Mỹ có thể khắc chế tiêm kích J-20 Trung Quốc bằng cách nào?

Hòa Trần |

Ngoài những hạn chế về động cơ, tiêm kích J-20 Trung Quốc còn có một điểm yếu lớn, đó là không có khả năng bay với tốc độ siêu âm.

Tạp chí The Diplomat (Nhật Bản) số ra tháng 6/2015 có bài viết cho biết, tiêm kích J-20 của Trung Quốc vẫn sử dụng động cơ do Nga chế tạo nhưng động cơ này không phù hợp với yêu cầu tác chiến của J-20.

Để cân bằng với những máy bay chiến đấu hàng đầu như F-22, J-20 cần có động cơ thế hệ 4 có tính năng cao hơn.

Diplomat cho rằng, đối với bất kỳ máy bay chiến đấu nào, động cơ là một phần cực kỳ quan trọng nhưng các nhà thiết kế máy bay Trung Quốc lại đang gặp rắc rối nghiêm trọng về tính năng của động cơ.

Họ cũng mang lại tình cảnh “tiến thoái lưỡng nan” cho các doanh nghiệp chế tạo máy bay Trung Quốc.

Tiêm kích thế hệ 5 J-20 và J-31 của Trung Quốc có thiết bị điện tử hàng không và thiết kế khí động học tinh vi để có thể sáng ngang với máy bay chiến đấu tiên tiến nhất của Mỹ.

Tuy nhiên, lĩnh vực sản xuất động cơ phản lực nội địa Trung Quốc vẫn chưa đuổi kịp sự phát triển trong lĩnh vực khác của ngành hàng không Trung Quốc.

Theo Diplomat, dù tính năng của các hệ thống khác có mạnh thế nào nhưng nếu không có động cơ phản lực với độ an toàn và tính năng cao thì  máy bay J-20 và J-31 của nước này cũng sẽ mất đi sức chiến đấu.

Tạp chí của Nhật chỉ ra rằng, quân đội Trung Quốc từ lâu chỉ dựa vào động cơ của Nga để vận hành các máy bay phản lực của nước này.

Song, thật không may là động cơ nhập khẩu mà Không quân Trung Quốc đang sử dụng đều không còn là loại động cơ tinh vi, hiện đại nhất.

Trên thực tế, động cơ mà nguyên mẫu J-20 và J-31 sử dụng đều là động cơ phản lực kiểu cũ của Nga, so với động cơ F-119 và F-135 của Mỹ vẫn còn một khoảng cách rất lớn.

Có chuyên gia phân tích cho rằng, máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ mới của Trung Quốc đều đối mặt với những hạn chế về tính năng do động cơ Nga mang lại.

Hạn chế về động cơ

Theo báo chí Mỹ, trong những năm gần đây, Trung Quốc liên tục sản xuất 6 – 8 máy bay chiến đấu J-20 trang bị động cơ của Nga để thử nghiệm.

Động cơ Thái Hành WS-10 do Trung Quốc tự nghiên cứu và những động cơ cải tiến khác đều chưa được trang bị cho máy bay J-20. Có thể thấy J-20 bị hạn chế bởi vấn đề động cơ rất lớn.

Tuy Trung Quốc đã nghiên cứu thành công động cơ WS-10 nhưng tính năng động cơ này không thể đáp ứng yêu cầu chiến thuật của J-20, đặc biêt là động cơ chuyên cho những chiếc J-20 vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm mặt đất.

Điều này khiến Trung Quốc cảm thấy lúng túng.

Liên quan tới vấn đề này, báo chí Nga từng nhận định rằng “J-20 không thể tách khỏi động cơ do Nga chế tạo”.

J-20 vẫn phụ thuộc vào động cơ Nga

J-20 vẫn phụ thuộc vào động cơ Nga

Các nước láng giềng đang đầu tư mạnh mẽ cho công tác phát triển và trang bị máy bay chiến đấu mới khiến Trung Quốc phải đối mặt với những áp lực lớn.

Điều này buộc Trung Quốc không ngừng đẩy mạnh phát triển J-20, song vấn đề động cơ lạc hậu luôn cản trở các nhà thiết kế máy bay của nước này.

Không có động cơ tính năng cao, J-20 sẽ không có được những tiêu chí chiến thuật cơ bản nhất của máy bay chiến đấu thế hệ 5, mà chỉ có thể trở thành máy bay thế hệ 4 với tính năng tàng hình nhất định và hệ thống kiểm soát hỏa lực của máy bay thế hệ 5.

Máy bay này khó đối đầu được với tiêm kích F-22 của quân đội Mỹ và T-50 của quân đội Nga.

Báo chí Nga cho rằng, doanh nghiệp Trung Quốc tạm thời vẫn không thể nghiên cứu thành công động cơ nội địa có công suất tương đối lớn và tuổi thọ tương đối dài cho máy bay mới. Về những tiêu chí này, sản phẩm nội địa của Trung Quốc lạc hậu hơn so với động cơ Nga.

J-20 không thể bay với tốc độ siêu âm

Theo báo Nga, quân đội Mỹ cho rằng, về một số tính năng kỹ thuật, máy bay J-20 của Trung Quốc có sự đột phá tương đối lớn, nó không chỉ có khả năng tàng hình, tải trọng cũng lớn hơn F-22, hỏa lực mạnh.

Tuy nhiên, J-20 có một điểm yếu lớn, đó là không có khả năng bay với tốc độ siêu âm. Điều này khiến nó không thể tác chiến trên không ở tốc độ siêu âm giống như máy bay F-22.

Thậm chí, có quan điểm cho rằng, J-20 giống với máy bay tàng hình F-117 cũ của Mỹ. Do tốc độ bay của J-20 không đủ nhanh nên khả năng tác chiến trên không rất hạn chế, chủ yếu được dùng để thực hiện nhiệm vụ ném bom đối đất.

Vì vậy, để khắc chế J-20, quân đội Mỹ sẽ tăng cường khả năng hành trình tốc độ cao của máy bay chiến đấu thế hệ mới.

J-20 không có khả năng bay siêu âm như F-22

J-20 không có khả năng bay siêu âm như F-22

Tạp chí công nghệ quốc phòng quốc tế Mỹ cho rằng, ngay cả khi là máy bay ném bom thì J-20 cũng tồn tại những nhược điểm kỹ thuật.

Tải trọng đạn dược và tải trọng nhiên liệu tương đối lớn nhưng tính năng tốc độ hành trình siêu âm và tính năng cơ động của J-20 không được như F-22, khiến khả năng tác chiến trên không của nó cũng bị hạn chế.

Mỹ chỉ cần nắm được điểm này để phát triển máy bay thế hệ mới là có thể lấn át được J-20.

Tuy nhiên, do đã trở thành nước lớn nên tất nhiên Trung Quốc không muốn phụ thuộc công nghệ quốc phòng quan trọng vào các nước khác. Vì vậy, nước này đang phát triển tiếp động cơ WS-15 mới.

Có báo Nga cho rằng, sự vận dụng khéo léo của ngành công nghiệp hàng không quân sự đã giúp Trung Quốc có được sự đột phá trong dự án động cơ WS-15. J-20 thể sẽ được trang bị động cơ nội địa này.

Theo tờ báo này, điều đó sẽ giúp J-20 thoát khỏi sự phụ thuộc của động cơ do Nga chế tạo và Không quân Trung Quốc sẽ có thể mở rộng nhanh hơn lực lượng máy bay chiến đấu tàng hình.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại