Cơ hội cho Rafale và Su-35 cùng khoe sức trên Biển Đông

Do tình hình khu vực có những diễn biến phức tạp, vì vậy đã tạo cơ hội rất lớn cho tiêm kích Rafale và Su-35 cùng hiện diện trên Biển Đông.

Theo thông tin mới nhất được tạp chí quân sự Jane's đăng tải cho biết, nhà sản xuất Dassault Aviation của Pháp vừa đồng ý cung cấp một khoản vay có thời hạn khoảng 10 năm để hỗ trợ chính phủ Malaysia mua các chiến đấu cơ đa năng Rafale do công ty này chế tạo.

Janes dẫn lời Eric Tappier – Giám đốc điều hành của Dassault cho biết, nguồn vốn hỗ trợ này của Dassault Aviation tương tự như với hợp đồng đặt mua 24 chiếc tiêm kích đa năng Rafale trị giá 5.7 tỷ USD của Ai Cập.

Jane's dẫn lời Eric Tappier - Giám đốc điều hành của Dassault cho biết, nguồn vốn hỗ trợ này của Dassault Aviation tương tự như với hợp đồng đặt mua 24 chiếc tiêm kích đa năng Rafale trị giá 5.7 tỷ USD của Ai Cập.

Phát biểu bên lề triển lãm quốc phòng LIMA-2015 (Malaysia), ông Tappier còn phát biểu thêm rằng, gói tài chính hỗ trợ cho Malaysia sẽ có thời hạn thanh khoản trong vòng 10 năm và được một ngân hàng thương mại của Pháp đứng ra cho vay dưới sự bảo lãnh của chính phủ Pháp.

Phát biểu bên lề triển lãm quốc phòng LIMA-2015 (Malaysia), ông Tappier còn phát biểu thêm rằng, gói tài chính hỗ trợ Malaysia sẽ có thời hạn thanh khoản trong vòng 10 năm và được một ngân hàng thương mại của Pháp đứng ra cho vay dưới sự bảo lãnh của chính phủ Pháp.

Lời đề nghị hấp dẫn này được Pháp đưa ra ngay sau khi chương trình hiện đại hóa Không quân của Malaysia rơi vào bế tắc do không tìm được ứng viên phù hơp. Vì vậy, Malaysia đang đứng trước cơ hội rất lớn để sở hữu dòng tiêm kích số 1 của châu Âu này.

Theo giới thiệu của Dassault Aviation, Rafale là máy bay chiến đấu đa nhiệm vụ với cánh hình tam giác và động cơ kép. Rafale có khả năng tấn công đồng thời hệ thống phòng không, mục tiêu trên mặt đất và làm nhiệm vụ do thám.

Để hoàn thành được những nhiệm vụ này, Rafale có thể mang tới 9,5 tấn vũ khí gồm: tên lửa không đối không, không đối đất, chống radar, không đối hạm, bom hàng không có điều khiển. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ Pháp có bán vũ khí kèm theo máy bay hay không.

Để hoàn thành những nhiệm vụ này, Rafale có thể mang tới 9,5 tấn vũ khí gồm: tên lửa không đối không, không đối đất, chống radar, không đối hạm, bom hàng không có điều khiển. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ Pháp có bán vũ khí kèm theo máy bay hay không.

Ngoài hệ thống vũ khí cực khủng, Rafale được trang bị các hệ thống điện tử hàng không hiện đại nhất thế giới hiện nay. Nhà sản xuất tuyên bố hệ thống chiến tranh điện tử Spectra sẽ giúp Rafale hoạt động an toàn dưới hỏa lực phòng không đối phương.
Ngoài hệ thống vũ khí cực khủng, Rafale được trang bị các hệ thống điện tử hàng không hiện đại nhất thế giới hiện nay. Nhà sản xuất tuyên bố hệ thống chiến tranh điện tử Spectra sẽ giúp Rafale hoạt động an toàn dưới hỏa lực phòng không đối phương.
Với thiết kế khí động học khá ưu việt, lại được sự hỗ trợ của cánh mũi, Rafale có thể thực hiện những pha quay ngoặt đột ngột trong không gian chật hẹp. Khả năng linh hoạt, đối kháng điện tử mạnh cùng với kho vũ khí hủy diệt được trang bị, rõ ràng tiêm kích đa năng Rafale thực sự là đối thủ đáng sợ cho bất kỳ tiêm kích nào khi phải đối đầu với nó trên Biển Đông.

Với thiết kế khí động học khá ưu việt, lại được sự hỗ trợ của cánh mũi, Rafale có thể thực hiện những pha quay ngoặt đột ngột trong không gian chật hẹp.

Khả năng linh hoạt, đối kháng điện tử mạnh cùng với kho vũ khí hủy diệt được trang bị, rõ ràng tiêm kích đa năng Rafale thực sự là đối thủ đáng sợ cho bất kỳ tiêm kích nào khi phải đối đầu với nó trên Biển Đông.

Tuy nhiên, nếu Rafale được Malaysia trang bị và một khi xảy ra cuộc đối đầu thực sự trên Biển Đông, tiêm kích này sẽ đối đầu với chiến đấu cơ thế hệ 4++ Su-35 thế nào? Bởi không phải ngẫu nhiên Mỹ lại xếp dòng tiêm kích này vào danh sách đầu tiên trong số vũ khí đáng sợ nhất do Nga sản xuất.
Theo tạp chí The National (Mỹ) hồi đầu tháng 1/2015, Su-35 là loại máy bay tiêm kích đa năng hạng nặng hàng đầu thế giới hiện nay. Trong thử nghiệm bay tầm thấp với vận tốc 1400km/h, tầm cao là 2500km/h, độ cao bay tối đa đạt 19km. Chiến đấu cơ này có tầm hoạt động 3.400 km và bán kính chiến đấu 1.200 km (chưa tính tiếp dầu trên không).

Theo tạp chí The National (Mỹ) hồi đầu tháng 1/2015, Su-35 là loại máy bay tiêm kích đa năng hạng nặng hàng đầu thế giới hiện nay.

Trong thử nghiệm bay tầm thấp với vận tốc 1400 km/h, tầm cao là 2500 km/h, độ cao bay tối đa đạt 19 km. Chiến đấu cơ này có tầm hoạt động 3.400 km và bán kính chiến đấu 1.200 km (chưa tính tiếp dầu trên không).

Su-35 sử dụng động cơ phản lực Vector 117S (AL-41F-1S) thuộc thế hệ AL-41F, được thiết kế trên khung động cơ AL-31F nhưng trình độ công nghệ thì vượt trội so với thế hệ trước đó. Hiện các loại động cơ này đang được sử dụng trong nguyên mẫu bay thử của máy bay thế hệ thứ 5 PAK FA Sukhoi T-50.

Su-35 sử dụng động cơ phản lực Vector 117S (AL-41F-1S) thuộc thế hệ AL-41F, được thiết kế trên khung động cơ AL-31F nhưng trình độ công nghệ thì vượt trội so với thế hệ trước đó.

Hiện các loại động cơ này đang được sử dụng trong nguyên mẫu bay thử của máy bay thế hệ thứ 5 PAK FA Sukhoi T-50.

Về hệ thống radar, Su-35 sử dụng radar mảng pha thụ động (PESA) IRBIS-E, cự ly phát hiện máy bay thông thường lên tới 350km, tàu chiến cỡ lớn là 400km. Đặc biệt nó có khả năng phát hiện các loại máy bay tàng hình có bề mặt tán xạ radar dưới 3m ở khoảng cách xa 100 - 150 km.

Về hệ thống radar, Su-35 sử dụng radar mảng pha thụ động (PESA) IRBIS-E, cự ly phát hiện máy bay thông thường lên tới 350 km, tàu chiến cỡ lớn là 400 km. Đặc biệt nó có khả năng phát hiện các loại máy bay tàng hình có bề mặt tán xạ radar dưới 3 m2 ở khoảng cách xa 100 - 150 km.

Với mô hình thiết kế vừa sục sạo vừa theo dõi, Su-35 có thể cùng lúc bắt chết 30 mục tiêu và đồng loạt phóng 8 quả tên lửa dẫn đường bằng radar chủ động, để tấn công 8 mục tiêu khác nhau. Nó được trang bị 12 điểm treo vũ khí và lượng bom đạn mang theo tối đa là 8 tấn, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu tác chiến đa nhiệm trên không, mặt đất và chống hạm.

Với mô hình thiết kế vừa sục sạo vừa theo dõi, Su-35 có thể cùng lúc bắt chết 30 mục tiêu và đồng loạt phóng 8 quả tên lửa dẫn đường bằng radar chủ động, để tấn công 8 mục tiêu khác nhau.

Nó được trang bị 12 điểm treo vũ khí và lượng bom đạn mang theo tối đa là 8 tấn, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu tác chiến đa nhiệm trên không, mặt đất và chống hạm.

Ngoài hệ thống tên lửa không đối không chủ lực, Su-35 cũng được trang bị tất cả các loại vũ khí tối tân nhất của Nga, như tên lửa tấn công ngoài khu vực phòng không, tên lửa chống hạm, tên lửa chống radar, bom điều khiển chính xác và bom không điều khiển. Ngoài ra, nó còn được trang bị 1 khẩu pháo 30mm.

Su-35 được trang bị tất cả các loại vũ khí tối tân nhất của Nga, như tên lửa tấn công ngoài khu vực phòng không, tên lửa chống hạm, tên lửa chống radar, bom điều khiển chính xác và bom không điều khiển.

Ngoài ra, nó còn được trang bị hệ thống tên lửa không đối không chủ lực KS-172 và 1 khẩu pháo 30 mm.

Đại diện công ty Sukhoi cho biết, trong quá trình nghiên cứu, chế tạo Su-35 họ đã áp dụng rất nhiều công nghệ của máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 nên Su-35 được coi là thế hệ 4++, tiệm cận với tính năng của máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 PAK FA Sukhoi T-50.
Cuối cùng The National kết luận, hiện nay trên thế giới không có loại máy bay thế hệ thứ 4 nào xứng đáng là đối thủ của Su-35, thậm chí là cả máy bay thế hệ thứ 5 cũng không thể vượt trội được so với nó trong không chiến. Vì vậy, dù được đánh giá là tiêm kích số 1 của Pháp tuy nhiên Rafale sẽ gặp vấn đề rất lớn khi nó phải đối đầu với Su-35 trên Biển Đông.

Cuối cùng The National kết luận, hiện nay trên thế giới không có loại máy bay thế hệ thứ 4 nào xứng đáng là đối thủ của Su-35, thậm chí là cả máy bay thế hệ thứ 5 cũng không thể vượt trội được so với nó trong không chiến quần vòng cự ly ngắn.

Vì vậy, dù được đánh giá là tiêm kích số 1 của Pháp tuy nhiên Rafale sẽ gặp vấn đề rất lớn khi nó phải đối đầu với Su-35 trên Biển Đông.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại