Nga sản xuất lượng lớn tên lửa Proton-M nhằm mục đích gì?

Ngọc Hòa |

Nga vừa công khai kế hoạch sản xuất số lượng lớn tên lửa Proton-M, theo đó Moscow sẽ sản xuất khoảng 12 tên lửa mỗi năm.

Sản xuất nhiều để bán?

Thông tin này được hãng thông tấn TASS ngày 24/11 dẫn thông báo của Phó Tổng giám đốc Trung tâm vũ trụ Khrunichev kiêm Thiết kế trưởng của Cục Thiết kế Salyut của Nga, ông Yuri Bakhvalov, cho biết trung tâm này có kế hoạch sản xuất hơn 10 tên lửa đẩy Proton-M vào năm 2015.

"Mục tiêu của chúng tôi là đạt được mức sản xuất 12 tên lửa Proton/năm. Tuy nhiên, không phải luôn luôn như vậy. Tới nay, chúng tôi có kế hoạch sản xuất 12 tên lửa. Nếu một số nhiệm vụ không còn mang tính cấp bách, chúng tôi sẽ sản xuất ít hơn", ông Khrunichev cho biết thêm.

Theo kế hoạch được Nga công bố trước đó, nước này dự định sử dụng tên lửa đẩy Proton-M đến năm 2025, nhưng Nga không tiết lộ sẽ dùng số tên lửa này vào nhiệm vụ cụ thể nào.

Tuy nhiên, căn cứ vào kế hoạch đầy tham vọng của Moscow hồi năm 2012 về chinh phục vũ trụ cho thấy, nhiều khả chúng sẽ được dùng vào nhiệm vụ này và có khả năng, một phần trong số đó được dùng để xuất khẩu.

Tên lửa đẩy Proton-M

Tên lửa đẩy Proton-M

Mỹ vẫn tiếp tục phải phụ thuộc Nga

Nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào tên lửa do Nga sản xuất của Mỹ đã bị dội gáo nước lạnh khi ngày 28/10, tên lửa đẩy không người lái Antares của Mỹ đã phát nổ khi vừa rời bệ phóng trực chỉ Trạm Không gian Quốc tế (ISS).

Antares, tên lửa 14 tầng do tập đoàn Orbital chế tạo, đã phát nổ chỉ 6 giây sau khi rời khỏi bệ phóng ở khu vực thử nghiệm Wallops Flight Facility, bang Virginia.

Vào thời điểm phát nổ, Antares mang theo tàu chở hàng Cygnus chứa 2,2 tấn hàng hóa cung cấp cho 6 phi hành gia trên ISS. Đây là hợp đồng thứ ba do Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) ký kết với Orbital nhằm tiếp tế cho các phi hành gia đang hoạt động trên trạm không gian này.

Phó Chủ tịch điều hành Orbital Frank Culbertson phát biểu trước khi tên lửa rời bệ phóng: “Hơn 2,2 tấn hàng hóa, bao gồm thiết bị nghiên cứu khoa học, quần áo, thực phẩm, dụng cụ và phụ tùng thay thế sẽ được gửi tới phi hành đoàn”.

Sau vụ việc, bệ phóng tên lửa và cơ sở hạ tầng hỗ trợ tại Wallops Flight Facility bị hư hỏng nặng nhưng không có người nào bị thương. Nhiều khả năng động cơ AJ-26 được sử dụng để nâng tên lửa ra khỏi bệ phóng gặp sự cố làm Antares phát nổ.

Được biết đây là thất bại thứ hai kể từ vụ phóng tên lửa lên quỹ đạo hồi tháng 8/2014. Theo Lenta, tên lửa đẩy vệ tinh Falcon 9R đã bất ngờ phát nổ ngay sau khi rời bệ phóng tại trung tâm thử nghiệm tại bang Texas.

Theo công bố ban đầu về nguyên nhân của vụ tai nạn được đại diện công ty SpaceX - nơi phát triển tên lửa Falcon 9R, John Taylor cho biết, vụ thử thất bị là do "động cơ tên lửa hoạt động bất thường".

Ông J. Taylor cho biết thêm: "Trong quá trình phóng, chúng tôi đã phát hiện những bất thường trong hoạt động của động cơ làm hệ thống điều khiển tên lửa mất kiểm soát".

Việc SpaceX phát triển tên lửa Falcon 9R nhằm thay thế loại động cơ RD-180 được trang bị tên lửa đẩy Proton-M hiện Mỹ vẫn phải mua từ Nga. Tuy nhiên hồi tháng 5/2014, Tòa án liên bang Mỹ đã ban lệnh cấm các công ty Mỹ mua loại tên lửa này từ Nga và thay vào đó phải là những tên lửa do Mỹ tự sản xuất.

Động cơ RD-180 hiện đang được Mỹ sử dụng để vận hành tên lửa đẩy Atlas V chuyên vận chuyển hàng hóa quân sự và dân sự vào không gian.

"Các động cơ tên lửa của Nga đạt chất lượng tốt nhất trên thế giới. RD-180 là động cơ đạt hiệu quả hoạt động tốt nhất và giá thấp nhất để Mỹ đưa hàng hóa an toàn vào không gian", tờ Global Post dẫn lời Royce Dalby, chuyên gia hệ thống vũ trụ kiêm giám đốc quản lý công ty tư vấn quốc phòng và hàng không vũ trụ Avascent tại Washington.

Trung bình hàng năm, Mỹ phóng từ 8 - 9 vệ tinh bằng tên lửa Atlas V. Không chỉ chương trình hàng không vũ trụ, các hệ thống an ninh quốc gia quan trọng của Mỹ cùng sẽ không thể hoạt động nếu thiếu động cơ tên lửa RD-180.

Theo chuyên gia Dalby, trong vòng 24 tháng tới, Mỹ sẽ sử dụng tên lửa đẩy Atlas V để phóng 4 vệ tinh do thám cho Trung tâm Do thám quốc gia (NRO), một vệ tinh hình ảnh, 2 vệ tinh thời tiết, 4 vệ tinh GPS, 3 vệ tinh truyền thông quân sự, 2 vụ vận chuyển hàng cho Không quân và một vệ tính khoa học của NASA.

Để giảm phụ thuộc và tiến tới ngừng sử dụng động cơ của Nga, ngay từ thời điểm này, giới chuyên gia Mỹ đang đưa ra nhiều phương án thay thế cho động cơ RD-180 bao gồm tên lửa đẩy Falcon của Tập đoàn SpaceX. Tuy nhiên, kích thước của Falcon lại quá nhỏ và không thể chuyên chở phần lớn hàng hóa quân sự như tên lửa đẩy Atlas.

Vì vậy, động cơ RD-180 vẫn là lựa chọn số 1 của Mỹ: "Không có RD-180, sẽ là thảm họa cho an ninh quốc gia của Mỹ. Tên lửa đẩy Atlas V là phương tiện thiết yếu để vận chuyển các mặt hàng dân sự và quân sự vào không gian", John Logsdon, nhà sáng lập kiêm giám đốc Viện chính sách vũ trụ tại Đại học George Washington cho biết.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại