Thông tin trên được trang mạng Strategypage cho biết, theo đó Mỹ sẽ chính thức cho nghỉ hưu toàn bộ hệ thống tên lửa chống tăng có điều khiển BGM-71 TOW trong năm 2013.
Trước khi nghỉ hưu, TOW được sử dụng trong lực lượng Quân đội Mỹ và có mặt hầu hết trong các cuộc chiến mà nước này từng tham gia đến nay trong đó có cả chiến tranh Việt Nam.
Hệ thống TOW được hãng Raytheon của Mỹ phát triển, được biên chế từ 1970 trong quân đội Mỹ và nổi tiếng là sát thủ diệt tăng khi được trang bị trên các trực thăng gunship UH-1, AH-1 và xe đặt trên xe Jeep ở các chiến trường, trong đó có miền Nam Việt Nam, với hơn 650.000 quả được sản xuất.
Các phiên bản được phát triển sau này của TOW là: TOW 2A (BGM-71E), được sản xuất vào năm 1987 với hơn 118.000 quả được bán ra; TOW 2B (BGM-71F), được sản xuất bắt đầu vào năm 1991 với trên 40.000 được bán ra.
Trong một hợp đồng năm 2006 của hãng Raytheon với Quân đội Mỹ, Raytheon đã sản xuất và chuyển giao cho Thủy Quân Lục Chiến Mỹ 976 quả TOW-2B vào tháng 12/2006.
TOW được trang bị động cơ đẩy nhiên liệu rắn 2 tầng ATK. Các xạ thủ quan sát và dẫn đường đường bay cho tên lửa đến mục tiêu sau khi bắn thông qua kính viễn vọng.
Các chỉ dẫn từ xạ thủ sẽ được truyền tín hiệu từ trung tâm, từ đây xử lý và chuyển tín hiệu được truyền dọc theo hai dây đến ăng ten, tín hiệu này sẽ được truyền đến cuộn dây bắt sóng phía sau TOW rồi từ đây, tín hiệu được chuyển tiếp vào hệ thống điều khiển tên lửa và tên lửa sẽ bay theo yêu cầu của xạ thủ thông qua việc điều chỉnh các cánh bay.
Hệ thống điều khiển phức tạp của tên lửa TOW có tên gọi là Chandler Evans CACS-2.
Phạm vi tấn công tối đa của TOW khoảng 3.700m.
TOW có trọng lượng 19 kg và lắp đầu đạn nặng 3,9 kg. Còn biến thể mới nhất định danh là TOW 2B nặng 22,7 kg lắp đầu đạn nặng 6,2 kg đủ sức xuyên thủng xe tăng bọc giáp phản ứng nổ ERA. (Trong ảnh: Tên lửa TOW trong quân đội Iran)
Lần cuối cùng TOW được tham chiến là vào năm 2003 trong chiến tranh Iraq của Quân đội Mỹ, nhưng nó thường được sử dụng như hỏa lực hỗ trợ nhằm tiêu diệt các căn cứ phiến quân hơn là mục tiêu bọc thép (một phần vì phiến quân ở Afghanistan hay Iraq không có xe bọc thép). (Trong ảnh: Các biến thể của TOW)
Có thể nói, TOW là một dòng tên lửa chống tăng tốt nhưng nó lại không phát triển đủ nhanh để có thể cạnh tranh với các dòng tên lửa chống tăng khác, vì vậy Quân đội Mỹ quyết định cho TOW nghỉ hưu. (Trong ảnh: Tên lửa TOW trong Quân đội Iran)