Iskander được đưa vào tham chiến lần đầu vào năm 2008 trong cuộc xung đột Nam Ossetia với Cộng hòa Gruzia. Không những đạt hiệu suất cao hơn hẳn các công nghệ tàng hình bị động truyền thống cũ, Iskander đã thể hiện sự hiện đại hơn hẳn của mình và đã khiến cho các Lực lượng của Quân đội Gruzia điêu đứng.
Đầu đạn Iskander-M đạt tốc độ 2.100m/s đến 2.600m/s, nghĩa là tương đương với vận tốc Mach 6-7 và di chuyển với một quỹ đạo khá linh hoạt. Thông thường, Iskander-M bay ở cao độ 50km so với mặt đất ở mức tiêu chuẩn. Iskander-M sở hữu đầu đạn có trọng lượng 4.615kg mang đầu đạn nổ thông thường nặng 800kh hoặc đầu đạn hạt nhân 300kiloton. Tầm hoạt động của Iskander-M lên đến 480km và độ sai lệch chỉ nằm trong khoảng 5 đến 7 m. Iskander-M được trang bị một đầu đạn tự dẫn vô cùng linh hoạt và cơ động, nó có thể tăng tốc lên tối đa từ 20G đến 30G, nghĩa là từ 200m/s2 đến 300/s2, một tốc độ kinh hoàng mà ít có loại đầu đạn nào đạt được. Bên cạnh đó, Iskander-M có thể thay đổi quỹ đạo bay và phương hướng của nó để qua mặt được các hệ thống tên lửa đánh chặn.
Mô phỏng cơ cấu làm việc của Plasma Shield
Chẳng hạn, Iskander-M có thể bay theo một góc chếch +90 độ và vận tốc tăng lên từ 10G đến 20G để qua mặt được hệ thống phòng thủ tên lửa MIM-104 “Patriot”, do các tên lửa PAC chuẩn của Patriot chỉ có tốc độ tối đa là 700 m/s đến 800 m/s. Iskander không chỉ né tránh được tên lửa đánh chặn mà còn các loại radar hiện đại nhất hiện nay như Kochulga của Ukraine hay X-band của Mỹ. Vậy thì mấu chốt của công nghệ tàng hình này nằm ở đâu? Câu trả lời nằm ở công nghệ tàng hình “ngoài hành tinh” Plasma Shield.
Công nghệ tàng hình chủ động sử dụng Plasma (ASCPS) hay còn gọi là công nghệ tàng hình chủ động bằng cách ly hợp các ion. Đây là một công nghệ mới và rất hiện đại, giúp giảm thiểu tối đa được kinh phí cho vật liệu làm vỏ của đầu đạn. Công nghệ này được các nhà khoa học Nga phát minh. Hiệu quả của công nghệ ASCPS là tương đối cao so với các công nghệ tàng hình truyền thống như vật liệu hút sóng xung điện hay công nghệ giảm thiểu tối đa diện tích sóng xung điện từ tiếp xúc. Sự phát minh ra công nghệ ASCPS là một bước nảy vọt về công nghệ cuối thế kỷ XX của người Nga.
Thuật ngữ Plasma nghĩa là trạng thái các nguyên tử của một phần tử chứa quá nhiều động năng đến mức các nguyên tử sẽ va đập liên tục với nhau với vận tốc tương đương với ánh sáng. Sau đó, chúng sẽ bị phân tách thành phần hạt nhân và phần Electron mang điện tích chuyển động tự do dưới lớp vật chất Plasma này. Ứng dụng công nghệ Plasma, khi được phóng đi, Iskander sẽ lợi dụng vận tốc kinh hoàng của nó để truyền năng lượng cho lớp vật chất đặc biệt ở bên trong, tạo ra một lớp mây Plasma bao phủ kín đầu đạn.
Khi các luồng sóng điện từ phát đi và va chạm vào lớp mây Plasma thì 1 phần của nó sẽ bị phân tán khắp nơi và không có bất kỳ phản hồi nào, một phần khác sẽ bị những xung động bên trong lớp ion trung hòa hòa điện đánh lừa, trả về các xung điện tử có bước sóng không ổn định và chênh lệch nhau nhiều. Do đó, hệ thống của đối phương khi phân tích sẽ trả về các kết quả không chính xác nên không thể xác định được rõ mục tiêu và lên các dữ liệu cho tên lửa khai hỏa. Một phần lớn của xung điện từ bị lớp mây Plasma hấp thụ và không còn khả năng trả về các xung động điện từ phản hồi.
Công nghệ tàng hình chủ động mang nhiều ưu điểm như không phải hy sinh các mặt như khí động học, tốc độ và độ cản của không khí. Bên cạnh đó, lớp mây Plasma trung hòa điện tích giảm thiểu tối đa va chạm với các phần tử mang điện tích trong không khí, qua đó tăng được 30% vận tốc cho nó, nghĩa là tăng đến 840m/s. Như vậy, tốc độ thật sự của Iskander-M trong lúc bay đến mục tiêu là 3.640m/s, một vận tốc không tưởng.
Trong xung đột giữa Nam Ossetia và Cộng hòa Gruzia năm 2008, Iskander-M được sử dụng với tư cách là vũ khí thử nghiệm của Lực lượng tên lửa chiến lược của Liên bang Nga (Strategic Missile Troops – SMT) để tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Gruzia. Kết quả đem lại nằm ngoài dự kiến, Iskander-M đã khiến cho Lực lượng phòng không Gruzia sử dụng loại tên lửa đánh chặn MIM-104 “Patriot” không thể nào phát hiện ra bất kỳ vật thể nào trên màn hình radar, thế nhưng lại liên tục bị Iskander-M tấn công dồn dập vào bất kỳ cứ điểm nào của họ.
X-band "bất lực" trước Iskander-M?
Theo một nguồn tin không chính thức từ tạp chí quốc phòng Moskva Defense Brief thì Iskander-M đã gây ra rất nhiều tổn thất to lớn cho Quân đội Gruzia, đặc biệt là Lực lượng tăng thiết giáp.
Sáng ngày 3-8-2008, một quả Iskander-M đã tấn công trúng một lữ đoàn xe tăng gồm 28 chiếc tại thành phố Gori nằm cách Nam Ossetia chỉ 100km. Quả tên lửa Iskander-M đã thổi bay 28 chiếc và làm 2 chiếc khác gần đó cũng bị hư hỏng. Sự thể hiện của Iskander-M tại Gruzia đã khiến Mỹ vô cùng lo ngại vì trước đó họ đã lên kế hoạch thiết lập các hệ thống tên lửa đánh chặn tại Cộng hòa Czech và Ba Lan.
Trong suốt 10 ngày đầu diễn ra cuộc xung đột, 26 quả Iskander-M và 2 quả Iskander-K mới được giới thiệu đã tấn công khắp các thành phố có quân đội Gruzia. Tất cả 28 quả Iskander đều được đánh dấu thông qua vệ tinh GLONASS và máy bay cảnh báo sớm tại các thành phố như Gori, Akhalgori và 2 quả rơi gần thủ đô Tbilisi. Trong đó, 1 quả Iskander-M đã giết chết một phóng viên chiến trường quốc tịch Hà Lan tại Gori là Stanislaus N.I.M Storimans. Việc này đã khiến cộng đồng quốc tế lên án và yêu cầu Nga dừng ngay việc sử dụng tên lửa Iskander-M.
Tháng 11-2008, 8 tháng sau cuộc chiến, Tổng thống đương nhiệm của Liên bang Nga là Dmitri Anatolyevich Medvedev đã ngay lập tức có bài diễn văn nhằm đe dọa Mỹ:
“Mỹ có thể dựng lên bất kỳ hệ thống tên lửa đánh chặn nào ở Đông Âu, thậm chí là ngay bên cạnh Nga như Gruzia chẳng hạn. Thế nhưng, hãy xem chừng Iskander. Và Iskander sẽ được triển khai ở Kalinigrad, trong bất kỳ động thái nào làm gia tăng căng thẳng nữa với nước Nga. Các hệ thống tên lửa đánh chặn của các vị (Mỹ) sẽ thành tro bụi trước Iskander”
Bài phát biểu của ông đầy thái độ thù hằn và cực kỳ bức xúc trước hệ thống tên lửa đánh chặn của Mỹ nhằm vào Nga. Iskander có thể bao phủ toàn bộ lãnh thổ Ba Lan và một phần của Cộng Hòa Czech. Sau đó, sợ những hệ lụy không hay đến với các đồng minh, Tổng thống đương nhiệm Mỹ là Barrack Obama đã chính thức hủy việc thành lập 2 lá chắn tên lửa ở Ba Lan và Czech.
Xem thêm:
9K720 Iskander: 'Sát thủ' mang công nghệ 'ngoài hành tinh'