Lý do Trung Quốc xây căn cứ tàu ngầm hạt nhân lớn nhất thế giới

Hòa Trần |

Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ (FSA) gầy đây công bố hình ảnh vệ tinh chụp căn cứ tàu ngầm hạt nhân lớn nhất của Trung Quốc tại đảo Hải Nam.

Sau khi phân tích, truyền thông Mỹ cho rằng căn cứ này có rất nhiều hang động trong lòng đất, có thể che mắt các vệ tinh trinh sát Mỹ đang tìm kiếm tàu ngầm Trung Quốc.

Quy mô tại căn cứ ở Hải Nam được cho là lớn nhất thế giới, hang động trong lòng đất rất phức tạp, có thể chứa tối đa 10 tàu ngầm hạt nhân.

Vậy tại sao Trung Quốc lại phải xây dựng căn cứ tàu ngầm hạt nhân lớn đến như vậy?

Giới chuyên gia quân sự cho rằng, điều này liên quan đến môi trường biển.

Phần lớn khu vực biển Đông Hải và Bột Hải có độ sâu chưa đầy 100m, trong khi đó độ sâu trung bình tại khu vực Biển Đông lên tới 1.500m, lại rất rộng rãi, thuận lợi cho Hải quân Trung Quốc triển khai tàu ngầm hạt nhân chiến lược.

Ngoài ra, tại đây còn có eo biển Bashi giữa Đài Loan và Philippines, một trong các eo biển nối Biển Đông với Thái Bình Dương.


Giới chuyên gia cho rằng khu vực Biển Đông rất thuận lợi để tàu ngầm Trung Quốc hoạt động.

Giới chuyên gia cho rằng khu vực Biển Đông rất thuận lợi để tàu ngầm Trung Quốc hoạt động.

Chuyên gia quân sự Trung Quốc Lôi Trạch cho rằng, môi trường Biển Đông tương đối phức tạp, đặc biệt tầng nước bề mặt tại eo biển Bashi (sâu hơn 2.000m) có nhiệt độ khá cao.

Kết cấu tầng nêm nhiệt tại đây cũng tương đối phức tạp nên rất thuận lợi để tàu ngầm thông qua phía Đông eo biển Bashi ra Thái Bình Dương.

Các chuyên gia nhận định, máy bay tuần tra P-3C và phao âm thả từ trực thăng chống ngầm SH-60 của Mỹ thường gặp khó khăn do tốc độ dòng chảy.

Do nhiệt độ bề mặt biển cao, nhiệt độ phía dưới thay đổi lớn nên sự thay đổi của tầng chuyển tiếp nhiệt độ cũng rất lớn, điều này gây khó khăn cho hệ thống chống ngầm của tàu mặt nước và máy bay.


Máy bay chồng ngầm P-3C của Mỹ

Máy bay chồng ngầm P-3C của Mỹ

Vì vậy, theo các chuyên gia, việc biến Hải Nam thành nơi xây dựng căn cứ tàu ngầm quan trọng đã cho thấy tầm nhìn và toan tính chiến lược của Trung Quốc.

Ví dụ, muốn giảm thiểu chi phí tấn công đột phá chuỗi đảo thứ nhất, khu vực thuận lợi nhất với Trung Quốc là Biển Đông.

Tuyến giao thông hàng hải quan trọng phía Bắc đều nằm dưới sự kiểm soát của hệ thống chống ngầm mạnh nhất Nhật Bản và Mỹ nên chi phí phá vỡ sẽ rất lớn.

Trong khi đó, tuyến eo biển Bashi dễ dàng hơn nhiều, tàu chiến lược di chuyển về phía Đông sẽ nâng cao đáng kể tầm bắn của tên lửa chiến lược.

Trên thực tế, tàu ngầm Trung Quốc tại căn cứ này ra khỏi cảng là có thể trực tiếp vào vùng biển nước sâu, đặc biệt là sau khi tàu ngầm hạt nhân tấn công ra phía Đông.

Vùng biển thềm lục địa trong chuỗi đảo thứ nhất về cơ bản không thích hợp cho tác chiến tàu ngầm, môi trường tác chiến của tàu sau khi ra phía Đông sẽ cải thiện rất nhiều.

Khu vực tấn công cũng rộng, tàu ngầm Trung Quốc sau khi vào vùng biển xa có thể trực tiếp vào vùng biển mà tàu chiến Mỹ hoạt động.

Trả lời câu hỏi tại sao Trung Quốc xây dựng căn cứ tàu sân bay với quy mô lớn hơn, chuyên gia Lôi Trạch cho rằng, điều này chủ yếu liên quan đến chiến lược phát triển trong tương lai của Hải quân Trung Quốc.

Hải quân nước này không hài lòng với việc chỉ thiết lập 2 hoặc 3 tàu sân bay để bảo vệ tàu ngầm hạt nhân tên lửa chiến lược trước hệ thống chống ngầm của đối phương, Trung Quốc còn muốn thiết lập biên đội tàu sân bay với quy mô rất lớn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại