Hiện nay, Mỹ có tất cả 93 tàu chiến được trang bị hàng chục tổ hợp của hệ thống chiến đấu Aegis mỗi chiếc – chúng có nhiệm vụ đánh chặn và tiêu diệt các tên lửa đạn đạo Nga. Ngay từ năm 2008, Mỹ đã thử nghiệm thành công hệ thống này, chỉ bằng một đòn tấn công đã hạ một chiếc vệ tinh trinh sát (của Mỹ) bị trục trặc kỹ thuật không còn sử dụng nữa. Độ cao 247 km, có nghĩa là cự ly tiêu diệt rất ấn tượng.
Chính người Mỹ lên kế hoạch “hạ” các tên lửa đạn đạo của Nga sau đòn tấn công chớp nhoáng toàn cầu bằng cách đó – trước hết, các tên lửa đạn đạo sẽ bị bắn hạ khi mới tăng tốc ở phần quỹ đạo trên lãnh thổ Châu Âu. Và không chỉ bằng các hệ thống phóng từ biển.
Theo Thượng tướng Leonhid Grigorievich Ivanshov, Giám đốc Viện Hàn lâm các vấn đề địa-chính trị Viện Hàn Lâm khoa học Nga, ngay từ năm 2003, Tổng thống Mỹ G.Bush đã ký thông quan Học thuyết mới được gọi là đòn tấn công chớp nhoáng toàn cầu. Theo học tuyết này, Mỹ bất ngờ triển khai đòn tấn công đối phương tiềm năng đồng thời từ các hướng chiến lược khác nhau bằng vài nghìn phương tiện vũ khí chính xác cao. Đó là các tên lửa có cánh phóng từ biển và từ trên không, tên lửa tấn công chiến lược, máy bay không người lái và v.v . Trong ảnh: Căn cứ tại Deveselu tại miền nam Romania.
Mỹ lên kế hoạch là với một đòn tấn công như vậy sẽ loại khỏi vòng chiến đấu thành phần (tác chiến) cơ bản của Nga – các tên lửa đạn đạo trên các tàu ngầm và thậm chí là các tên lửa trong các hầm phóng, - tức không ít hơn 70% toàn bộ tiềm lực hạt nhân của Nga. Trong ảnh: Căn cứ tại Deveselu tại miền nam Romania.
Để thực hiện mục đích trên, người Mỹ đã bố trí ở Ba Lan và Romania cụm hệ thống NMD. Nếu như Mỹ triển khai thêm tại Ukraine thì trên thực tế hệ thống đánh chặn của Mỹ có thể phủ toàn bộ lãnh thổ Nga. Và như vậy, khả năng tiềm lực hạt nhân của Nga sẽ bằng con số 0.
Được biết, ngày 10/10/2014, Mỹ khánh thành căn cứ phòng thủ Aegis trên cạn tại Romania và chuẩn bị đưa vào hoạt động. Căn cứ tại Deveselu, miền nam Romania, sẽ là nơi đầu tiên đặt hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis trên bờ, một phiên bản trên đất liền của hệ thống theo dõi radar tinh vi được trang bị cho các tàu chiến Mỹ kể từ năm 2004.
Căn cứ tại Deveselu sẽ chính thức hoạt động vào cuối năm 2015, căn cứ vốn nằm trong một khu quân sự lớn hơn của Romania. Căn cứ thứ 2 tại Ba Lan dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2018. Đây là một phần trong dự án hệ thống phòng tên lửa NATO và chính quyền Mỹ đã theo đuổi nhằm phòng thủ trước các tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung từ Nga và các quốc gia thù địch khác. Trong ảnh: Tên lửa SM-3 Block IB.
Hãng AP dẫn nguồn tin quân sự Mỹ cho biết, Mỹ sẽ triển khai tên lửa đánh chặn hàng đầu của mình là SM-3 Block IB tại căn cứ Deveselu (Romania) và sắp tới là tại Ba Lan. Hệ thống trên đất liền sử dụng cùng loại tên lửa SM-3 đã được triển khai trên các tàu chiến lớp Aegis. Hiện tại mỗi hệ thống này có thể mang cùng một lúc 24 tên lửa SM-3 và đang được nâng cấp để mang được nhiều tên lửa hơn.
Tên lửa SM-3 Block IB có trọng lượng 1,5 tấn, dài 6,55m, đường kính thân 0,34m, sải cánh 1,57m. SM-3 có tốc độ đánh chặn 9.600km/h (gấp gần 8 lần vận tốc âm thanh), tầm bắn trên 500km, độ cao bay 160km. Như vậy, xét về lý thuyết, hệ thống Aegis cùng tên lửa SM-3 Block IB hoàn toàn có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo RS-12M Topol – loại Nga đã liên tiếp phóng thử gần đây.
Không chỉ triển khai hệ thống phòng thủ hạng nặng bao quanh Nga, theo AP, hiện nay Mỹ đang cân nhắc về khả năng triển khai tên lửa trên đất liền tại châu Âu để tấn công phủ đầu Nga nếu cần thiết. Nguồn tin cho biết, chính quyền của Tổng thống Barack Obama đang thúc đẩy các cuộc thảo luận về khả năng triển khai tên lửa trên đất liền ở châu Âu, đồng thời xem xét việc cải thiện kho vũ khí hạt nhân của Mỹ.
Dù nguồn tin không nêu rõ khi nào kế hoạch sẽ được thực hiện và những loại tên lửa nào sẽ được triển khai, song cho biết mục đích của kế hoạch nhằm nâng cao khả năng phá hủy vũ khí của Nga. Trong trường hợp cần thiết, hệ thống tên lửa của Mỹ có thể chủ động tấn công các cơ sở quân sự trên lãnh thổ Nga.
Theo nhận định của Sputnik, nhiều khả năng Mỹ sẽ tái triển khai hệ thống Tomahawk phóng từ mặt đất được định danh là BGM-109G Gryphon đã bị giải trừ từ năm 1991 theo Hiệp ước INF được Mỹ và Liên Xô ký kết tháng 12/1987. Loại tên lửa này đã từng được Mỹ triển khai tới châu Âu đặt ở 6 nước gồm Anh, Bỉ, Hà Lan, Đức và Italy, với mục đích phá hủy hệ thống tên lửa đạn đạo di động RSD-10 Pioner (SS-20 Saber) của Liên Xô.
Đạn tên lửa hành trình BGM-109G Gryphon dài 6,4 m, đường kính thân 0,52 m và trọng lượng khi phóng 1.470 kg. Tên lửa được lắp đầu đạn hạt nhân đơn khối W-84 vốn dựa trên bom hạt nhân B61, sử dụng hệ thống dẫn đường INS/TERCOM, được lắp trên hệ thống phóng TEL. BGM-109G Gryphon sử dụng động cơ đẩy bằng nhiên liệu rắn MK 106, có tốc độ cận âm 880 km/h và phạm vi tác chiến 2.500 km. Mỗi hệ thống phóng tự hành có 4 ống phóng mang theo 4 quả tên lửa BGM-109G Gryphon.