Những công nghệ quân sự Nga-Mỹ yếu kém nhất

Nhật Huy |

(Soha.vn) - Mặc dù là 2 cường quốc quân sự hàng đầu thế giới trong một thời gian dài, nhưng cả Mỹ và Nga không phải lúc nào cũng là nước dẫn đầu trong công nghệ quân sự.

Dưới đây là một số lĩnh vực tiêu biểu mà 2 siêu cường này không thể nắm giữ vị trí số 1:

1. Súng ngắn

Trong gần như suốt thế kỷ 20, mẫu súng ngắn tiêu chuẩn của quân đội Mỹ là khẩu M1911, một thiết kế của người Mỹ. Tuy nhiên, từ đầu những năm 90, M1911 bị thay thế bởi khẩu M9 của Beretta, một hãng sản xuất vũ khí cá nhân của Ý ra đời từ năm 1526, nghĩa là còn lâu đời hơn chính nước Mỹ. So với M1911, M9 có thiết kế hiện đại và nhẹ hơn. Nó sử dụng loại đạn 9mm có sức công phá thấp hơn của M1911, nhưng nhờ vậy cũng làm tăng độ chính xác do sức giật thấp hơn. Ngoài ra, hộp tiếp đạn của M9 có thể chứa 15 viên, thay vì 7 viên của M1911.

Beretta M9
M1911 trong một cảnh của phim “Black Hawk Down”. Delta Force là một trong số ít các đơn vị của quân đội Mỹ vẫn sử dụng M1911
M1911 trong một cảnh của phim “Black Hawk Down”. Delta Force là một trong số ít các đơn vị của quân đội Mỹ vẫn sử dụng M1911

Ngoài Beretta, châu Âu còn có nhiều hãng danh tiếng khác với những mẫu súng ngắn được sử dụng rộng rãi trong các lực lượng quân đội và cảnh sát toàn thế giới, như SIG Sauer, H&K của Đức, Glock của Áo, FN của Bỉ.

Vừa qua Nga có ý định đặt mua các mẫu Glock 17 và Glock 26 để trang bị cho các đơn vị đặc nhiệm của mình. Tuy nhiên phi vụ này đã trở thành một scandal lớn khi truyền thông phát hiện ra giá trị của hợp đồng lên đến 6.000 USD một khẩu, trong khi thông thường con số này chỉ khoảng 1.500 USD. Báo giới nước này gọi đây là những khẩu súng làm bằng vàng. Bộ Quốc Phòng Nga sau đó đã phải hủy bỏ kế hoạch này và phó giám đốc phụ trách các hợp đồng quốc phòng, Alexander Dombrowsk, phải từ chức.

Glock 17 là một trong những mẫu súng ngắn được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới
Glock 17 là một trong những mẫu súng ngắn được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới

Pháo tự hành

Loại pháo tự hành mà Mỹ đang sử dụng hiện nay, M109 Paladin, được thiết kế từ những năm 60 của thế kỷ trước, và mặc dù đã được nâng cấp nhiều lần nhưng nhìn chung là đã khá lạc hậu. Nga hiện đang sử dụng pháo tự hành MSTA-S 2S19. Nó ra đời sau M109 khá lâu, từ năm 1989, và vẫn là một loại vũ khí đáng sợ, như đã được chứng minh trong các cuộc chiến ở Chechnya. Tuy nhiên, nó cũng có nhiều hạn chế khi so với những mẫu pháo tự hành hiện đại ra đời sau này, đặc biệt là tại châu Âu.

MSTA-S 2S19
MSTA-S 2S19

Một đặc điểm của pháo tự hành hiện đại là khả năng bắn liên tiếp nhiều phát đạn nhưng sẽ đến mục tiêu cùng lúc, bằng cách thay đổi góc bắn và lượng thuốc đẩy sau mỗi lần khai hỏa. Viên đạn được bắn với góc cao hơn sẽ mất nhiều thời gian để đến mục tiêu hơn. Tiêu biểu là PzH 2000 do Đức sản xuất. Nó có thể bắn ra 5 viên đạn đến mục tiêu cùng lúc. Hay như Archer của Thụy Điển và G6 của Nam Phi, chúng có thể bắn phá mục tiêu với 6 phát đạn cùng lúc.

PzH 2000 tác chiến tại Afghanistan
PzH 2000 tác chiến tại Afghanistan

Một xu hướng mới khác hiện nay là phát triển pháo tự hành trên bánh hơi thay vì bánh xích. Tiêu biểu là mẫu Archer, Caesar của Pháp, và G6 của Nam Phi. Xe bánh hơi tất nhiên có khả năng vượt địa hình kém hơn xe bánh xích. Nhưng ngược lại nó có chi phí vận hành thấp và gọn nhẹ hơn, giúp tăng tính cơ động. Một khẩu Caesar có trọng lượng chỉ 18 tấn, cho phép nó có thể được chuyên chở bên trong một chiếc C-130.

Pháo tự hành Archer
Pháo tự hành Archer

Ngoài ra, những mẫu pháo tự hành hiện nay được ứng dụng nhiều công nghệ tự động, cho phép giảm quy mô tổ lái chỉ còn từ 3-4 người, thay vì 5 như ở MSTA-S 2S19.

Pháo tự hành Caesar tham chiến tại Afghanistan
Pháo tự hành Caesar tham chiến tại Afghanistan

(Còn tiếp)

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại