Mỹ so sánh khả năng của tiêm kích Su-30SM và Su-35

Là những tiêm kích mới nhất của Nga, nhưng việc Mỹ xếp Su-35 vào danh sách 5 loại máy bay mạnh nhất của Nga cho thấy khác biệt giữa Su-35 với Su-30SM.

Được coi là phiên bản nội địa của Su-30MKI, tiêm kích Su-30SM được trang bị những công nghệ được cho là tương đương với tiêm kích thế hệ 4++ Su-35. Thông tin này được Tạp chí The National (Mỹ) đưa ra khi xét trên tính năng kỹ chiến thuật của 2 dòng tiêm kích này. Tuy nhiên, tạp chí Mỹ cũng chỉ ra sự khác biệt giữa giữa Su-35 và Su-30SM. Trong ảnh: Tiêm kích Su-30SM.
Cụ thể, Su-35 là loại máy bay tiêm kích đa năng hạng nặng hàng đầu thế giới hiện nay. Trong thử nghiệm bay thử tầm thấp với vận tốc 1400km/h, tầm cao là 2500km/h, trần bay tối đa đạt 19km. Su-35 có tầm hoạt động 3.400 km và bán kính chiến đấu 1.200 km (chưa tính tiếp dầu trên không).
Trong khi đó, Su-30SM có các thông số khiêm tốn hơn với vận tốc tối đa đạt được là 2.100 km/h, tầm bay 3.000 km. Về tải trọng vũ khí, cả 2 dòng chiến đấu cơ này đều mang được tối đa 8 tấn bom đạn các loại.
Sự khác biệt lớn giữa Su-35 so với các loại máy bay thế hệ thứ 4 khác là khoang lái và khoang vũ khí của Su-35 được phủ 2 lớp sơn đặc biệt, 1 lớp có khả năng dẫn diện, 1 lớp hấp thụ sóng radar làm giảm tối đa khả năng bị lộ trước radar đối phương giúp máy bay có tính năng tàng hình tương đối tốt.
Ngoài ra vòng đời của Su-35 cũng được kéo dài trên thêm gần 2000h so với các máy bay đồng hạng thế hệ thứ 4 (tổng cộng khoảng trên 7000h bay), thời gian phục vụ ít nhất là 30 năm (chưa tính đến khả năng nâng cấp kéo dài tuổi thọ).
Su-35 sử dụng động cơ phản lực Vector 117S (AL-41F-1S) thuộc thế hệ AL-41F (Su-30SM được trang bị động cơ điều khiển vector lực đẩy 2 chiều AL-31), được thiết kế trên khung động cơ AL-31F nhưng trình độ công nghệ thì vượt trội so với thế hệ trước đó. Hiện các loại động cơ này đang được sử dụng trong nguyên mẫu bay thử của máy bay thế hệ thứ 5 PAK FA Sukhoi T-50. Trong ảnh: Tiêm kích Su-30SM.
Về tính kinh tế, AL-41F có lượng tiêu hao nhiên liệu giảm 8%, chu kỳ bảo dưỡng động cơ cũng tăng từ 1000h lên 4000h. Như vậy, nó có thể sử dụng trong 7000h bay, gần gấp đôi các loại động cơ cũ (4000h), kéo dài thời hạn sử dụng lên tới 10 năm so với các động cơ thế hệ cũ. Trong ảnh: Tiêm kích Su-30SM.
Về đặc tính kỹ thuật, lực đẩy của AL-41F-1S đạt 14.500 kg, vượt trội hơn rất nhiều so với AL-31F (lực đẩy 12.500kg) đang sử dụng trên loại máy bay J-10 của Trung Quốc và cũng nhỉnh hơn AL-31F-M1 có lực đẩy 13.500kg, chuyên dụng cho Su-27SM, Su-27SM2, Su-33 và sau này là Su-34. Trong ảnh: Tiêm kích Su-35.
Về hệ thống radar, Su-35 sử dụng radar mảng pha thụ động (PESA) IRBIS-E, cự ly phát hiện máy bay thông thường lên tới 350km, tàu chiến cỡ lớn là 400km. Đặc biệt nó có khả năng phát hiện các loại máy bay tàng hình có bề mặt tán xạ radar dưới 3m ở khoảng cách xa 100 - 150 km.
Với mô hình thiết kế vừa sục sạo vừa theo dõi, Su-35 có thể cùng lúc bắt chết 30 mục tiêu và đồng loạt phóng 8 quả tên lửa dẫn đường bằng radar chủ động, để tấn công 8 mục tiêu khác nhau. Với thông số này, Su-35 được cho là nhỉnh hơn hẳn Su-30SM khi được trang bị radar BARS N011M. Trong ảnh: Tiêm kích Su-30SM.
Theo đó, radar mảng pha quét thụ động NIIP N011M BARS có tầm hoạt động tối đa 400 km với mục tiêu là máy bay cỡ lớn; hoặc 100 km ở bán cầu trước, 55 km ở bán cầu sau với máy bay có diện tích phản xạ radar nhỏ, theo dõi 15 mục tiêu và dẫn đường cho tên lửa tấn công 4 mục tiêu cùng lúc.
Sự khác biệt này khiến cho nhiều chuyên gia Mỹ khẳng định, hiện trên thế giới không có loại máy bay thế hệ thứ 4 nào xứng đáng là đối thủ của Su-35, thậm chí là cả máy bay thế hệ thứ 5 cũng không thể vượt trội được so với nó trong không chiến. Trong ảnh: Tiêm kích Su-30SM.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại