Máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler có gì đặc biệt?

ĐTN |

Boeing EA-18G Growler là máy bay tác chiến điện tử hoạt động trên tàu sân bay, một phiên bản đặc biệt của tiêm kích hạm 2 chỗ ngồi F/A-18F Super Hornet.

Giới thiệu chung

Boeing EA-18G Growler được dùng để thay thế Northrop Grumman EA-6B Prowlers phục vụ trong Hải quân Hoa Kỳ từ năm 1971. Khả năng tác chiến điện tử của Growler chủ yếu được cung cấp bởi Northrop Grumman. EA-18G bắt đầu sản xuất vào năm 2007 và đưa vào hoạt động từ cuối năm 2009.

Ngày 15/11/2001, Boeing đã hoàn thành một chuyến bay thử nghiệm với nguyên mẫu F/A-18F "F-1" được trang bị hệ thống tác chiến điện tử ALQ-99 để phục vụ cho khái niệm máy bay tấn công điện tử (Airborne Electronic Attack) EA-18 mới.

Trong tháng 12/2003, Hải quân Mỹ trao một hợp đồng phát triển cho Boeing để sản xuất máy bay EA-18G. Là nhà thầu chính, Boeing chế tạo phần thân trước, cánh chính và thực hiện việc lắp ráp cuối cùng.

Northrop Grumman là nhà thầu phụ sản xuất khung máy bay, họ sẽ cung cấp phần thân trung tâm và thân sau cũng như các hệ thống tác chiến điện tử chính. Năm 2003, Hải quân Mỹ dự kiến sẽ nhận được 90 chiếc EA-18G.

Nguyên mẫu F/A-18F F-1 được trang bị với hệ thống tác chiến điện tử ALQ-99 để phục vụ cho khái niệm máy bay tấn công điện tử (Airborne Electronic Attack)

Nguyên mẫu F/A-18F "F-1" được trang bị hệ thống tác chiến điện tử ALQ-99 để phục vụ cho khái niệm máy bay tấn công điện tử (Airborne Electronic Attack)

Nguyên mẫu thử nghiệm EA-18G đầu tiên sản xuất vào ngày 22/10/2004, được gọi là EA-1. Ngày 3/8/2006 lăn bánh ra khỏi nhà máy và thực hiện chuyến bay đầu tiên tại St. Louis vào ngày 15/8/2006; sau đó được chuyển đến sân bay Hải quân Patuxent River, Maryland vào ngày 22/9/2006.

EA-1 chủ yếu hỗ trợ thử nghiệm mặt đất trong buồng không vang của Cơ sở Thử nghiệm và Đánh giá môi trường không chiến (Air Combat Environment Test and Evaluation Facility/ACETEF).

Nguyên mẫu thứ hai (EA-2) thực hiện chuyến bay vào ngày 10/11/2006 và đã được chuyển tới NAS Patuxent River vào ngày 29/11/2006.

EA-2 là một máy bay thử nghiệm khái niệm AEA, sau đó chuyển sang khái niệm Tác chiến điện tử tầm xa (Electronic Combat Range/ECR hoặc "Echo Range") trong Căn cứ Vũ khí Hải quân China Lake tại California. Cả hai nguyên mẫu đều được chuyển cho phi đội VX-23 "Salty Dog".

EA-1 và EA-2 là 2 chiếc F/A-18F F-134 và F-135 sửa đổi lại bởi Boeing theo cấu hình EA-18G. Vì không được chế tạo ban đầu là Growlers, nên Hải quân đã đặt tên 2 nguyên mẫu thử nghiệm là NEA-18G. Có tổng cộng 5 nguyên mẫu NEA-18G được chế tạo.

1 trong 5 nguyên mẫu NEA-18G Growler
1 trong 5 nguyên mẫu NEA-18G Growler

Máy bay EA-18G Growler đầu tiên chính thức được trang bị cho phi đội VAQ-129 "Vikings" tại NAS Whidbey Island, vào ngày 3/6/2008. Hải quân có kế hoạch mua khoảng 85 máy bay trang bị cho 11 phi đội vào năm 2008. EA-18G hoàn thành việc đánh giá hoạt động vào cuối tháng 7/2009.

Vào ngày 5/8/2009, phi đội VAQ-129 Vikings và phi đội VAQ-132 Scorpions đã hoàn thành việc hạ cánh EA-18G trên tàu sân bay USS Harry S. Truman (CVN-75). Phi đội đầu tiên triển khai hoạt động EA-18G là phi đội VAQ-132 Scorpions.

Chiếc EA-18G đầu tiên trang bị cho phi đội VAQ-129 “Vikings”
Chiếc EA-18G đầu tiên trang bị cho phi đội VAQ-129 “Vikings”

Hệ thống điện tử hàng không trên EA-18G Growler

EA-18G có tới 90% giống với F/A-18E/F, từ khung thân cho tới hệ thống điện tử hàng không. Trong đó EA-18G trang bị các hệ thống dùng để gây nhiễu radar tầm xa và hộ tống gây nhiễu. EA-18G Growler có thể bay cùng với F/A-18 trong tất cả các giai đoạn của một nhiệm vụ tấn công.

Để Growler bay ổn định hơn trong các nhiệm vụ tác chiến điện tử, Boeing đã thay đổi lại phần cánh chính và bản lề ở chỗ gấp cánh, thêm gân cánh và cánh liệng kiểu "tripper strips".

Gân cánh (khoanh đỏ) được thêm vào trên cánh chính của EA-18G để tăng độ ổn định khi bay. “Răng chó” trên cánh tà trước (khoanh xanh) được thiết kế lại
Gân cánh (khoanh đỏ) được thêm vào trên cánh chính của EA-18G để tăng độ ổn định khi bay. “Răng chó” trên cánh tà trước (khoanh xanh) được thiết kế lại

EA-18G trang bị radar AESA AN/APG-79 theo tiêu chuẩn của Super Hornet Block II. Khu vực chứa pháo M61 trước mũi máy bay được thay thế bằng hệ thống kiểm soát các hệ thống gây nhiễn AN/ALQ-218 và AN/ALQ-99.

Giá treo ở đầu cánh lắp hệ thống gây nhiễu có vỏ bọc AN/ALQ-218, các giá treo ở chính giữa thân và cánh giúp nó mang được 2, 4 hoặc 5 hệ thống gây nhiễu AN/ALQ-99.

AN/ALQ-218 kết hợp với AN/ALQ-99 cung cấp đầy đủ một bộ tác chiến điện tử giúp phát hiện và gây nhiễu nhằm chống lại tất cả những mối đe dọa từ các hệ thống phòng không.

Khu vực chứa pháo M61 trước mũi máy bay được thay thế bằng hệ thống kiểm soát các hệ thống gây nhiễn AN/ALQ-218 và AN/ALQ-99

Khu vực chứa pháo M61 trước mũi máy bay được thay thế bằng hệ thống kiểm soát các hệ thống gây nhiễu AN/ALQ-218 và AN/ALQ-99

Giá treo ở đầu cánh lắp hệ thống gây nhiễu có vỏ bọc AN/ALQ-218, giá treo dưới cánh lắp hệ thống gây nhiễu AN/ALQ-99
Giá treo ở đầu cánh lắp hệ thống gây nhiễu có vỏ bọc AN/ALQ-218, giá treo dưới cánh lắp hệ thống gây nhiễu AN/ALQ-99

Ngoài hệ thống tác chiến điện tử, EA-18G Growler còn được trang bị các tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder, AIM-120 AMRAAM để chống lại các mối đe dọa từ trên không.

Ngoài ra còn máy bay còn trang bị tên lửa chống bức xạ AGM-88 HARM để chế áp, tiêu diệt radar và các hệ thống tên lửa phòng không đối phương. Lắp hệ thống quang điện tử AN/ASQ-228 ATFLIR để chỉ thị mục tiêu được phát hiện và phối hợp tấn công với các máy bay Hornet khác.

EA-18G của phi đội VAQ-132 Scorpions được trang bị với tên lửa AGM-88 HARM, VAQ-132 Scorpions là phi đội đầu tiên triển khai EA-18G vào hoạt động

EA-18G của phi đội VAQ-132 Scorpions được trang bị tên lửa AGM-88 HARM, VAQ-132 Scorpions là phi đội đầu tiên triển khai EA-18G vào hoạt động

Thông số kỹ thuật cơ bản của EA-18G Growler

Phi hành đoàn: 2 người; Dài: 18,31 m; Sải cánh: 13,62 m; Cao: 4,88 m; Diện tích cánh: 46,5 m2; Trọng lượng rỗng: 14.552 kg; Trọng lượng cất cánh tối đa: 29.937 kg.

Động cơ: 2 động cơ turbine khí phản lực F414-GE-400 có khả năng tái khai hỏa. Khả năng chứa nhiên liệu bên trong: 6.354 kg; Tốc độ tối đa: Mach 1,8; Tầm hoạt động: 2.356 km; Bán kính chiến đấu: 722 km; Tầm hoạt động với 3 thùng dầu phụ: 3.330 km; Trần bay: 15.000 m; Tốc độ leo cao: 228 m/s.

Vũ khí trang bị: 9 giá treo với tải trọng tối đa vũ khí mang được là 8.050 kg, bao gồm

- Tên lửa không đối không: AIM-9 Sidewinder, AIM-120 AMRAAM.

- Tên lửa chống bức xạ: AGM-88 HARM.

- Bom có dẫn đường: AGM-154 JSOW (Joint Standoff Weapon); GBU-31, GBU-32, GBU-38 JDAM; GBU-54 LaserJDAM; Paveway II, III.

- Hệ thống tác chiến điện tử có vỏ bọc: AN/ALQ-218, AN/ALQ-99.

- Hệ thống quang điện tử trinh sát hồng ngoại có vỏ bọc: AN/ASQ-228 ATFLIR.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại