnh Ba Tư là ngôi nhà cho khoảng 5.000 thủy thủ, phi công hải quân và nhân viên không quân của Hải quân Mỹ. Nó mang theo khoảng 70 máy bay để tham gia cuộc chiến chống lại các phần tử cực đoan.
Các phi công trên tàu đều đã thực hiện nhiều nhiệm vụ ở cả Iraq và Syria, đây là một phần trong 6.800 cuộc không kích do liên minh tiến hành kể từ tháng 8/2014. Khoảng 20% các cuộc không kích của liên minh do máy bay chiến đấu trên tàu Roosevelt thực hiện.
Dưới đây là một số hình ảnh về cuộc sống trên tàu Roosevelt do hãng thông tấn AP mới ghi nhận:
Nhân viên lái xe kéo trên tàu, với áo màu xanh dương.
2 nhân viên trong màu áo vàng đang giám sát quá trình cất cánh của chiến đấu cơ từ boong tàu sân bay Roosevelt
Nhóm nhân viên cứu hộ, với màu áo đỏ, chăm chú quan sát hoạt động của máy bay trên tàu để kịp thời ứng phó những tình huống bất ngờ.
Các thợ cơ khí, với màu áo xanh lá cây, đang bảo dưỡng bánh đáp của một chiếc máy bay trong nhà chứa trên tàu.
Chuẩn Đô đốc Roy Kelley, chỉ huy nhóm tác chiến tàu sân bay số 12, bên trong đài chỉ huy của tàu Roosevelt.
2 thủy thủ Hải quân Mỹ trò chuyện trong một phòng ăn tập thể trên tàu. Các phòng ăn tập thể của tàu Roosevelt phục vụ tới 18.000 xuất ăn cho các thủy thủ hàng ngày.
Các thủy thủ trên tàu trong bộ đồng phục trắng chuẩn bị cho lễ tưởng niệm ngày 11/9.
Khu vực luyện tập thể chất trên tàu
Những lá cờ Mỹ được treo trên khung cửa để trang trí.
Một phi công trên tàu chăm chú đọc quyển tạp chí về các loại vũ khí.