Mỹ "bắt mạch" 5 tác nhân khiến quân đội Nga "mất ngủ"

Hải Vy |

Theo bài viết trên trang mạng Business Insider (Mỹ), quân đội Nga đã có những bước đi sai lầm và gặp phải nhiều vấn đề “đáng xấu hổ” trong vài năm trở lại đây.

Bài viết nhận định, quân đội Nga không hoàn toàn yếu kém, họ vẫn có những lực lượng vô cùng đáng gờm và một kho vũ khí hạt nhân khổng lồ.

Bên cạnh đó là những chiếc tàu ngầm êm ái nhất thế giới và mẫu xe tăng thế hệ mới vô cùng ấn tượng.

Tuy nhiên, có 5 lý do khiến các nhà hoạch định quân sự Nga không thể ngủ ngon.

1. Máy bay quân sự liên tục “gãy cánh”

Tháng 7 năm nay, 1 máy bay ném bom chiến thuật Su-24 và 1 máy bay ném bom chiến lược Tu-95 của Nga đã gặp nạn.

Trước đó, vào tháng 6, một vụ tai nạn khác đã xảy ra với 2 tiêm kích MiG-29 của nước này.

Ngoài ra, một chiếc Su-34 của Nga cũng bị rơi trong khoảng thời gian trên.

Những vụ tai nạn này đã khiến ít nhất 4 quân nhân Nga thiệt mạng, Moscow phải ban hành lệnh ngừng bay đối với các phi đội Tu-95 và MiG-29.

Trong khi đó, kế hoạch thay thế các máy bay chiến đấu già cỗi của Nga liên tục bị trì hoãn do các vấn đề kinh phí.

Tu-95MS roi: Canh bao luc luong khong quan Nga gia coi

Chiếc Tu-95MS Nga rơi tại sân bay Ukrainka-Amur bị cháy rụi chỉ còn mỗi đuôi

Moscow tuyên bố đang đồng thời chế tạo phiên bản nâng cấp của Tu-160 và phát triển một mẫu máy bay ném bom hoàn toàn mới.

Tuy nhiên, các chuyên gia công nghiệp cho rằng kế hoạch này không khả thi, bởi Nga sẽ không dễ gì tìm được nguồn nhân lực có kỹ năng cao hoặc không thể có đủ kinh phí để thực hiện nhiều dự án cùng lúc.

Đúng như dự đoán này, vào cuối tháng 7 vừa qua, Nga tuyên bố dự án máy bay ném bom thế hệ 5 PAK-DA đã bị trì hoãn. Mẫu máy bay này sẽ không được đưa vào sản xuất trong gần 1 thập kỷ nữa.

Ban đầu, Moscow có kế hoạch biên chế các máy bay ném bom thế hệ 5 PAK-DA vào năm 2023. Song, theo thông báo mới nhất, Nga sẽ tập trung sản xuất phiên bản nâng cấp của dòng máy bay ném bom siêu thanh Tu-160 trước.

Theo tạp chí National Interest (Mỹ), quyết định này cho thấy những khó khăn ngày càng lớn mà Moscow đang phải đối mặt trên con đường hiện đại hóa quân đội.

Các biện pháp trừng phạt kinh tế của phương Tây, giá dầu sụt giảm đã khiến nền kinh tế của Nga suy yếu, dẫn tới những khó khăn trong kế hoạch mua sắm quốc phòng.

2. Tàu sân bay “cà khổ” có thể tự chìm

Nga hiện chỉ có duy nhất một chiếc tàu sân bay mang tên Đô đốc Kuznetsov.

Con tàu được hạ thủy năm 1985 và bắt đầu đi vào hoạt động năm 1991. Trong 24 năm, nó chỉ tiến hành 4 đợt triển khai và cần tàu kéo đi theo hỗ trợ tại những vùng nước sâu, để đề phòng trường hợp hỏng hóc trên biển.

Ngoài ra, tàu Kuznetsov cần được tiếp liệu 45 ngày một lần. Tuy nhiên, kíp thủy thủ trên tàu lại gặp khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ tiếp liệu, đôi lúc còn làm tràn dầu ra biển.

Ngay cả khi mọi thứ đang hoạt động theo đúng kế hoạch, tàu Kuznetsov vẫn có thể gặp vấn đề.

Con tàu không được trang bị máy phóng, khiến các máy bay trên tàu bị giới hạn khối lượng cất cánh, không thể mang nhiều đạn dược và nhiên liệu.

Admiral Kuznetsov aircraft carrier russia navy

Năm 2011, các tàu chiến Hải quân Mỹ đã phải đi theo Kuznetsov tới cảng nhà của con tàu này, luôn để mắt tới nó để phòng trường hợp con tàu... tự chìm.

Nga có kế hoạch đóng một chiếc tàu sân bay mới lớn hơn và mạnh hơn nhưng nó vẫn phải sử dụng cầu nhảy tại 2 trong 4 vị trí cho máy bay cất cánh.

Bên cạnh đó, con tàu cần được tiếp liệu 120 ngày một lần, trong khi không có nhiều cảng để tàu có thể neo đậu.

Hơn nữa, chi phí đóng tàu có vẻ quá đắt đỏ và con tàu này cũng quá phức tạp, khiến Nga khó có thể hoàn thiện.

3. Phụ thuộc vào lính nghĩa vụ và lính hợp đồng

Năm 2014, Tướng Mikhail Mizintsev, khi đó là người đứng đầu Trung tâm quốc phòng quốc gia đã tuyên bố rằng:

“2 lữ đoàn lục quân, 12 đơn vị đặc nhiệm, 5 tiểu đoàn lính dù và thủy quân lục chiến (của Nga) hoàn toàn là quân nhân hợp đồng”.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, quân đội Nga có nhiều lính hợp đồng hơn lính nghĩa vụ.

Contract servicemen, who represent military units of all Russias federal districts, during comprehensive practical training at the Training Center of the Detached Interior Ministry Troops Rapid Deployment Division. (RIA Novosti/Kirill Kallinikov)

Tháng 6 năm ngoái, Nga đã thông qua một đạo luật liên bang cho phép các nam thanh niên ở độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự được lựa chọn giữa 1 năm nghĩa vụ và 2 năm theo hợp đồng.

4. Những màn phô diễn “đáng xấu hổ”

Tháng 7 vừa qua, tại lễ kỷ niệm Ngày Hải quân, một chiến hạm Nga đã phóng hỏng tên lửa khi trình diễn. Sự cố này sau đó đã nhận được nhiều lời chế giễu, mỉa mai của cư dân mạng phương Tây.

 

Chiến hạm Nga phóng hỏng tên lửa trong Ngày hải quân.

Trước đó, hồi tháng 4, đã xuất hiện đoạn video cho thấy Nga bắn phỏng tên lửa phòng không S-300 trong một cuộc tập trận.

Theo đó một quả tên lửa sau khi được đẩy ra khỏi ống phóng nhưng động cơ phóng không làm việc. Quả tên lửa này đã rơi trở lại và làm hư hỏng hoàn toàn ống phóng.

Chưa dừng lại tại đó, xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ mới nhất Armata của Nga lại “chết máy” ngay trong buổi tổng duyệt, chuẩn bị cho Lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng 9/5.

5. Các vấn đề ngân sách

Mặc dù Nga tiếp tục chi tiêu rất mạnh tay cho quốc phòng nhưng những chương trình nâng cấp này rồi sẽ bị hạn chế bởi những khó khăn về kinh tế.

Lệnh trừng phạt, giá dầu giảm, đồng rúp suy yếu đã buộc Moscow phải cắt giảm các kế hoạch trang bị chiến đấu cơ và xe tăng mới.

Sau khi thỏa thuận Mistral với Pháp đổ vỡ, một số nhà thầu quốc phòng Nga đã tìm cách bán cho quân đội nước này các tàu đổ bộ chở trực thăng mới. Tuy nhiên, một số nguồn tin cho biết Nga cũng không đủ tiền để mua những con tàu này.

Trong khi đó, vẫn có nhiều nghi ngờ về sự chân thành của Trung Quốc đối với Nga, dù Bắc Kinh được xem là đồng minh kinh tế lớn nhất của Moscow.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại