Nga bán động cơ cho Mỹ sau vụ tên lửa nổ tung

Quang Hưng |

Bất chấp quan hệ căng thẳng giữa Washington và Moscow, Nga vẫn sẽ đảm bảo việc cung cấp động cơ RD-180 cho tên lửa đẩy của Mỹ.

“Động cơ RD-180 được sử dụng cho tên lửa đẩy Atlas của Mỹ và hiện tại đang có nhiều lo ngại rằng việc cung cấp động cơ này cho Mỹ sẽ bị ảnh hưởng bởi quan hệ song phương căng thẳng giữa Washington và Moscow.

Hơn nữa rất nhiều tên lửa đẩy Atlas nằm trong đơn đặt hàng của Bộ Quốc phòng Mỹ”, kĩ sư vật lý Roald Sagdeev, thành viên của Học viện Khoa học Nga nói trong một sự kiện bên lề của hội nghị Liên hiệp khoa học (RASA) ở Boston, Mỹ.

Theo ông Sagdeev, những sự kiện gần đây chỉ ra rằng Nga sẽ không thay đổi nguồn cung động cơ RD-180 và công việc chắc chắn vẫn sẽ được tiếp tục. Đây là một tín hiệu tích cực vì ngay cả khi động cơ này liên quan đến lĩnh vực nhạy cảm như quốc phòng, nghĩa vụ hợp đồng vẫn sẽ được Nga hoàn thành.

Động cơ RD-180 do Nga sản xuất là sản phẩm kế nhiệm của động cơ RD-170 thời Liên Xô và đã được lắp đặt lần đầu tiên trên tên lửa Atlas III của Mỹ vào năm 2000. Mỹ hiện đang sử dụng thế hệ tên lửa Atlas V.

Nga vẫn sẽ hoàn thành hợp đồng cung cấp động cơ tên lửa đẩy cho Mỹ
Nga vẫn sẽ hoàn thành hợp đồng cung cấp động cơ tên lửa đẩy cho Mỹ

Còn nhớ cách đây không lâu, ngày 28/10, tên lửa đẩy không người lái Antares của Mỹ đã phát nổ khi vừa rời bệ phóng trực chỉ Trạm Không gian Quốc tế (ISS).

Antares, tên lửa 14 tầng do tập đoàn Orbital chế tạo, đã phát nổ chỉ 6 giây sau khi rời khỏi bệ phóng ở khu vực thử nghiệm Wallops Flight Facility, bang Virginia.

Vào thời điểm phát nổ, Antares mang theo tàu chở hàng Cygnus chứa 2,2 tấn hàng hóa cung cấp cho 6 phi hành gia trên ISS. Đây là hợp đồng thứ ba do Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) ký kết với Orbital nhằm tiếp tế cho các phi hành gia đang hoạt động trên trạm không gian này.

Phó Chủ tịch điều hành Orbital Frank Culbertson phát biểu trước khi tên lửa rời bệ phóng: “Hơn 2,2 tấn hàng hóa, bao gồm thiết bị nghiên cứu khoa học, quần áo, thực phẩm, dụng cụ và phụ tùng thay thế sẽ được gửi tới phi hành đoàn”.

Tên lửa Antares phát nổ chỉ 6 giây sau khi rời bệ phóng.

Tên lửa Antares phát nổ chỉ 6 giây sau khi rời bệ phóng.

Sau vụ việc, bệ phóng tên lửa và cơ sở hạ tầng hỗ trợ tại Wallops Flight Facility bị hư hỏng nặng nhưng không có người nào bị thương. Nhiều khả năng động cơ AJ-26 được sử dụng để nâng tên lửa ra khỏi bệ phóng gặp sự cố làm Antares phát nổ.

Orbital tuyên bố đã thành lập một ủy ban điều tra khẩn cấp để làm việc với các cơ quan chính phủ. Đây được xem là thất bại nặng nề nhất của NASA kể từ khi nỗ lực thương mại hóa các chuyến bay vũ trụ. Dự kiến phải mất một thời gian dài sửa chữa và hiệu chỉnh, tên lửa Antares mới có thể tiếp tục sứ mệnh vận chuyển của mình.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại