Mất mặt ở Việt Nam, Không quân Mỹ phải làm bạn với MiG-21?

ĐTN |

Trên sa mạc Nevada nước Mỹ có một khu vực tuyệt mật mang tên Vùng 51. Chính ở đây, người Mỹ đã thí nghiệm những vũ khí bí mật gây ra nhiều đồn đoán cho dư luận.

Dự án Have Doughnut

MiG-21 Fishbed là tiêm kích đánh chặn được chế tạo nhiều nhất thế giới, nhờ các đặc tính ưu việt như nhanh, nhỏ gọn, cơ động và đơn giản trong sử dụng.

Máy bay chiến đấu cánh delta này được gọi là "Faceplate" ở NATO, xuất hiện với số lượng phi thường, tràn ngập bầu trời châu Âu, châu Á, châu Phi và thậm chí cả Trung Mỹ, nó tham gia nhiều cuộc chiến tranh hơn bất kỳ máy bay nào khác.

Tổng cộng hơn 10.000 chiếc MiG-21 được sản xuất bởi Liên Xô, đồng minh của Liên Xô và Trung Quốc trong 30 năm và song song với McDonnell Douglas F-4 Phantom II.


MiG-21F mang số hiệu 007 đang trưng bày ở Bảo tàng Không quân Israel chính là chiếc được Mỹ mượn để thực hiện dự án Have Doughnut

MiG-21F mang số hiệu 007 đang trưng bày ở Bảo tàng Không quân Israel chính là chiếc được Mỹ mượn để thực hiện dự án Have Doughnut

Kỹ năng của MiG-21 không phải dựa trên mục tiêu của mình hay tầm bay. Do không có bất kỳ máy tính hoặc thiết bị định vị phức tạp nào, điều khiển MiG-21 Fishbed phụ thuộc chủ yếu vào đào tạo và kinh nghiệm của phi công.

Mặc dù nhược điểm này có thể được coi là gót chân Archilles, nhưng MiG-21 đã gây sốc cho các phi công Phantom II trên bầu trời Việt Nam.

MiG-21 đã chứng tỏ khả năng không chiến quần vòng tốt hơn các máy bay tiêm kích hạng nặng của Mỹ, đó là một lý do khác cho sự thành công của nó.

Ngoài ra MiG-21 có khả năng bay ở vận tốc Mach 2, động cơ bền, dễ bảo trì, hoạt động tốt ở các sân bay dã chiến và khả năng bay an toàn đặc trưng, tất cả đã làm cho chiếc tiêm kích đánh chặn này trở thành máy bay phản lực thành công nhất mọi thời đại.

Trong chiến tranh Việt Nam, MiG-17 Fresco và MiG-21 Fishbed đã khiến Không quân Mỹ phải chịu tổn thất lớn, người Mỹ rất tức giận nhưng không biết làm cách nào khắc phục chuyện này.

Tuy nhiên trong Chiến tranh Sáu Ngày ở Trung Đông, Israel đã chiếm được một chiếc MiG-21F của Iraq và Không quân Mỹ mượn lại của họ từ ngày 23/1/1968 đến ngày 8/4/1968.


Chiếc MiG-21PF số hiệu 4324 do 6 phi công Việt Nam điều khiển đã bắn hạ 14 máy bay Mỹ, trong đó phi công Nguyễn Văn Cốc bắn hạ 11 chiếc, ông là người có thành tích không chiến cao nhất trong Chiến tranh Việt Nam và là phi công MiG-21 thành công nhất thế giới

Chiếc MiG-21PF số hiệu 4324 do 6 phi công Việt Nam điều khiển đã bắn hạ 14 máy bay Mỹ, trong đó phi công Nguyễn Văn Cốc bắn hạ 11 chiếc, ông là người có thành tích không chiến cao nhất trong Chiến tranh Việt Nam và là phi công MiG-21 thành công nhất thế giới

Quá trình nghiên cứu, đánh giá MiG-21 của Mỹ

Trong các tài liệu giải mật gần đây, nguồn gốc từ những người trong cuộc về cách thức CIA với FTD (Foreign Technology Division/Bộ phận Nghiên cứu Công nghệ nước ngoài) dẫn đầu đội ngũ khai thác gồm các chuyên gia từ Không quân và Hải quân Mỹ.

Mục tiêu của họ là tìm ra điểm yếu quân sự từ việc khai thác máy bay MiG-21 của Liên Xô. Những đơn vị tham gia bao gồm:

- Lực lượng Chỉ huy hệ thống trên không (ASCF/Air Systems Command Force).

- Phòng thí nghiệm tại căn cứ Không quân Wright-Patterson.

- Trung tâm bay thử nghiệm Không quân (AFFTC/Air Force Flight Test Center).

- Lực lượng chỉ huy Không quân Chiến lược (SAC/Strategic Air Command).

- Cơ quan Quốc phòng (NDA/National Defense Agency).

- Trung tâm Tình báo trên Không và Vũ trụ Quốc gia (NASIC/National Air and Space Intelligence Center).

- Trung tâm bay thử nghiệm Hải quân (NATC/Naval Air Test Center).

- Trung tâm Vũ khí Hải quân (NWC/Naval Weapons Center).

- Trung tâm Chỉ huy Không quân Chiến thuật (TAC/Tactical Air Command).

- Cơ quan nghiên cứu Hàng không (ASD/Aeronautical Systems Division).

- Các nhân viên nòng cốt của CIA và những cơ sở của họ tại Groom Lake, Nevada.

Mục đích là để chứng minh và bổ sung thêm dữ liệu về các mối đe dọa hiện có. Công việc khai thác bao gồm thử nghiệm trên mặt đất và bay thử nghiệm, bao gồm 102 chuyến bay (77 giờ bay) trong 40 ngày bay.

Không có tên lửa R-3 (AA-2 Atoll) nhưng họ đã có AIM-9B Sidewinder, vì 2 tên lửa này gần như giống hệt nhau.

Trong năm 1968, Lực lượng chỉ huy Không quân Chiến thuật dùng các máy bay để đánh giá khả năng tấn công và phòng thủ đối với MiG-21F bao gồm:

Máy bay tiêm kích bom F-4C/D/E Phantom II, F-105D/F Thunderchief, F-100D Super Sabre; Máy bay tiêm kích bom cánh cụp cánh xòe F-111A Aardvark; Máy bay tiêm kích đánh chặn F-104D Starfighter; Máy bay tiêm kích hạng nhẹ F-5A Freedom Fighter.

Máy bay tiêm kích đánh chặn F-104D Starfighter
Máy bay tiêm kích đánh chặn F-104D Starfighter

Các máy bay dùng để đánh giá khả năng phòng thủ trước MiG-21F bao gồm: Máy bay trinh sát RF-101 Voodoo, RF-4C Phantom II; Máy bay ném bom chiến thuật hạng nhẹ B-66 Destroyer.

Máy bay trinh sát RF-101C Voodoo
Máy bay trinh sát RF-101C Voodoo

Mục đích của Dự án Have Doughnut là để đánh giá khả năng cơ động chiến thuật hiện có của các máy bay được sử dụng trong Không quân và Hải quân Mỹ trước MiG-21.

Điều này bao gồm việc khai thác các khả năng chiến thuật trong môi trường không đối không, tối ưu hóa các chiến thuật hiện có và phát triển chiến thuật mới cần thiết để đánh bại MiG-21, đánh giá thiết kế, hiệu năng và đặc điểm hoạt động của MiG-21.

Số phi vụ được thực hiện: Chiến thuật Không quân Mỹ: 33; Chiến thuật Hải quân Mỹ: 25; Khả năng điều khiển, cơ động của không quân: 26; Chỉ huy phòng không: 4; Chỉ huy không quân chiến lược: 2. Hồng ngoại: 9; Tiết diện phản xạ radar: 1; Chụp ảnh: 1; Bay thử: 1.

Chỉ 11 lần xuất kích của MiG-21 bị thua do vấn đề thiết bị, các máy bay Mỹ không gặp phải vấn đề đó. Rất ít thiếu sót được quan sát thấy, bao gồm: góc nhìn, phản ứng động cơ, rung lắc khi bay cận âm ở độ cao thấp, bay đội hình, bay trong dòng khí hỗn loạn và bay đêm.

Đặc tính thiết kế độc đáo của MiG-21 bao gồm cánh tải rất thấp, lớp sơn phủ phòng chống ăn mòn, ghế phóng SK-1, cửa hút khí ở 3 vị trí, không hệ thống hỗ trợ điều khiển cân bằng, các yêu cầu bảo trì thấp...

Họ đã tìm ra được MiG-21 chỉ chịu được lực tải khoảng 8G, tầm nhìn kém về phía trước và phía sau.

Bên cạnh đó là phản ứng động cơ cực kỳ chậm, tốc độ khi cơ động chậm và dễ dàng cháy nếu bị bắn do thùng nhiên liệu không có cơ chế tự hàn, động cơ không được bảo vệ, cấu trúc kim loại nhẹ, đem lại xác suất tiêu diệt đến 85%.

(Còn tiếp)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại