Kho pháo phản lực phóng loạt quy mô hàng đầu khu vực của VN

Tuấn Trung |

Binh chủng Pháo binh Việt Nam được cho là lực lượng sở hữu nhiều pháo phản lực phóng loạt nhất khu vực Đông Nam Á với hơn 700 hệ thống các loại.

Theo những thông tin được trang mạng wikipedia công bố thì hiện nay trong biên chế Lục quân Việt Nam có khoảng 300 hệ thống pháo phản lực phóng loạt BM-14, 400 hệ thống BM-21 và một lượng không xác định pháo phản lực xe kéo H-12.

Dưới đây là các loại pháo phản lực phóng loạt có trong biên chế Binh chủng Pháo binh Việt Nam:

1. Pháo phản lực phóng loạt Type-63 (H-12)

Một khẩu đội pháo phản lực phóng loạt Type-63

Type-63 là loại pháo phản lực phóng loạt xe kéo cỡ nòng 106,7 mm được Trung Quốc thiết kế từ năm 1961 để thay thế pháo phản lực 6 nòng Type 50-5 cỡ 102 mm thế hệ cũ. Type-63 chính thức đưa vào trang bị từ năm 1963 và phục vụ trong Quân đội Trung Quốc cho đến cuối những năm 1980.

Về kết cấu, pháo phản lực phóng loạt Type-63 gồm 12 ống phóng xếp thành 3 hàng, gắn trên một khung đơn trục với 2 bánh xe. Các thông số cơ bản: Trọng lượng 602 kg; dài 2,9 m; rộng 1,65 m; cao 0,99 m; góc nâng hạ -30 - +570 góc xoay ngang 320, khẩu đội vận hành gồm 5 người.

Đạn rocket của pháo phản lực Type-63 ban đầu là loại Type-63-2 có trọng lượng 18,8 kg; dài 0,84 m; tầm bắn 8,05 km và mang theo đầu đạn nặng 1,3 kg. Về sau Type-63 có thêm 2 loại đạn khác là Type-75 và Type-81 với một số cải tiến về tầm bắn và độ chính xác.

Đạn rocket Type-63-2

Nhờ thiết kế nhỏ gọn, Type-63 có tính linh hoạt rất cao, bệ phóng có thể được kéo hoặc thậm chí gắn trên bất cứ phương tiện vận tải nào.

Pháo phản lực phóng loạt Type-63 gắn trên thùng xe bán tải dân sự

Toyota Hilux - Chiến xa bộ binh của quân nổi dậy Toyota Hilux - Chiến xa bộ binh của quân nổi dậy

(Soha.vn) - Cùng với khẩu AK-47, những chiếc xe bán tải Toyota Hilux chính là hình ảnh gắn liền với các lực lượng nổi dậy trên khắp thế giới.

Việt Nam nhận được từ Trung Quốc một lượng không xác định pháo phản lực phóng loạt Type-63 vào giai đoạn giữa của cuộc Kháng chiến chống Mỹ. Tại Việt Nam Type-63 được Việt hóa bằng tên gọi H-12.

Pháo phản lực H-12 của Việt Nam trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quân sự. Ảnh: wikipedia

2. Pháo phản lực phóng loạt BM-14-16

Pháo phản lực phóng loạt BM-14-16

BM-14 là tên gọi của một gia đình pháo phản lực phóng loạt Liên Xô, hệ thống này được nghiên cứu phát triển từ năm 1947 và chính thức chấp nhận trang bị năm 1952. Phiên bản BM-14-16 gồm 16 ống phóng trơn bố trí theo 8 hàng ngang, đường kính trong của ống là 140,3 mm; chiều dài 1.150 mm. Với sự hỗ trợ của cơ chế dẫn bắn, gói các thành phần dẫn hướng có thể dẫn bắn theo góc nâng hạ phạm vi từ 00 - 500, góc xoay ngang 1400 (700 về bên trái hoặc phải tính từ trục dọc của xe). Hệ thống ống phóng này được lắp trên khung xe tải ZIL-151 6x6.

Thông số cơ bản của hệ thống pháo phản lực phóng loạt BM-14-16: Trọng lượng rỗng 7 tấn, trọng lượng chiến đấu 8,2 tấn; dài 7,26 m; rộng 2,3 m; cao 2,65 m; tốc độ tối đa trên đường tốt 65 km/h; tầm hoạt động 550 - 665 km; khẩu đội vận hành gồm 7 người; tốc độ bắn loạt 16 rocket 7 - 10 giây; thời gian tái nạp 2 phút.

Loại đạn rocket chính của pháo phản lực phóng loạt BM-14-16 là đạn nổ phá mảnh M-14OF có trọng lượng 39,62 kg; dài 1,09 m; mang theo đầu đạn nặng 18,8 kg và có tầm bắn 2 - 10 km, ngoài ra còn có 2 loại đạn khác là đạn khói M-14D và đạn hóa học M-14S.

Đạn rocket M-14OF

Theo một số thông tin thì Việt Nam nhận được những hệ thống pháo phản lực phóng loạt BM-14-16 đầu tiên từ giữa những năm 1960, cho tới thời điểm hiện tại BM-14-16 vẫn còn phục vụ rất tích cực trong các đơn vị pháo binh Việt Nam.

Pháo phản lực BM-14 của Việt Nam tấn công mục tiêu trong cuộc diễn tập chống đổ bộ đường biển. Ảnh: Quân đội nhân dân

3. Pháo phản lực phóng loạt BM-21 Grad

Pháo phản lực BM-21 Grad

BM-21 là tên gọi một hệ thống pháo phản lực phóng loạt do Liên Xô chế tạo. Hệ thống này bao gồm một xe tải Ural-375D hoặc Ural-4320 được trang bị một giàn phóng đạn phản lực 40 nòng cỡ 122 mm. BM-21 còn có biệt danh Grad nghĩa là “Mưa đá”.

Giàn phóng M-21 với 40 ống phóng rocket cỡ 122 mm được đặt thẳng hàng và chia làm 4 tầng ống (4x10 ống). Hệ thống này có thể bắn hết 40 quả đạn trong vòng 20 giây với chế độ bắn theo loạt vài viên hoặc bắn hết cơ số đạn, góc nâng hạ phạm vi từ 00 - 550, góc xoay ngang 1720 (1020 về bên trái hoặc 700 về bên phải tính từ trục dọc của xe). Pháo thủ có thể điều khiển bắn từ trong cabin xe tải hoặc ở một vị trí an toàn bên ngoài.

Thông số cơ bản của hệ thống pháo phản lực phóng loạt BM-21 Grad: Trọng lượng chiến đấu 13,71 tấn; dài 7,356 m; rộng 2,4 m; cao 3,09 m; tốc độ tối đa trên đường tốt 75 km/h; tầm hoạt động 405 km; khẩu đội vận hành gồm 6 người; tốc độ bắn 2 rocket/giây; thời gian tái nạp 10 phút.

BM-21 Grad có khả năng bắn nhiều loại đạn gồm đạn nổ phân mảnh, đạn rải mìn chống tăng, đạn rải nhiễu, đạn khói, đạn chống tăng chứa các phần tử tác chiến tự tìm mục tiêu… Loại đạn phổ biến nhất của BM-21 là đạn rocket M-21OF (9M222U) thuộc loại nổ phân mảnh có các thông số cơ bản: Trọng lượng 66,6 kg mang theo đầu đạn 18,4 kg; dài 2,87 m và có tầm bắn từ 1,6 - 21 km.

Đạn rocket M-21OF

Hiện nay hệ thống BM-21 đã được trang bị nhiều loại đạn mới cho phép nâng tầm bắn tối đa lên tới 40 km, đặc biệt loại đạn phản lực 9M217 với các phần tử tác chiến tự tìm mục tiêu đã chứng minh hiệu quả rất lớn trong cuộc xung đột tại miền Đông Ukraine.

Xem rồng lửa BM-21 phô diễn sức mạnh Xem "rồng lửa" BM-21 phô diễn sức mạnh

Rồng lửa BM-21 có thể phóng đi 40 rocket chỉ trong 20 giây, mỗi tiểu đoàn BM-21 có thể dội xuống mục tiêu tới 720 quả rocket chỉ trong vài phút.

BM-21 Grad được cho là xuất hiện tại Việt Nam từ năm 1965, tuy nhiên loại pháo phản lực này được đặt trên xe tải động cơ mạnh trong khi đó địa hình đồi núi hiểm trở của Việt Nam lại không cho phép các đơn vị di chuyển một cách nhanh chóng và thuận tiện, chính vì vậy Việt Nam đã có sáng kiến tách rời các ống phóng để có thể dễ dàng mang vác, loại pháo phản lực tách rời này được Việt Nam gọi là DKB. Sau đó phía Liên Xô cũng đáp ứng nhu cầu của Việt Nam bằng cách viện trợ luôn các ống phóng đã được tháo rời có tên gọi 9P132 Grad-P.

Pháo phản lực DKB của Việt Nam trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quân sự. Ảnh: wikipedia

Hiện nay BM-21 Grad chính là loại pháo phản lực có số lượng lớn nhất và uy lực mạnh nhất của Binh chủng Pháo binh Việt Nam.

Đạn rocket của pháo BM-21 Grad đang khai hỏa tấn công mục tiêu trong cuộc diễn tập bắn đạn thật của Binh đoàn Cửu Long năm 2012. Ảnh: Quân đội nhân dân

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại