Máy bay ném bom chiến lược Mỹ-Nga so đọ sức mạnh

Tùng Dương |

Tuy hai máy bay ném bom B-1 của Mỹ và Tu-160 của Nga được thiết kế cho mục đích khác nhau, nhưng chúng có một số nét tương đồng trong việc thực thi các nhiệm vụ.

Máy bay ném bom chiến lược siêu âm B-1B Lancer được thiết kế bởi công ty Rockwell International và Tu-160 của Nga có rất nhiều tính năng trong một tập hợp các nhiệm vụ.

“B-1 được thiết kế có khả năng thâm nhập sâu và tấn công chớp nhoáng.

Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Mỹ Jimmy Carter năm 1977 đã hủy bỏ kế hoạch phát triển khi cho rằng các máy bay ném bom mới của sẽ không vượt qua được hệ thống phòng không của Liên Xô”, nhà phân tích Dave Majumdar viết.

Dự án sau đó được tái khởi động dưới thời Tổng thống Ronald Reagan, và nhiệm vụ của các máy bay B-1 là thâm nhập phòng không ở độ cao thấp, không thâm nhập sâu vào lãnh thổ của đối phương.

Theo nhà phân tích Majumdar, sau thời kỳ Chiến tranh Lạnh, các loại vũ khí hạt nhân trang bị trên máy bay ném bom siêu âm B-1 được gỡ bỏ vào năm 1995.

B-1B ngày nay không thể chiến đấu trong một vùng trời được bảo vệ tốt, nhưng máy bay vẫn có thể thực hiện các nhiệm vụ ném bom từ một khoảng cách an toàn và đây chính là một trong những nét tương đồng giữa B-1B với các máy bay ném bom Tu-160 của Nga.

Nhưng Tu-160 khác rất nhiều so so với B-1. Thông báo của Bộ Quốc phòng Nga cho biết, Tu-160 được tạo ra nhằm hủy diệt mục tiêu với các loại vũ khí hạt nhân và vũ khí thông thường; mục tiêu phá hủy là các trung tâm quân sự quan trọng ở khoảng cách xa.

Vũ khí chính của Tu-160 bao gồm tên lửa hành trình tầm xa Kh-55SM, trong đó có những chiếc có thể mang tên lửa Kh-555 và Kh-102 gắn đầu đạn hạt nhân.

Chuyên gia Majumdar tin rằng Nga có thể tiếp tục sản xuất các phiên bản cải tiến của Tu-160M2.

Việc tạo ra Tu-160 và B-1 mang những mục đích và sứ mệnh khác nhau, do đó khó có thể nói máy bay ném bom siêu thanh của Nga tốt hơn, hay của Mỹ ưu việt hơn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại