Hệ thống có thể khiến Mỹ "tê liệt" ở Bắc Cực

Hòa Sơn |

Mỹ đang bất an thực sự trước những hệ thống giám sát và chiến đấu Nga triển khai tại Bắc Cực - những hệ thống này có thể khiến Mỹ "tê liệt".

Lưới lửa sonar

Ngay từ năm 1950 Hải quân Liên Xô đã bắt đầu xây dựng các trạm và hệ thống định vị thủy âm, giúp phát hiện và theo dõi hoạt động của lực lượng tàu ngầm đối phương cũng như đảm bảo an toàn hàng hải trên các vùng biển duyên hải và các cơ sở hạ tầng ven biển.

Sau sự sụp đổ của Liên Xô, cộng với ngân sách hạn chế các trạm định vị thủy âm của Hải quân Nga cũng được cho ngưng hoạt động hoặc cắt giảm mạnh và hoạt động hạn chế cho đến tận ngày nay.

Nhưng với chương trình hiện đại hóa quân đội, Moscow đã một lần nữa nhận ra sự cần thiết của trạm định vị thủy âm dưới nước, để có thể giám sát mọi hoạt động của kẻ thù bên dưới vùng biển nằm tiếp giáp với vùng biển quốc tế của Nga.

Những hoạt động quân sự của Nga ở Bắc Cực luôn khiến Mỹ lo lắng.
Những hoạt động quân sự của Nga ở Bắc Cực luôn khiến Mỹ lo lắng.

Cùng với kế hoạch xây dựng các trạm định vị thủy âm ở Bắc Cực, Hạm đội Phương Bắc thuộc Hải quân Nga cũng sẽ mở rộng phạm vi các trạm định vị thủy âm của mình, với việc lắp đặt thêm các thiết bị nằm sâu dưới đáy biển để có thể theo dõi mọi hoạt động dưới nước với phạm vi hoạt động hiệu quả lên tới hàng trăm km tính từ bờ biển.

Ngoài ra, hạm đội này cũng sẽ đưa vào trang bị hệ thống định vị thủy âm thụ động MGK-608M thứ hai do Viện nghiên cứu khoa học Atoll phát triển.

Theo một số nguồn tin quân sự Nga, MGK-608M có tầm hoạt động hiệu quả khoảng 160km tính từ bờ biển và một tổ hợp chỉ cần 4 binh sĩ để vận hành, bên cạnh đó trung tâm chỉ huy của toàn bộ hệ thống sẽ được đặt tại vùng Severomorsk.

Các biến thể xuất khẩu của hệ thống định vị thủy âm MGK-608E cũng dành được sự quan tâm từ các khách hàng nước ngoài tại triển lãm hàng hải IMDS-2015 diễn ra tại St Petersburg.

Hệ thống này bao gồm các thiết bị định vị được lắp đặt dưới đáy biển có thể được triển khai ở nhiều loại địa hình khác nhau với phạm vi triển khai có thể lên tới hàng trăm km.

MGK-608E được trang bị các hệ thống phần mềm và phần cứng đặc biệt, bộ xử lý trung tâm của nó không chỉ cho phép cung cấp dữ liệu dưới mặt nước mà còn ở trên mặt biển và cả trên không.

Với khả năng phân tích và quản lý các tình huống khác nhau bao gồm cả chia sẻ dữ liệu về mục tiêu cho các lực lượng tác chiến cơ động, hệ thống này sẽ giúp Bộ chỉ huy chiến lược Bắc Cực của Nga có thể bảo vệ tốt các vùng lãnh hải của nước này trước các mối đe dọa từ phía Bắc.

Mỹ lo sẽ bị "tê liệt"

Trước những hệ thống giám sát và chiến đấu dày đặc của Nga tại Bắc Cực, Mỹ đang thể hiện sự lo lắng thực sự của mình khi cho rằng Moscow có thể dễ dàng nghe lén, hoặc cắt cáp thông tin đáy biển của Mỹ dễ dàng như ăn kẹo.

Theo The New York Times đưa tin rằng, Lầu Năm Góc lo ngại về sự hiện diện của tàu chiến và tàu ngầm của Liên bang Nga trong các vùng biển có cáp truyền thông đảm bảo điện thoại và kết nối Internet cho Hoa Kỳ - theo The New York Times.

Tàu ngầm hạt nhân của Nga tại Bắc Cực.
Tàu ngầm hạt nhân của Nga tại Bắc Cực.

Lầu Năm Góc lo ngại trong trường hợp gia tăng "căng thẳng và xung đột" giữa Mỹ và Nga, hệ thống tuyến cáp quang của Mỹ chạy ngầm dưới đáy biển sẽ bị Nga cắt đứt. Còn trong thời bình, Nga có thể đấu trộm vào đường cáp để “ăn cắp” thông tin.

Trong tình huống có chiến sự xảy ra, các tàu này của Nga có thể phá vỡ hoàn toàn liên lạc truyền thông, liên quan đến hoạt động của chính phủ, nền kinh tế và công dân không chỉ của Mỹ mà toàn bộ các nước phương Tây.

Đồng thời, The New York Times cũng cho biết, chính phủ Mỹ đã điều động một lực lượng không xác định, bí mật theo dõi hoạt động của tàu ngầm và tàu chiến của Liên bang Nga tại khu vực đặt hệ thống cáp thông tin liên lạc.

Bộ quốc phòng Mỹ cho rằng, trong tình huống này họ sẽ nhanh chóng khôi phục lại kết nối nếu hệ thống cáp ngầm bị hư hỏng.

Tuy nhiên, Lầu Năm Góc không tiết lộ khu vực hoạt động của các tàu này và cũng thông thông báo chi tiết cụ thể về hoạt động của hải quân Nga mà họ theo dõi.

Hiện Nga có những tàu ngầm do thám hết sức bí ẩn, được cải tiến trên cơ sở những tàu ngầm hạt nhân không lồ, có độ lặn siêu sâu, ví dụ như Losharik, có tính năng tương tự như tàu ngầm do thám SSN-23 USS Jimmy Carter của Mỹ, được cải tiến trên cơ sở tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Seawolf.

Đây vốn là một tàu thuộc lớp tàu ngầm tấn công hạt nhân Seawolf nhưng được nâng cấp triệt để cho nhiệm vụ trinh sát và nó được trang bị một số tàu ngầm mini điều khiển từ xa để đảm nhận các nhiệm vụ do thám, thu thập thông tin về đáy đại dương ở những khu vực sâu nhất.

Nhờ vào khả năng lặn sâu, những tàu ngầm do thám của Nga và Mỹ có thể thám sát địa hình khu vực đáy biển; đặt các thiết bị nghe lén, đấu nối, thu trộm thông tin từ cáp ngầm dưới đáy biển; phá hoại các thiết bị thông tin của đối phương. Thậm chí chúng có thể phóng các UAV lên thám sát mặt biển.

Theo các chuyên gia quân sự Mỹ, hôm 11/8 vừa qua, tàu ngầm tên lửa chiến lược BS-64 Podmoskovye của hải quân Nga đã rời khỏi khu vực ụ bảo dưỡng của Nhà máy đóng tàu Severodvinsk.

BS-64 Podmoskovye có tính năng tương đương một tàu ngầm hạt nhân chiến lược thế hệ thứ IV, lớp DELTA IV (theo ký hiệu NATO), với thủy thủ đoàn 125 người trang bị 16 tên lửa đạn đạo liên lục địa. Năm 1999, tàu ngầm này được đưa đi tu bổ để biến thành một tàu ngầm do thám.

Theo dự kiến, BS-64 sẽ trở thành tàu đảm nhận "nhiệm vụ đặc biệt" là tàu ngầm do thám, chuyên hoạt động với các trạm nghiên cứu hạt nhân ngầm và thu thập dữ liệu thăm dò, đảm nhiệm chức năng cơ sở cho các tàu và thiết bị không người lái dưới nước.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại