Lịch sử phát triển
Heckler & Koch (H&K) được biết đến nhờ việc sản xuất ra nhiều mẫu súng ngắn và súng trường tấn công hàng đầu thế giới. Tuy nhiên có một trở ngại khá lớn làm họ không thể chiếm lĩnh thị phần trong lực lượng quân sự và thực thi pháp luật đó là giá cao hơn các đối thủ cạnh tranh.
Vào năm 1989, H&K bắt đầu nghiên cứu về thị trường súng ngắn tại Mỹ và đưa ra một số tiêu chí mà họ phải đáp ứng để cạnh tranh với Glock, Beretta, SIG Sauer và Smith & Wesson. Trong tháng 9/1989, họ đã bắt đầu chế tạo loại súng ngắn thệ hệ mới này.
H&K MP-5 và USP - Bộ đôi được đặc nhiệm các nước ưa thích
Các tiêu chí mà khẩu súng mới phải đáp ứng bao gồm: giá hợp lý, thiết kế theo kiểu thông thường, các tính năng sáng tạo, đáng tin cậy, bền, an toàn, chính xác, chất lượng tốt, vật liệu tiên tiến, cơ số đạn lớn, độ giật thấp, thân thiện với người dùng, nhiều chế độ hoạt động và khóa nòng thông thường.
Vào những ngày đầu nghiên cứu phát triển, mẫu súng mới đã có cơ hội tham gia vào các cuộc thử nghiệm quan trọng. Tháng 2/1991, USSOC yêu cầu một khẩu súng ngắn mới với các tiêu chí giống nhau nhưng sẽ đưa vào thử nghiệm ở các môi trường khắc nghiệt nhất thế giới.
Đến tháng 9/1991, cái tên USP hay Universal Self-loading Pistol (súng ngắn phổ thông tự nạp) đã được trao cho khẩu súng mới này, đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ về phát triển súng ngắn của H&K. Sau đó H&K đã trao hàng loạt nguyên mẫu cho USSOC để thử nghiệm và khá thành công.
USP được giới thiệu tại Triển lãm SHOT Show vào năm 1993 và trong tháng 2/1993, việc sản xuất USP đã bắt đầu tại nhà máy H&K GmbH ở Đức.
Thiết kế của một khẩu súng ngắn hiện đại
Phiên bản kích thước lớn của USP
Tương tự như Glock, gia đình USP có số lượng thành viên khá đông đảo với hàng loạt biến thể có khối lượng cơ bản 748 - 1.180 g, chiều dài 194 - 240 mm với nòng dài 108 - 153 mm. Đúng như tiêu chí ban đầu của H&K, USP được làm từ polymer cao phân tử kết hợp với kim loại nhẹ là chủ yếu.
Các thành phần kim loại của súng đều được tráng lớp chống ăn mòn kiểu nitrit hóa độc quyền của H&K. Còn những bộ phận kim loại bên trong máy súng được phủ lớp Dow Corning đặc biệt nhằm giảm ma sát và mài mòn.
Qua thử nghiệm, USP và đạn của nó có thể hoạt động tốt trong dải nhiệt độ rất khắc nghiệt từ -42°C đến +67°C. Thậm chí họ còn ngâm vào nước biển, thả rơi từ độ cao lớn hay ném lên bê tông; tất cả đều không hề hấn gì.
Báng súng USP có kích thước rất lớn
Súng được cấu tạo từ 54 bộ phận nhỏ và chia làmh 7 thành phần chính để bảo trì và làm sạch: nòng, thanh trượt, lo xo đẩy, thanh dẫn lò xo, khung chính, chặn thanh trượt và hộp tiếp đạn.
Việc tháo lắp USP tương đối phức tạp so với Glock nhưng dễ hơn M1911. Người bắn cần kéo thanh trượt về phía sau và gạt thanh dài phía trên vành bao cò, xạ thủ cũng cần loại bỏ bộ phận bảo vệ nòng để tháo nòng từ thanh trượt nhằm thay thế hoặc lau chùi.
Trên thực tế, thiết kế của USP không hề hướng đến các đối tượng có bàn tay nhỏ. Kể cả phiên bản USP Tactical với kích thước khiêm tốn cũng cần một bàn tay có kích thước tương đối để kiểm soát dễ dàng. Bù lại, tay nắm của súng có góc nghiêng, độ bám cùng mức độ thoải mái rất tốt.
Thước ngắm phía sau của USP (nhìn từ trên xuống)
USP sở hữu hệ điểm ruồi ngắm điển hình của Đức. Các điểm ngắm hoàn toàn màu đen, không có tương phản, màu sắc hay điểm phát xạ tự nhiên tritium.
Thước ngắm phía sau có khả năng điều chỉnh bù gió và độ cao. Điểm ruồi phía trước được làm khá cao, nhô ra khoảng 8 mm từ thanh trượt, trong khi một điểm ruồi điển hình bình thường chỉ từ 3 - 4 mm.
Súng không đi kèm ray Picatinny mà sử dụng hệ thống ray nhỏ hơn, nên còn hạn chế khi trang bị các phụ kiện tiêu chuẩn.
Một số nhà sản xuất đã cung cấp các ray chuyển sang Picatinny, giúp việc lắp phụ kiện dễ dàng hơn. Súng thường đi kèm với đèn Streamlight TLR và nhiều đèn pin chiến thuật cũng như đèn chỉ thị laser khác.
USP có thể gắn kèm ống hãm thanh AAC Ti-Rant để giảm độ giật cũng như triệt tiêu âm thanh phát ra. Súng được đánh giá là dễ dàng khai hỏa mà không cần ngắm.
Một khẩu USP được trang bị đèn pin của SureFire
Lực nhấn cò của USP khoảng 5,2 kg đối với hai hành động, còn đối với một hành động là 2,04 kg. Trong chế độ một hành động, quãng đường di chuyển khoảng ¼ inch và nhẹ nhàng như “lái một chiếc Porsche”.
USP sử dụng cơ chế giật ngắn như nhiều khẩu súng khác. Tuy nhiên, điểm đặc biệt của nó chính là hệ thống giảm giật được tích hợp vào trong lò xo đẩy chính nằm bên dưới nòng, bao gồm một lò xo nặng, cứng bao quanh thanh dẫn lò xo.
Mục đích chính của hệ thống này là đệm vào nòng và giảm độ giật đi khoảng 30%, làm cho USP luôn tự hào về độ chính xác tuyệt vời của mình.
Đạn 0,45 ACP được sử dụng phổ biến tại Mỹ
Gia đình USP sử dụng 4 loại đạn khác nhau được chia ra làm nhiều biến thể: 9 mm Parabellum; 0,357 SIG; 0,40 S&W và 0,45 ACP. Các khẩu súng đều có tầm bắn hiệu quả đạt từ 35 m (0,45 ACP) đến 50 m (9 mm Para).
Được coi là đối trọng chính của Glock trên thị trường, USP đã mang đầy đủ các yếu tố của một khẩu súng ngắn hiện đại: kinh tế, dễ sử dụng và chính xác. Hiện nay USP đang được sử dụng trên toàn thế giới mà nhiều nhất là các lực lượng quân đội cũng như thực thi pháp luật của Đức.