Nga-Trung có hậm hực khi Mỹ kiếm lời lớn nhờ... bất ổn?

Để đối phó với nguy cơ có thể xảy ra do thế giới có nhiều bất ổn, Mỹ liên tiếp nhận được những lời đề nghị bán vũ khí từ đồng minh.

Theo Space Daily dẫn nguồn từ Cơ quan hợp tác an ninh quốc phòng Mỹ cho biết, các đồng minh của họ đang muốn mua sắm hơn 800 triệu USD các tên lửa, trực thăng và xe bọc thép từ các công ty sản xuất vũ khí của Mỹ. Trong ảnh: Trực thăng Huey II của Philippines.

Theo nguồn tin trên ba gói mua sắm lớn nhất theo Chương trình quân sự nước ngoài Mỹ là từ Ba Lan, Li-băng và Pakistan. Cả ba thương vụ này đã được Bộ Ngoại giao Mỹ thông qua, tiếp đó sẽ thông báo với Quốc hội Mỹ. Trong ảnh: Trực thăng Huey II của Philippines.

Là một thành viên trong khối NATO nên không khó hiểu khi hợp đồng quân sự của Ba Lan có giá trị lớn nhất, bởi cũng như các quốc gia châu Âu khác họ đang cảm thấy bị đe dọa bởi tình hình căng thẳng ở Ukraine. Trong ảnh: Trực thăng Huey II.

Ba Lan đề xuất mua 40 tên lửa hành trình tầm xa không đối không AGM-158 và nâng cấp các máy bay F-16 với các thiết bị, bộ phận, dịch vụ huấn luyện và hậu cần liên quan. Trị giá hợp đồng này vào khoảng 500 triệu USD. Hãng Lockheed Martin sẽ là nhà thầu chính.

“Gói mua sắm này sẽ tăng cường khả năng đối phó của Ba Lan trước các mối đe dọa tương lai của các hệ thống vũ khí mặt đất và trên không của đối phương. Ba Lan sẽ củng cố được khả năng răn đe trước các mối đe dọa trong khu vực cũng như sứ mạnh quốc phòng trong nước”, một đại diện hãng Lockheed Martin cho biết.

Phát biểu về lý do Mỹ đồng thời bán tên lửa hành trình AGM-158 JASSM và bật đèn xanh nâng cấp tiêm kích F-16 cho Ba Lan, đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết việc nâng cấp F-16 để chúng có khả năng mang AGM-158.

Phản ứng sau tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ khi thông qua hợp đồng này với Ba Lan, một số chuyên gia đánh giá đây không đơn thuần là sự chấp thuận một hợp đồng mua bán, mà là một quyết định có ý nghĩa chiến lược.

Tuy nhiên để nhận được đồng ý của Mỹ, Bộ Quốc phòng Ba Lan đã phải gửi yêu cầu mua JASSM từ năm 2012 trong khuôn khổ kế hoạch hiện đại hóa quân đội trong 10 năm tới.

Việc Bộ ngoại giao Mỹ đồng ý thông qua hợp đồng này không có nghĩa là Ba Lan sẽ nhanh chóng nhận được tên lửa AGM-158. Việc sản xuất chúng nhanh nhất cũng kéo dài không dưới 18 tháng, ngoài ra, còn phải nâng cấp máy bay, huấn luyện phi công và xây dựng quy trình sử dụng vũ khí này.

Trong khi đó, Pakistan đề xuất mua 160 xe thiết giáp chống mìn (MRAP), các phương tiện, bộ phận sửa chữa, dịch vụ huấn luyện với tổng trị giá 198 triệu USD. Gói mua sắm của Pakistan sẽ giúp binh lính nước này hoạt động hiệu quả trong những khu vực phức tạp, và cải thiện tính tương thích của hệ thống vũ khí Pakistan với các lực lượng của Mỹ.

Hợp đồng lớn thứ ba là 18 chiếc trực thăng Huey II do Li-băng đề xuất nhằm đối phó với các mối đe đọa an ninh trong nước và an ninh biên giới, cứu trợ cứu nạn, chống buôn lậu ma túy. Giá trị hợp đồng này là 180 triệu USD. Trong ảnh: Trực thăng Huey II của Philippines.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại