Nga khiến Trung Quốc "vỡ mộng" đóng tàu đổ bộ giá rẻ ở Ukraine

Nhật Minh |

Từng đàm phán mua tàu đổ bộ với Nga nhưng không thành, TQ tìm sang Ukraine để có mức giá rẻ hơn. Tuy nhiên, việc Nga sáp nhập Crimea đã khiến thương vụ này rơi vào cảnh trớ trêu.

Trung Quốc vỡ mộng

Theo một bài viết trên tờ Vzglyad, Nga và Trung Quốc được cho là đã đạt một thỏa thuận mới, trong đó các tàu đổ bộ đệm khí (LCAC) lớp Zubr sẽ được hoàn thiện tại Trung Quốc.

Hợp đồng này ban đầu được ký kết giữa Trung Quốc và Ukraine.

Vzglyad dẫn nguồn tin trong ngành công nghiệp đóng tàu Nga cho biết, các tàu đổ bộ lớp Zubr vốn dự kiến được chế tạo theo thỏa thuận với Tập đoàn công nghiệp quốc phòng Ukraine tại nhà máy đóng tàu Feodosiya ở Crimea, trước khi Nga sáp nhập vùng đất này.

Giờ đây, có vẻ như tập đoàn nhà nước Rosoboronexport của Nga sẽ chịu trách nhiệm hoàn thành nốt thương vụ này.

Ukraine không có độc quyền chế tạo và kinh doanh các tàu đổ bộ đệm khí Zubr, bởi theo Vzglyad, công nghệ thuộc về Nga.

Để tránh sự phản đối từ Nga, Ukraine đã tiến hành một số điều chỉnh nhỏ đối với con tàu và đổi tên nó từ đề án 123.2 thành tàu đổ bộ đệm khí lớp Zubr, đề án 958.

Theo các điều khoản trong hợp đồng, mùa xuân năm ngoái, Ukraine đã chuyển giao 2 tàu Zubr cho Trung Quốc.

According to eyewitnesses and pictures, on March 1st, 2014 in Feodosiya, Crimea, the second Zubr (project 1232.2) amphibious hovercraft for the Chinese Navy (PLAN) was rushed on its way to China ahead of schedule (before all trials were conducted). The obivous reason of this sudden move was to avoid any damage to the vessel in case the situation in Crimea deteriorated.

Hai chiếc tàu kéo được cho là đang kéo chiếc tàu Zubr thứ 2 tới tàu vận tải để rời cảng Feodosiya (Crimea) đưa về Trung Quốc hồi đầu tháng 3/2014.

Trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Nga, Vassily Kashin, một nhà nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm phân tích Chiến lược và Công nghệ (trụ sở tại Moscow) cho hay:

Nga từng đàm phán với Trung Quốc về khả năng cung cấp tàu đổ bộ đệm khí cho nước này. Tuy nhiên, Moscow muốn thúc đẩy một thương vụ lớn hơn, cả về giá cả và số lượng. Điều đó đã khiến Trung Quốc quay sang Ukraine với một mức giá thấp hơn nhiều.

Kashin cho biết, hiện tại, những điều khoản mà Nga đưa ra trong thỏa thuận vẫn được giữ kín, tuy nhiên, thỏa thuận này có bao gồm việc hợp tác đóng tàu.

Có vẻ như hạm đội của Trung Quốc sẽ không chỉ có 4 tàu LCAC mà có vẻ sẽ sản xuất hàng loạt loại tàu này.

Trung Quốc chỉ cần tàu, bất chấp tình hình Nga - Ukraine

Trong một cuộc phỏng vấn với Thời báo Hoàn Cầu, Li Jie, chuyên gia phân tích quân sự Trung Quốc cho biết, mặc dù không có xác nhận từ bên nào nhưng những nhận định từ các nguồn tin do bài báo trên Vzglyad dẫn lại nhiều khả năng là đúng.

Theo Li Jie, bất kể tình hình giữa Ukraine và Nga thay đổi thế nào, Trung Quốc không muốn điều đó ảnh hưởng tới kế hoạch nhập khẩu các thiết bị quân sự và công nghệ của mình.

Vì quyền lợi đối với tàu Zubr, Trung Quốc từ chối can thiệp vào vấn đề Ukraine.

Li Jie cho hay, bất kể con tàu có nguồn gốc từ quốc gia nào, hay định danh là gì, Trung Quốc chỉ muốn có được một hạm đội tàu đổ bộ đệm khí.

Zubr là lớp tàu đổ bộ đệm khí lớn nhất thế giới, có thể đạt tốc độ lên đến 60 hải lý. Tàu có thể chở theo 500 lính, 3 xe tăng hoặc 10 xe chiến đấu trên bộ.

Theo Li Jie, bất kể tàu Zubr có nguồn gốc từ quốc gia nào, hay định danh là gì, Trung Quốc chỉ muốn có được một hạm đội tàu đổ bộ đệm khí.

Theo Li Jie, bất kể tàu Zubr có nguồn gốc từ quốc gia nào, hay định danh là gì, Trung Quốc chỉ muốn có được một hạm đội tàu đổ bộ đệm khí.

Theo Li Jie, Zubr là lớp tàu đổ bộ đệm khí tốt nhất thế giới so với các tàu cùng loại, có thể mang mức tải trọng vượt xa những tàu đệm khí tương tự của Mỹ.

Do con tàu phù hợp đế tác chiến tại các đảo và đá ngầm, nó có thể sẽ được triển khai trong các chiến dịch mà Trung Quốc gọi là "khẳng định tuyên bố chủ quyền” ở Biển Đông và Hoa Đông (thực chất là thực hiện tham vọng bành trướng của họ tại 2 khu vực này).

Trước đó, theo tạp chí quốc phòng Kanwa Defense Review (trụ sở tại Canada), đã có xích mích giữa Trung Quốc, Nga và Ukraine về thỏa thuận đóng 4 tàu Zubr do Ukraine ký kết với Trung Quốc.

Ukrspetsexport, tập đoàn xuất khẩu vũ khí quốc doanh của Ukraine, hy vọng rằng số tiền 14 triệu USD còn lại theo hợp đồng sẽ được trả cho họ.

Trong khi đó, Nga cho rằng, số tiền này cần được trả trực tiếp cho nhà máy Feodosiya, giờ đang nằm dưới quyền kiểm soát của Nga.

Trung Quốc muốn trả số tiền còn lại trực tiếp cho nhà máy ở Crimea bởi Ukraine đã mất khả năng đóng các tàu đệm khí này sau cuộc khủng hoảng Crimea.

Trung Quốc chỉ có thể nhận được công nghệ, dịch vụ bảo dưỡng và huấn luyện mà nước này cần từ nhà máy đóng tàu của Crimea.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại