“Đại chiến” Mỹ - Nga: “Mèo nào cắn mỉu nào?”

Tuân Việt |

(Soha.vn) - Kể từ sau “Chiến tranh lạnh”, quan hệ Mỹ - Nga chưa bao giờ nguội lạnh. Nếu đại chiến xảy ra, ai sẽ giành chiến thắng?

Trang mạng Topwar của Nga mới đây đã đăng tải bài viết của tác giả Sergei Yuferev phân tích về tương quan sức mạnh quân sự giữa Nga và Mỹ trong trường hợp xung đột giữa hai quốc gia lớn nhất thế giới diễn ra. Dưới đây là nội dung (lược dịch) của bài viết.

Việc so sánh khả năng quân sự giữa hai cường quốc có thể bắt đầu với dân số của hai nước. Dân số của Nga tính đến ngày 01 tháng 01 năm 2013 là 143.347.059 người còn dân số của Mỹ tính đến tháng 12 năm 2012 là 314.895.000 người. Trên thực tế nếu xẩy ra một cuộc chiến tranh toàn cầu, Mỹ sẽ có một lực lượng đông đảo hơn. Tiềm năng huy động nguồn lực cho quân đội Nga ước tính khoảng 31 triệu người và của Mỹ là 56 triệu người.


	“Đại chiến” Mỹ - Nga: “Mèo nào cắn mỉu nào?”

“Đại chiến” Mỹ - Nga: “Mèo nào cắn mỉu nào?”

Đồng thời, trong cuộc chiến tranh tiêu hao để bù đắp lại những tổn thất, Mỹ sẽ được cung cấp một lực lượng nhiều hơn và hiệu quả hơn. Hiện nay, quân đội Nga có khoảng 1 triệu quân nhân, trong đó có 70.000 lính trong biên chế, và khoảng 300.000 lính nghĩa vụ. Trong khi đó, Mỹ có khoảng 1,4 triệu quân, với khoảng 1.1 đến 1.3 triệu quân dự bị động viên hoặc dự trữ.

Theo học thuyết quân sự năm 2012 của Mỹ đó là "duy trì vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ trong thế kỷ 21”, quân đội Mỹ sẵn sàng tiến hành cùng lúc các cuộc chiến tranh quy mô lớn để kiềm chế đối phương trong các khu vực khác nhau trên thế giới. Trong trường hợp xảy ra một xâm lược quân sự chống lại nước Nga, quân đội Mỹ có thể sử dụng phần lớn lực lượng vũ trang của mình cho cuộc chiến.

Lục quân

Xe tăng được xem là “vua chiến trường” của bất cứ Lục quân nước nào. Năm 2012, Quân đội Mỹ có 1963 xe tăng Abrams M1A2 trong đó có có 588 chiếc được nâng cấp lên phiên bản M1A2SEP. Ngoài ra, quân đội Mỹ vẫn còn có khoảng 2.400 xe tăng M1A1 và khoảng 2.385 xe tăng M1 trong kho vũ khí.


	Xe tăng chiến đấu chủ lực Abrams M1A2 của Lục quân Mỹ.

Xe tăng chiến đấu chủ lực Abrams M1A2 của Lục quân Mỹ.

T-90 được xem là xe tăng hiện đại nhất của Quân đội Nga. Có khoảng 500 chiếc T-90 bao gồm các biến thể T-90A và T-90AK trong biên chế Lục quân nước này. Đồng thời, quân đội Nga có khoảng 4,5 triệu xe tăng T-80 xe tăng và 12.500 xe tăng T-72 với các biến thể sửa đổi khác nhau. Như vậy, có thể thấy,chỉ 1/3 số xe tăng của Nga cũng đã vượt quá số lượng toàn bộ số xe tăng mà Quân đội Mỹ hiện có. Vì vậy, nếu như triển khai toàn bộ số xe tăng này cho một trận đại chiến, quân đội Nga dường như có ưu thế vượt trội hơn nhiều so với Mỹ về số lượng.


	Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 của Nga.

Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 của Nga.

Ngoài ra, quân đội Mỹ có khoảng 6,5 triệu xe bọc thép chiến đấu Bradley còn Nga có khoảng 700 chiếc BMP-3, 4.500 chiếc BMP-2 và gần 8.000 BMP-1. Xe bọc thép chở quân phục vụ trong quân đội Nga có khoảng 4.900 chiếc gồm BTR-70 và BTR-82A. Có thông tin cho rằng đến năm 2020 tất cả các xe bọc thép chở quân BTR-80 sẽ được nâng cấp lên phiên bản BTR-82A (AM). Ngoài ra, quân đội Nga có khoảng 1.500 xe bọc thép BMD với các biến thể sửa đổi khác nhau và khoảng 700 xe bọc thép BTR-D. Quân đội Mỹ có số lượng xe bọc thép chiến đấu nhiều hơn đáng kể - khoảng 16.000 chiếc.


	BMD-4 của Nga.

BMD-4 của Nga.

Một trong những yếu tố chính góp phần làm nên chiến thắng trên chiến trường đó là sự chuẩn bị pháo binh tốt. Hiện nay, quân đội Mỹ có khoảng 2.000 pháo tự hành và 1.500 pháo kéo khác. Trong quân đội Nga vào năm 2010, đã có hơn 6.800 pháo tự hành và 7.500 súng kéo. Trong số này, có 4.600 pháo 122-mm D-30 là những đại bác đã được lên kế hoạch nghỉ hưu vào cuối năm 2013. Ngoài ra, Nga có khoảng 3.500 pháo phản lực phóng loạt (MLRS), trong khi quân đội Mỹ chỉ có 830 hệ thống như vậy. Vì vậy, nếu xét về số lượng pháo tự hành, quân đội Nga vẫn tỏ ra vượt trội hơn so với Mỹ.


	Pháo tự hành Msta-S của Nga.

Pháo tự hành Msta-S của Nga.

Quân đội Nga hiện có khoảng 2.500 xe tăng trực chiến tại các căn cứ quân sự với 4 lữ đoàn xe tăng độc lập, được trang bị khoảng 91 đến 94 xe tăng chiến đấu chủ lực mỗi lữ đoàn. Ngoài ra, còn có khoảng 30 lữ đoàn bộ binh cơ giới, mỗi lữ đoàn được biên chế bao một tiểu đoàn xe tăng với 41 xe tăng. Số xe tăng còn lại được bảo quản trong các kho và luôn trong trạng thái sẵn dàng chiến đấu. Điều này hoàn toàn tương tự với lực lượng pháo binh.

undefined

M-109 của Mỹ.

Ngoài ra quân đội của hai nước này có một số lượng lớn cá máy bay trực thăng. Quân đội Mỹ có khoảng 2.700 máy bay trực thăng. Nga có số máy bay trực thăng ít hơn – 1.368 chiếc (ít hơn hai lần).

Không quân

Không quân Mỹ có một lực lượng khá hùng hậu, đứng đầu thế giới về số lượng máy bay chiến đấu. Tính đến năm 2011 có 144 máy bay ném bom chiến lược (66 B-1, 20 B-2 và 58 B-52), 297 máy bay cường kích A-10 và 1629 máy bay tiêm kích (471 F-15, 968 F -16, 179 F-22 và 11 F-35) trực chiến trong Không lực Mỹ. Mỹ cũng là quốc gia duy nhất trên thế giới có sự phục vụ của các máy bay chiến đấu thế hệ năm - F-22 Raptor. Ngoài ra, trong biên chế của Hải quân (năm 2008) có 867 máy bay tiêm – cường kích F/A-18. Như vậy, tổng số máy bay chiến đấu, không bao gồm dự trữ của Không quân Mỹ là 2.937 chiếc.

undefined

Máy bay chiến đấu thế hệ năm F-22 của Không lực Hoa Kỳ.

Không quân Nga có 80 máy bay ném bom chiến lược (16 Tu-160, 64 Tu-95MS), 150 máy bay ném bom tầm xa Tu-22M3, 241 Su-25, 164 Sukhoi Su-24M và M2, 26 Sukhoi Su- 34. Máy bay tiêm kích có 953 chiếc (282 MiG-29, 252 MiG-31, 400 Su-27, 9 Su-30 và 10 Su-35). Như vậy, tổng số máy bay chiến đấu của Không quân Nga là 1.614 chiếc, ít hơn của Mỹ hai lần.


	Oanh tạc cơ chiến lược Thiên Nga trắng Tu-160 của Nga.

Oanh tạc cơ chiến lược Thiên Nga trắng Tu-160 của Nga.

Cần lưu ý rằng hiện nay Không quân Nga đang tích cực hiện đại hóa và tái vũ trang. Nga đang phát triển và sẽ đưa vào trang bị các máy bay chiến đấu thế hệ năm - PAK FA. Ngoài ra, Không quân Nga còn có Su-35S có thể được xem là sự thay thế hoàn hảo cho các máy bay thế hệ năm với những tính năng không hề kém cạnh PAK FA. Dự kiến Không lực Nga sẽ mua ít nhất 48 chiếc máy bay loại này. Ngoài ra, vào năm 2012 một nửa số máy bay chiến đấu Su-27 đã được nâng cấp lên phiên bản Su-27SM3 có khả năng “ngồi cùng mâm” với tất cả các máy bay thế hệ thứ 4. Đồng thời, Không quân Nga cũng đang tích cực hiện đại hóa các máy bay tiêm kích đánh chặn MiG-31.

“Đại chiến” Mỹ - Nga: “Mèo nào cắn mỉu nào?”
 

	Tiêm kích đánh chặn MiG-31 và MiG-29.

Tiêm kích đánh chặn MiG-31 và MiG-29.

Trong kho tên lửa không đối không của Nga có một số lượng lớn các tên lửa R-37, có thể được sử dụng trên các máy bay tiêm kích đánh chặn MiG-31BM, Su-27 và Su-35 có khả năng đánh trúng mục tiêu ở khoảng cách lên tới 300 km. Ngoài ra, Nga cũng đang làm việc trên một tên lửa mới mang tên KC-172, có tầm bắn đến 400 km. Không lực Mỹ thì sở hữu các tên lửa đối không tầm xa AIM-120S7 và AIM-120D có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách tương ứng là 120 và 180 km.


	Máy bay chiến đấu thế hệ 4++ Su-35.

Máy bay chiến đấu thế hệ 4++ Su-35.

Theo tác giả bài viết, với hệ thống radar hiện đại và tên tên lửa R-37 có tầm hoạt động lớn hơn bất kỳ tên lửa đối không nào của Mỹ, các tiêm kích đánh chặn Su-35, Su-27 và MiG-31BM có thể rút ngắn khoảng cách với các máy bay chiến đấu thế hệ năm tiên tiến nhất F-22 Raptor của Không lực Hoa Kỳ, có tầm nhìn thấp. Với máy bay chiến đấu như F-15, F-16 và F/A-18, chúng có thể “giải quyết” mà không có bất kỳ vấn đề nào.

Phòng không

Theo một báo cáo của trung tâm phân tích Air Power Australia, trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự quy mô lớn, Không quân Hoa Kỳ gần như bị loại bỏ hoàn toàn bởi lượng phòng không Nga với radar và hệ thống tên lửa đã đạt đến mức cao nhất của sự phát triển. S-400 được xem là hệ thống tên lửa phòng không hiện đại nhất và không có loại tương tự trên thế giới ngay cả Patriot của Mỹ.

“Đại chiến” Mỹ - Nga: “Mèo nào cắn mỉu nào?”
 

	Tên lửa phòng không hiện đại nhất thế giới S-400.

Tên lửa phòng không hiện đại nhất thế giới S-400.

Đồng thời, hệ thống tên lửa phòng không S-300 của Nga vẫn đủ khả năng để đối phó với bất kỳ kẻ thù tiềm năng nào. Theo một số chuyên gia Châu Âu, hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga có thể loại bỏ tới 80% máy bay của đối phương xâm phạm không phận nước Nga. Các chuyên gia Nga thì khiêm tốn hơn khi ước tính con số này vào khoảng 60-65%. Trong năm 2010, Nga có khoảng 2.100 tổ hợp tên lửa S-300 và 72 tổ hợp S-400 triển khai thành 9 tiểu đoàn tên lửa phòng không. Đự kiến, đến năm 2020 Nga sẽ triển khai 56 tiểu đoàn trang bị các tổ hợp tên lửa phòng không S-400. Ngoài ra, quân đội Nga còn có ít nhất 22 hệ thống phòng không tầm ngắn - Panstir-S1.

Hệ thống các tổ hợp tên lửa phòng không này như một “chiếc ô” bảo vệ nước Nga khỏi các mối đe dọa bên ngoài và cho phép quân đội Nga có thể đối phó với bất cứ kẻ thù nào.

Theo tác giả, sẽ rất khó có một cuộc chiến độc lập diễn ra giữa Mỹ và Nga bởi vì hiếm có cuộc chiến nào mà lại không lôi kéo đồng minh vào cuộc. Mỹ là một thành viên NATO, nếu như không nhận được sự hỗ trợ đầy đủ của tất cả quốc gia đồng minh trong Liên minh thì ít nhất họ đã có Anh – người bạn được xem là thân nhất của Hoa Kỳ ở châu Âu.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại