Học giả Mỹ "lạnh gáy" trước số lượng tàu ngầm Trung Quốc

Tuệ Lâm |

Các học giả Mỹ đang bất đồng quan điểm về chất lượng hạm đội tàu ngầm TQ nhưng thống nhất ở vấn đề, số lượng của chúng đang tăng rất nhanh.


Trải nghiệm Fanpage Thông tin Quân sự: Mới lạ, Hấp dẫn, Đa chiều

Số lượng tàu ngầm Trung Quốc gia tăng nhanh

Tạp chí “The Diplomat” của Nhật Bản số ra gần đây đã đăng bài viết của giáo sư James Holmes của khoa nghiên cứu chiến lược và chính sách thuộc Học viện chiến tranh hải quân Mỹ với nội dung: Từ nay đến năm 2020, trong biên chế của Trung Quốc sẽ có 70 tàu ngầm, trong đó 63 tàu ngầm hạt nhân hoặc tàu ngầm diezen tấn công, chủ yếu bố trí ở vùng biển Trung Quốc.

Bóc mẽ lý do tàu ngầm TQ 42 năm không gặp sự cố hạt nhân "Bóc mẽ" lý do tàu ngầm TQ 42 năm không gặp sự cố hạt nhân

(Soha.vn) - TQ chỉ chính thức giới thiệu đội tàu ngầm hạt nhân năm 2013, thông điệp mà nước này muốn truyền tải là họ không gặp sự cố hạt nhân nào trong suốt 42 năm vận hành.

Tuy hải quân Mỹ hiện có 73 tàu ngầm, nhưng trong đó có 18 tàu lớp Ohio không phù hợp làm một phương tiện chỉ huy chiến đấu trên biển hiện nay. Trong 55 tàu ngầm tấn công hạt nhân còn lại, tuy có 33 tàu bố trí ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhưng bố trí rải rác không tập trung.

Nếu như Mỹ triển khai toàn bộ tàu ngầm tập trung ở Đông Á, ngoài tây Thái Bình Dương ra, chúng còn có khả năng bao quát cả vùng biển Ấn Độ Dương và đông Thái Bình Dương. Tuy nhiên, số lượng tàu ngầm Trung Quốc có thể vượt Mỹ trong tương lai không xa để lấy số lượng bù chất lượng.

Khoảng cách số lượng tàu ngầm giữa Mỹ và Trung Quốc có thể tiếp tục cách xa, trong bối cảnh ngân sách của Mỹ không tăng, nhưng chi phí đóng tàu lại ngày càng tăng cao. Do ảnh hưởng của việc này, đến thập kỷ 20 của thế kỷ này, hạm đội tàu ngầm hải quân Hoa Kỳ sẽ giảm xuống còn 42 tàu.

Giáo sư Robert Ross trường đại học Boston cho rằng, hải quân Trung Quốc chưa đủ khả năng để khiêu chiến hạm đội Mỹ ở vùng biển Đông Á, nhưng sự thực vài năm gần đây, lực lượng vũ trang Trung Quốc nói chung, lực lượng hải quân PLA nói riêng đang nổi lên là một thế lực thách thức hải quân Hoa Kỳ.

Tàu ngầm hạt nhân Mỹ hộ tống biên đội tàu sân bay
Tàu ngầm hạt nhân Mỹ hộ tống biên đội tàu sân bay

Hiện nay, lực lượng trên biển của Trung Quốc chưa có biện pháp “hạ gục” lực lượng hải quân Mỹ bố trí ở châu Á. Lực lượng tác chiến biển của Trung Quốc không chỉ bao gồm hải quân mà còn những bộ phận chiến đấu trên bờ, ví dụ như tên lửa chống hạm phóng từ đất liền và máy bay chiến thuật cất cánh từ sân bay trên bờ, nhưng bộ phận này không phải là lực lượng chủ chốt.

Chuyên gia Mỹ: Hải quân Trung Quốc đáng gờm hơn Liên Xô Chuyên gia Mỹ: Hải quân Trung Quốc đáng gờm hơn Liên Xô

(Soha.vn) - O'Rourke cho hay một ưu thế của Hải quân Trung Quốc là sở hữu các tên lửa đạn đạo chống tàu có khả năng tấn công tàu chiến đang di chuyển trên biển.

Bốn mươi năm trước, chiến lược gia Edward Luttwak từng chỉ ra, trong thời bình quyền lực trên biển không chỉ là phân định thắng bại với hạm đội địch, mà là thông qua phương thức triển khai tàu thuyền, máy bay chiến đấu và vũ khí khác để thuyết phục các nhà quan sát rằng mình có thể giành chiến thắng trong tác chiến biển, tại bất cứ phương diện nào.

Bài báo giải thích, sức thuyết phục vũ trang phải trải qua cảm nhận thực tế, các biện pháp vật chất chính là sự quán triệt của ngôn ngữ chính trị. Nói cách khác, phần lớn các nhà quan sát cho rằng, một bên có thể giành thắng lợi trong trận chiến thực tế, cũng sẽ giành chiến thắng trong cuộc đọ sức khi thời bình, cho dù hai bên không hề giao chiến thực.

Như vậy, nhận biết là vấn đề vô cùng quan trọng. Về biểu hiện bên ngoài, các nhà quan sát sẽ có ấn tượng sâu sắc về số lượng tàu thuyền, máy bay và hệ thống vũ khí hùng hậu của Trung Quốc. Nếu so sánh trong thời bình, cán cân có thể nghiêng về bên yếu hơn - tức là Trung Quốc.

Bài viết cho rằng, hải quân Trung Quốc phải “khoe” tư thế chiến đấu với hải quân Mỹ, thậm chí đe dọa để giành chiến thắng, mặc dù có phải đối mặt với cục diện thất bại. Ngày nay, Washington phát hiện mình khó có thể duy trì quy mô hải quân Mỹ, cho dù chiến hạm không thể bị phá hủy hay đánh chìm trong thời bình.

Tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Ohio
Tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Ohio của Mỹ

Vì vậy, nếu hạm đội hải quân Mỹ bị tổn thất nghiêm trọng trong chiến đấu, buộc phải bổ sung tàu chiến, máy bay và đạn dược thì phải làm thế nào? Hải quân Mỹ có thể chịu tổn thất bao nhiêu? Liệu có khả năng duy trì địa vị siêu cường? Tốc độ chỉnh đốn lực lượng của hải quân Mỹ nhanh thế nào? Ngân sách phát sinh thì lấy ở đâu?

Nếu các nhà lãnh đạo Mỹ tự đặt ra những câu hỏi này, họ sẽ do dự không dám quyết ở vào thời điểm then chốt, hoặc buông xuôi hoàn toàn. Đây chính là sự uy hiếp mà một kẻ địch yếu có thể trở thành kẻ thách thức hùng mạnh. Hải quân Trung Quốc hoàn toàn không sánh được với Mỹ nên đây chính là một sự răn đe kiểu “lấy nhu khắc cương”.

Do vậy, bài báo khuyến cáo hải quân Mỹ, không nên kiêu ngạo khi đối mặt với hải quân Trung Quốc. Cách đây hai thế kỷ, nhà chiến lược Clausewits đã chỉ ra, ít nhất về cơ cấu chiến thuật và binh lực, sự thành công về chiến thuật sẽ sản sinh ra thành công toàn diện về chiến lược. Trái lại, nếu cứng nhắc và sai lầm về chiến thuật, sẽ phải trả giá về chiến lược và địa chính trị.

Về mặt công nghệ, giáo sư Robert Ross khẳng định, Trung Quốc hiện nay chưa có khả năng phát triển tên lửa đạn đạo chống hạm, hơn nữa chưa chắc đã làm được công nghệ này. Như vậy, PLA thực sự không có khả năng phát triển tên lửa chống hạm? Bài báo chỉ ra, có vấn đề trong luận thuyết này.

Trên thực tế, tên lửa đạn đạo chống hạm của PLA đã có năng lực tác chiến ban đầu, nhưng Trung Quốc liệu có sử dụng loại vũ khí này trong chiến đấu hay không vẫn còn là một nghi vấn. Ít nhất chỉ có thể nói rằng, tên lửa đạn đạo chống hạm này chưa từng trải qua thử nghiệm tác chiến.

Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Virginia
Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Virginia của Mỹ

Cho nên, khuyết điểm của nó khiến người ta hoài nghi tính hiệu quả nhưng loại bỏ năng lực của loại tên lửa đạn đạo này thì vẫn còn quá sớm. Đây chính là nguyên nhân mà báo cáo thường niên về sức mạnh quân sự Trung Quốc của Lầu Năm Góc phải quan tâm theo dõi, cũng là cơ sở phát sinh những lo lắng của binh lính hải quân Mỹ.

Trung Quốc đang chơi trò cân não với Mỹ?

Giáo sư Ross còn cho biết, quy mô lực lượng tàu ngầm của hải quân PLA “tương đối nhỏ” so với hải quân Mỹ. Sự thật có như vậy hay không? Giáo sư Ross dựa vào tiêu chuẩn nào để đưa ra kết luận như vậy? Cán cân lực lượng trên biển là kết quả của sự so sánh, đối phương chính làtiêu chí đánh giá lực lượng của ta.

Theo trang web “An ninh toàn cầu” của Mỹ (Global Security) từng dự đoán, đến năm 2020, số lượng tàu ngầm trong biên chế của hải quân Trung Quốc sẽ đạt đến con số 70, trong đó có 63 tàu ngầm hạt nhân và tàu ngầm diezen tấn công.

Bài báo chỉ ra rằng, nếu lịch sử gần đây là những lời cảnh báo thì con số ước đoán này vẫn có thể tăng lên. Cùng với việc đẩy mạnh tốc độ hiện đại hóa quân đội, hải quân PLA đang nhanh chóng đào thải số tàu ngầm gây nhiều tiếng ồn và đã cũ kỹ, lỗi thời ra khỏi biên chế.

Ngược lại, hải quân Hoa Kỳ hiện có 73 chiếc tàu ngầm. Con số này có phải để thể hiện khí thế mạnh mẽ của lực lượng tàu ngầm Mỹ hay không?

Trong số 73 tàu ngầm, 18 tàu thuộc lớp Ohio, trong đó 14 chiếc là tàu ngầm hạt nhân chiến lược cùng với tên lửa đạn đạo phóng trên lục địa và máy bay ném bom chiến lược tạo thành lực lượng hạt nhân “tam vị nhất thể”.

Tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Tấn-Type 094 Trung Quốc
Tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Tấn-Type 094 Trung Quốc

4 tàu còn lại đã được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk, chủ yếu thực thi nhiệm vụ tấn công các mục tiêu trên mặt đất. Tàu ngầm lớp Ohio không thích hợp sử dụng làm tàu chỉ huy chiến đấu trên biển hiện nay.

Sau khi loại bỏ lớp Ohio ra khỏi biên chế, hải quân Mỹ chỉ còn 55 tàu ngầm hạt nhân tấn công. Khi tổng thống Obama chuyển chiến lược trọng tâm sang khu vực châu Á, sẽ bố trí 33 tàu ngầm hạt nhân (hoặc 60% số tàu ngầm trong biên chế) ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Ngược lại, toàn bộ hạm đội tàu ngầm của hải quân Trung Quốc đều tập trung ở khu vực này (trừ một tàu ngầm diezen đang hoạt động ở Ấn Độ Dương). Các tàu ngầm này chủ yếu tập trung ở vùng biển Trung Quốc. Vì vậy, ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, quy mô hạm đội tàu ngầm của Quân giải phóng đã vượt qua hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ.

Hơn nữa, khoảng cách về số lượng tàu ngầm giữa hai bên sẽ tiếp tục được giãn ra. Ngân sách phát triển tàu ngầm của Hoa Kỳ không tăng, chi phí đóng tàu lại tăng cao. Chịu ảnh hưởng của nó nên đến thập niên 20 của thế kỷ này, số lượng tàu ngầm của Mỹ sẽ giảm xuống 42 chiếc.

Sự việc ngày một trở nên tồi tệ hơn khi trong thập niên này, dự án nghiên cứu phát triển loại tàu ngầm thay thế cho lớp Ohio có khả năng bị hủy bỏ. Vấn đề đáng nói là không chỉ tàu ngầm hạt nhân tấn công mà một số các hạng mục đóng tàu khác của hải quân cũng bị đình trệ.

Tàu ngầm Kilo-Project 877EKM của Trung Quốc
Tàu ngầm Kilo-Project 877EKM của Trung Quốc

Bài viết này cho rằng, luận điểm về số lượng tàu ngầm hạt nhân tấn công có thể nhanh chóng khôi phục là rất đáng nghi ngờ. Giả sử chiến lược chuyển trọng tâm sang châu Á thành công, Washington sẽ phải bố trí 60% tàu chiến sang hạm đội Thái Bình Dương, như vậy khoảng năm 2025, hải quân Mỹ sẽ phải triển khai 25 đến 26 tàu ngầm để đối phó với 60 tàu ngầm tấn công hạt nhân hoặc tàu ngầm diezen của Trung Quốc.

Tuy nhiên, con số dự đoán này chỉ là đánh giá lạc quan về cán cân lực lượng dưới mặt nước, bởi kết luận này lấy giả thiết Washington có thể mang toàn bộ tàu ngầm ở châu Á triển khai tập trung ở Đông Á làm tiền đề, nhưng làm như vậy là bỏ qua các vùng biển lớn khác, như Ấn Độ Dương và Đông Thái Bình Dương. Do đó, khoảng cách con số này có khả năng tiếp tục nới rộng hơn.

Luận thuyết cho rằng tàu ngầm hạt nhân tấn công của Mỹ là “bất khả chiến bại” cũng có thể đúng, cũng có thể sai. Trừ phi, tàu ngầm Mỹ tiến được vào khu vực trong phạm vi tầm bắn vũ khí của Trung Quốc, mới được gọi là “vô địch”. Để tiến vào được khu vực trong phạm vi tấn công của hệ thống vũ khí Trung Quốc, tàu ngầm hạt nhân Mỹ phải dựa vào ngư lôi tấn công tàu chiến của đối phương.

Điều này có nghĩa khoảng cách giữa tàu ngầm Mỹ và “con mồi” là khoảng 10 hải lý. Lấy vị trí tàu ngầm làm trung tâm, vẽ một vòng tròn có đường kính 20 hải lý, sẽ thấy rằng, vùng biển mỗi tàu ngầm không phải là quá lớn. Tàu ngầm có thể phóng tên lửa hành trình, nhưng theo thiết kế tên lửa Tomahawk chỉ có thể tấn công mục tiêu ở trên đất liền mà không dùng cho tàu chiến mặt nước của đối phương.

Tàu ngầm thông thường lớp Nguyên, Type 041 của Trung Quốc
Tàu ngầm thông thường lớp Nguyên, Type 041 của Trung Quốc

Ngược lại, bài báo cũng đưa ra, tàu ngầm Trung Quốc không chỉ được trang bị ngư lôi, mà còn được trang bị tên lửa hành trình chống hạm, có thể tấn công tàu mặt nước cách tàu ngầm hàng trăm km. Tuy chất lượng tàu ngầm của Bắc Kinh không tốt, nhưng lại “thắng” về số lượng, hơn nữa, toàn bộ hạm đội tàu ngầm đều tập trung ở biển Đông và Tây Thái Bình Dương.

Trong khi đó, tàu ngầm của Hoa Kỳ lại phân bố rải rác ở bảy vùng biển, đó là: Bắc Thái Bình Dương, Nam Thái Bình Dương, Bắc Đại Tây Dương, Nam Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương và biển Nam Cực. Cho nên, chúng chỉ phát huy toàn bộ ưu thế sức mạnh hiện có của mình khi so sánh với một phần thực lực của đối thủ cạnh tranh.

Giữa Bắc Kinh và Washington, ưu thế đang nghiêng về Trung Quốc. Trong trường hợp này, Mỹ không nên coi nhẹ nhân tố địa - chính trị trong trận chiến tàu ngầm hoặc bất kỳ lĩnh vực chiến đấu khác bởi Trung Quốc là một đối thủ cạnh tranh lớn có thực lực mạnh.

Nhà lịch sử học quân sự nổi tiếng Clausewitz đã từng đưa ra 3 phương thức giành thắng lợi trong chiến tranh và hai phương pháp phù hợp với cạnh tranh chiến lược trong thời bình. Một trong 2 phương pháp đó là chơi “trò chơi cân não” với đối thủ cạnh tranh, đó chính là sở trường của Bắc Kinh. Và Mỹ nên cảnh giác, không được phép coi thường đối thủ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại