Vậy chiếc xe tăng lợi hại nhất thời Thế chiến II là gì? Zaloga đã tránh chọn ra chiếc xe tăng vĩ đại nhất của mọi thời đại, bởi đơn giản không chiếc nào thỏa mãn tất cả các tiêu chí được đề ra.
“Một xe tăng được bảo vệ bằng lớp giáp dày 45mm sẽ không thể bị xuyên phá vào năm 1941, nhưng đến năm 1945 thì bị tiêu diệt hoàn toàn”, ông viết.
“Một xe tăng được trang bị pháo 76mm sẽ tàn phá cả thế giới năm 1941, nhưng đến năm 1945 thì chỉ như một khẩu súng lục trong một trận chiến tăng đấu tăng”.
Thay vào đó, Zaloga quyết định so sánh một cách dàn trải: thay vì tìm ra loại xe tăng tốt nhất trong Thế chiến II, ông chọn ra loại xe tăng lợi hại nhất trong mỗi năm của cuộc chiến.
Quan trong hơn nữa, ông cũng đề cập đến việc tại sao các loại xe tăng “tốt nhất” lại thường là của bên thua trận.
Ví dụ, các loại xe tăng kém hơn của Đức lại có thể tiêu diệt một trung đoàn xe tăng Liên Xô năm 1941, còn các xe tăng Super Sherman của Israel, vốn là phiên bản nâng cấp của loại khí tài Thế chiến II còn sót lại, lại có thể tiêu diệt xe tăng Liên Xô hiện đại hơn vào năm 1973.
Ông Zaloga giải quyết vấn đề này bằng cách chọn ra 2 loại xe tăng lợi hại nhất của mỗi năm.
Ông gọi hạng mục đầu tiên là “Xe tăng ưa thích của Tổ lái”, dành cho các loại xe tốt nhất về hỏa lực, thiết giáp và tính cơ động.
Hạng mục thứ hai có tên “Xe tăng ưa thích của Chỉ huy”, dựa trên tính hữu dụng trong những vấn đề như độ tin cậy và số lượng sản xuất được.
Ví dụ, mặc dù xe tăng Tiger huyền thoại của Đức có sức công phá và giáp dày hơn một loại xe khác của Đức là StuG III, “quân đội Đức có thể mua về 10 xe StuG III hoặc 3 chiếc Tiger”, Zaloga viết.
“Xét về độ tin cậy, quân đội Đức lúc đó có thể có 7 xe tăng StuG III hoặc 1 xe Tiger sẵn sàng chiến đấu”.
Cách phân tích này đã mang lại những kết quả bất ngờ. Xe tăng Pháp không được coi là ưu việt, tuy nhiên vào năm 1940 xe Somua S-35 của nước này được coi là “Xe tăng ưa thích của tổ lái” do sự cân bằng về thiết giáp, hỏa lực và tính cơ động.
Vậy nhưng S-35 và nhiều loại xe tăng thời kỳ đầu cuộc chiến của quân Đông minh là tháp pháo 2 người của họ, nơi chỉ huy tổ lái cũng có trách nhiệm bắn pháo.
Điều này có nghĩa là chỉ huy không thể tập trung vào tình hình chiến trường, khiên người này thiếu nhận biết tình huống và khó có khả năng đáp lại tình hình đang xảy ra.
Ngược lại, xe tăng Mark IV của Đức trên lý thuyết lại yếu hơn các loại xe tăng khác. Tuy nhiên tháp pháo của nó có 3 người, một người phụ trách bắn pháo, người thứ hai lo việc nạp đạn, giúp chỉ huy xe tăng đưa ra mệnh lệnh của mình.
Do đó, Mark IV được coi là “Xe tăng ưa thích của chỉ huy” bởi nó giúp giành chiến thắng trên chiến trường.
Một vài xe tăng mà ông Zaloga chọn lại không khiến nhiều người ngạc nhiên. Loại xe tăng duy nhất được coi là xe tăng ưa thích của cả tổ lái lẫn chỉ huy vào năm 1941 là T-34 của Liên Xô.
Mặc dù tháp pháo chỉ có 2 người, hỏa lực, thiết giáp và tính cơ động của nó khiến nhiều xe tăng Panzer của Đức phải sợ hãi. Nhiều lính Đức cũng kinh sợ loại xe này bởi lớp giáp dày của nó.
Có người đưa ra lập luận rằng quân Đức đã nghiên nát lực lượng xe tăng của Liên Xô vào năm 1941, nhưng đó là bởi đội ngũ không được huấn luyện đầy đủ, bảo dưỡng xe tăng kém cùng chiến thuật sai lầm của phía Liên Xô.
T-34 là xe tăng lợi hại không phải bởi vì nó giúp thắng trận vào năm 1941, mà là bởi nó giúp LiênXô không phải chịu thiệt hại nặng nề hơn.
Đến năm 1943, sự tương phản giữa tính năng của xe và sự hữu dụng trên chiến trường trở nên rõ ràng.
Xe tăng Tiger I là Xe tăng ưa thích của tổ lái bởi lớp giáp dày và hỏa lực của pháo mạnh, khiến nhiều binh lính quân Đồng minh phải kinh sợ.
Nhưng Tiger lại tốn nhiều chi phí, số lượng xe không nhiều (tổng cộng chỉ có 1.347 chiếc được sản xuất, so với 84.000 T-34) và khó bảo dưỡng.
Quân Phát xít ngày càng cạn kiệt tài nguyên đang rất cần hỗ trợ để chống lại quân Liên Xô đông đảo và vài trung đoàn Tiger sẽ không mang lại nhiều lợi ích.
Nhưng chính sự xuất hiện của StuG III đã giúp quân Phát xít phần nào. Xe rất rẻ, giáp trụ và hỏa lực khá tốt và giúp đẩy lùi được các đợt tấn công của Liên Xô. Do vậy, StuG III là chiếc Xe tăng Ưa thích của chỉ huy.
Năm 1944, xe tăng Panther của Đức, với sự cân bằng về hỏa lực, thiết giáp và tính cơ động, đã gây ảnh hưởng lớn đối với các mẫu xe tăng thời hậu chiến, được coi là tốt nhất về mặt kỹ thuật.
Trong khi đó, T-34/85 của Liên Xô lại là chiếc hiệu quả nhất bởi độ tin cậy cao và có số lượng lớn.
Trong suốt chiều dài cuộc chiến, các mẫu xe tăng của Mỹ và Anh thường không được đánh giá cao.
Mặc dù xe tăng Matilda thống trị Bắc Phi vào những năm 1940-41 và xe tăng Sherman của Mỹ được tin dùng khi xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1942, mãi đến khi chiến tranh gần kết thúc, các xe tăng phương Tây mới được nhận xét tích cực.
Năm 1945, M-26 của Mỹ vượt qua xe tăng King Tiger mạnh nhưng chậm chạp và dễ hỏng hóc, để trở thành Xe tăng ưa thích của tổ lái, còn Sherman M4A3E8 là Xe tăng ưa thích của chỉ huy, bởi độ tin cậy, số lượng nhiều và có pháo bắn đạn xuyên giáp tốc độ cao.
Tất cả những gì được đề cập ở trên đều không mấy xa lạ đối với những ai am hiểu xe tăng và quân sự. Nhưng ông Zaloga đã nêu ra một số thông tin đáng chú ý.
Cụ thể, T-34 có những thông số đáng nể, tuy nhiên một số chuyên gia Mỹ kiểm tra mẫu xe này đã phát hiện ra rằng tuổi thọ của động cơ xe chỉ là 72 giờ, trong khi bộ lọc của động cơ lại khiến các bộ phận chỉ có thể chạy vài km đường bụi trước khi bị hỏng hoàn toàn (Mỹ cũng phát hiện ra rằng xe tăng Cromwell của Anh cần 199 giờ để bảo trì, so với 39 giờ của xe M4A3 của Mỹ).