Điểm mặt tàu chiến, may bay "khủng" của Liên Xô từng ghé Cam Ranh

Trong thời gian đồn trú tại quân cảng Cam Ranh (Việt Nam), nhiều tàu chiến, máy bay thuộc “hàng khủng” của Hải quân Liên Xô đã ghé vào Cam Ranh.

“Khủng nhất” trong số những tàu chiến thuộc Hạm đội Thái Bình (Hải quân Liên Xô) từng ghé vào Cam Ranh có lẽ là tàu sân bay Minsk. Con tàu thuộc lớp Kiev Project 1143 Krechyet có lượng giãn nước tới 45.000 tấn, dài 273m. Tàu sân bay Minsk mang được 30 máy bay gồm: 12 tiêm kích cất hạ cánh thẳng đứng Yak-38 và 16 trực thăng săn ngầm.
“Khủng nhất” trong số những tàu chiến thuộc Hạm đội Thái Bình (Hải quân Liên Xô) từng ghé vào Cam Ranh có lẽ là tàu sân bay Minsk. Con tàu thuộc lớp Kiev Project 1143 Krechyet có lượng giãn nước tới 45.000 tấn, dài 273m. Tàu sân bay Minsk mang được 30 máy bay gồm: 12 tiêm kích cất hạ cánh thẳng đứng Yak-38 và 16 trực thăng săn ngầm.
Mùa hè năm 1980, tàu sân bay Minsk đã ghé vào Cam Ranh trong khi làm nhiệm vụ chiến đấu ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Trong ảnh là tiêm kích Yak-38 hạ cánh trên tàu Minsk tại Cam Ranh.
Mùa hè năm 1980, tàu sân bay Minsk đã ghé vào Cam Ranh trong khi làm nhiệm vụ chiến đấu ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Trong ảnh là tiêm kích Yak-38 hạ cánh trên tàu Minsk tại Cam Ranh.
Ngoài đón tàu sân bay, tàu ngầm hạt nhân Liên Xô từng nhiều lần tiến vào Cam Ranh. Trong ảnh là thủy thủ đoàn tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Victor III Project 671RTM biên chế trong Sư đoàn tàu ngầm số 38 (Liên đội tàu chiến số 17) tại quân cảng Cam Ranh.
Ngoài đón tàu sân bay, tàu ngầm hạt nhân Liên Xô từng nhiều lần tiến vào Cam Ranh. Trong ảnh là thủy thủ đoàn tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Victor III Project 671RTM biên chế trong Sư đoàn tàu ngầm số 38 (Liên đội tàu chiến số 17) tại quân cảng Cam Ranh.
Tàu ngầm hạt nhân Victor III Project 671RTM có lượng giãn nước 7.250 tấn (khi lặn), dài 102m. Tàu được thiết kế với 2 máy phóng ngư lôi cỡ 650mm và 4 máy phóng cỡ 533mm cho phép bắn: tên lửa hành trình chống tàu RPK-6 hoặc RPK-2 có khả năng mang đầu đạn hạt nhân; ngư lôi siêu tốc VA-111; thủy lôi.
Tàu ngầm hạt nhân Victor III Project 671RTM có lượng giãn nước 7.250 tấn (khi lặn), dài 102m. Tàu được thiết kế với 2 máy phóng ngư lôi cỡ 650mm và 4 máy phóng cỡ 533mm cho phép bắn: tên lửa hành trình chống tàu RPK-6 hoặc RPK-2 có khả năng mang đầu đạn hạt nhân; ngư lôi siêu tốc VA-111; thủy lôi.
Ngoài Victor III, Cam Ranh từng đón tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Echo II Projec 675 có lượng giãn nước 5.760 tấn (khi lặn). Tàu có khả năng mang được 8 tên lửa hành trình chống tàu tầm xa P-5 có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
Ngoài Victor III, Cam Ranh từng đón tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Echo II Projec 675 có lượng giãn nước 5.760 tấn (khi lặn). Tàu có khả năng mang được 8 tên lửa hành trình chống tàu tầm xa P-5 có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
Trong ảnh là thủy thủ đoàn tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Echo II Project 675 thuộc Sư đoàn tàu ngầm số 38 (Liên đội tàu chiến số 17) tại quân cảng Cam Ranh, tháng 10/1982.
Trong ảnh là thủy thủ đoàn tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Echo II Project 675 thuộc Sư đoàn tàu ngầm số 38 (Liên đội tàu chiến số 17) tại quân cảng Cam Ranh, tháng 10/1982.
Trong thời gian đóng tại quân cảng Cam Ranh, Liên Xô đã điều tới một trung đoàn không quân hỗn hợp (chiến đấu, tuần tra biển, vận tải). Đáng chú ý trong số máy bay được điều tới có 2 cái tên thuộc hàng “top” của Liên Xô gồm: tiêm kích MiG-23 và máy bay săn ngầm Tu-142. Trong ảnh là tiêm kích đánh chặn cánh cụp cánh xòe MiG-23MLD sau chuyến bay thử ở sân bay Cam Ranh tháng 1/1985.
Trong thời gian đóng tại quân cảng Cam Ranh, Liên Xô đã điều tới một trung đoàn không quân hỗn hợp (chiến đấu, tuần tra biển, vận tải). Đáng chú ý trong số máy bay được điều tới có 2 cái tên thuộc hàng “top” của Liên Xô gồm: tiêm kích MiG-23 và máy bay săn ngầm Tu-142. Trong ảnh là tiêm kích đánh chặn cánh cụp cánh xòe MiG-23MLD sau chuyến bay thử ở sân bay Cam Ranh tháng 1/1985.
MiG-23MLD là biến thể cuối cùng của dòng tiêm kích đánh chặn MiG-23. Loại này được cải tiến về hệ thống radar và điện tử, có khả năng mang được tên lửa không đối không hiện đại R-73 và R-27.
MiG-23MLD là biến thể cuối cùng của dòng tiêm kích đánh chặn MiG-23. Loại này được cải tiến về hệ thống radar và điện tử, có khả năng mang được tên lửa không đối không hiện đại R-73 và R-27.
Cam Ranh cũng là nhà trong suốt nhiều năm của máy bay tuần tra biển – săn ngầm Tu-142. Đây là loại máy bay được thiết kế dựa trên máy bay ném bom chiến lược Tu-95 với khả năng mang lượng lớn vũ khí, tầm bay xa.
Cam Ranh cũng là nhà trong suốt nhiều năm của máy bay tuần tra biển – săn ngầm Tu-142. Đây là loại máy bay được thiết kế dựa trên máy bay ném bom chiến lược Tu-95 với khả năng mang lượng lớn vũ khí, tầm bay xa.
Trong ảnh là máy bay săn ngầm Tu-142 tại sân bay Cam Ranh.
Trong ảnh là máy bay săn ngầm Tu-142 tại sân bay Cam Ranh.
Chiếc Tu-142 chuẩn bị hạ cánh xuống sân bay Cam Ranh.
Chiếc Tu-142 chuẩn bị hạ cánh xuống sân bay Cam Ranh.
Tu-142 được trang bị 4 động cơ tuốc bin cánh quạt Kuznetsov NK-12MV cho phép đạt tốc độ 925km/h, bán kính chiến đấu 6.500km. Máy bay có khả năng bay liên tục 10,5 tiếng trên không. Tu-142 mang được tới 9 tấn vũ khí trong khoang gồm: ngư lôi chống ngầm, thủy lôi.
Tu-142 được trang bị 4 động cơ tuốc bin cánh quạt Kuznetsov NK-12MV cho phép đạt tốc độ 925km/h, bán kính chiến đấu 6.500km. Máy bay có khả năng bay liên tục 10,5 tiếng trên không. Tu-142 mang được tới 9 tấn vũ khí trong khoang gồm: ngư lôi chống ngầm, thủy lôi.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại