Chùm ảnh: Tàu ngầm Hoàng Sa không người lái ở Huế

Say mê, yêu thích khoa học từ nhỏ nên ông Lê Ngà (50 tuổi) trú phường Tây Lộc, TP.Huế, Thừa Thiên - Huế đã sáng tạo thành công tàu ngầm Hoàng Sa.

Báo Đất Việt xin giới thiệu những hình ảnh ấn tượng về tàu ngầm mini Hoàng Sa không người lái do ông Lê Ngà sáng chế thành công:

Ông Lê Ngà bên chiếc tàu ngầm mini Hoàng Sa do mình sáng chế.
Ông Lê Ngà bên chiếc tàu ngầm Hoàng Sa do mình sáng chế.
Tàu ngầm Hoàng Sa đang được ông Ngà trưng bày tại ngôi nhà của mình ở số nhà 38B đường Thánh Gióng, phường Tây Lộc, TP.Huế.
Tàu ngầm Hoàng Sa đang được ông Ngà trưng bày tại ngôi nhà của mình ở số nhà 38B đường Thánh Gióng, phường Tây Lộc, TP.Huế.
Tàu ngầm Hoàng Sa được thiết kế có chân vịt, bánh lái giúp con tàu hoạt động dưới nước trong nhiều giờ liền.
Tàu ngầm Hoàng Sa được thiết kế có chân vịt, bánh lái giúp con tàu hoạt động dưới nước trong nhiều giờ liền.
Tàu ngầm Hoàng Sa còn được ông Ngà thiết kế gắn hệ thống camera giám sát trên đỉnh khoang tàu.
Tàu ngầm Hoàng Sa còn được ông Ngà thiết kế gắn hệ thống camera giám sát trên đỉnh khoang tàu.
Tàu ngầm Hoàng Sa được ông Ngà sau khi thử nghiệm sẽ cho những kết quả bất ngờ. Vỏ bọc tàu ngầm Hoàng Sa được làm bằng vỏ sắt dày 5cm nên khi xuống độ sâu có thể chịu áp lực cao của nước.
Tàu ngầm Hoàng Sa được ông Ngà sau khi thử nghiệm sẽ cho những kết quả bất ngờ. Vỏ bọc tàu ngầm Hoàng Sa được làm bằng vỏ sắt dày 5cm nên khi xuống độ sâu có thể chịu áp lực cao của nước.
Bộ điều khiển đang dùng điều khiển tàu ngầm Hoàng Sa là bộ điều khiển của máy bay mô hình chế lại nên tàu lặn sâu 10m trở lại mới có thể bắt được sóng, nên chưa lặn được độ sâu lớn hơn. Thời gian tới, nếu chế được được bộ điều khiển chuyên điều khiển cho tàu ngầm mô hình thì tàu ngầm Hoàng Sa có thể lặn sâu hơn để dò tìm các vật thể lạ dưới đáy sông nhất là có thể dò tìm xác người chết đuối thay cho thợ lặn bằng hệ thống camera gắn bên trong tàu.

Bộ điều khiển đang dùng điều khiển tàu ngầm Hoàng Sa là bộ điều khiển của máy bay mô hình chế lại nên tàu lặn sâu 10m trở lại mới có thể bắt được sóng. Vì vậy, tàu chưa lặn được độ sâu lớn hơn. Thời gian tới, nếu chế được được bộ điều khiển chuyên điều khiển cho tàu ngầm mô hình thì tàu ngầm Hoàng Sa có thể lặn sâu hơn để dò tìm các vật thể lạ dưới đáy sông nhất là có thể dò tìm xác người chết đuối thay cho thợ lặn bằng hệ thống camera gắn bên trong tàu.

Chiếc tầu ngầm mang tên Hoàng Sa có cấu hình bên ngoài dài 2,7 mét, đường kính thân tàu 0,4 mét, chiều cao của tàu 1 mét, nặng 120 kg. Với cấu hình bên ngoài như vậy, nhưng tàu ngầm Hoàng Sa lại hoạt động bằng hệ thống pin, có thể chạy 1 tiếng đồng hồ dưới nước sau 1 lần sạc pin. Khi tàu ngầm Hoàng Sa được đưa xuống nước thì nước sẽ vào trong hai ngăn chứa nước của tàu và tàu chìm, mô-tơ hoạt động riêng biệt sẽ phun nước ra ngoài. Tàu ngầm Hoàng Sa còn được trang bị hệ thống camera để có thể tìm kiếm các vật lạ ở đáy sông.
Chiếc tầu ngầm mang tên Hoàng Sa có cấu hình bên ngoài dài 2,7 mét, đường kính thân tàu 0,4 mét, chiều cao của tàu 1 mét, nặng 120 kg. Với cấu hình bên ngoài như vậy, nhưng tàu ngầm Hoàng Sa lại hoạt động bằng hệ thống pin, có thể chạy 1 tiếng đồng hồ dưới nước sau 1 lần sạc pin. Khi tàu ngầm Hoàng Sa được đưa xuống nước thì nước sẽ vào trong hai ngăn chứa nước của tàu và tàu chìm, mô-tơ hoạt động riêng biệt sẽ phun nước ra ngoài. Tàu ngầm Hoàng Sa còn được trang bị hệ thống camera để có thể tìm kiếm các vật lạ ở đáy sông.
Ông Ngà cho biết thêm; tàu ngầm Hoàng Sa có thể lặn sâu xuống 10 mét, di chuyển với vận tốc bằng với một người đi bộ, tàu ngoặc sang trái sang phải như một chú cá heo thông qua cần điều khiển từ xa làm từ cần điều khiển máy bay mô hình.
Ông Ngà cho biết thêm; tàu ngầm Hoàng Sa có thể lặn sâu xuống 10 mét, di chuyển với vận tốc bằng với một người đi bộ, tàu ngoặc sang trái sang phải như một chú cá heo thông qua cần điều khiển từ xa làm từ cần điều khiển máy bay mô hình.
Ông Ngà cho biết phải tự tìm hiểu tài liệu về thiết kế tàu ngầm, tự làm một mình từ thiết kế bộ phận bên trong tàu ngầm, cho đến gò hàn hoàn chỉnh bên ngoài, sau đó sơn vỏ tàu. Mình làm một mình tuy mệt nhưng ưng ý hơn, khi bỏ công sức vào từng chi tiết, bộ phận sẽ khó hư hỏng.
Ông Ngà cho biết phải tự tìm hiểu tài liệu về thiết kế tàu ngầm, tự làm một mình từ thiết kế bộ phận bên trong tàu ngầm, cho đến gò hàn hoàn chỉnh bên ngoài, sau đó sơn vỏ tàu. Mình làm một mình tuy mệt nhưng ưng ý hơn, khi bỏ công sức vào từng chi tiết, bộ phận sẽ khó hư hỏng.
Ban đầu ông Ngà đặt tên cho tàu ngầm là Trường Tiến, nhưng sau đó ông đổi tên thành tàu ngầm Hoàng Sa. Và điều khác lạ của tàu ngầm Hoàng Sa so với các loại tàu ngầm Trường Sa, Yết Kiêu được chế tạo ở các địa phương khác là không cần người lái. Trước khi làm và thử nghiệm tàu ngầm Hoàng Sa lặn ở sông Hương thành công, ông đã cho tàu ngầm lặn ở bể bơi.
Ban đầu ông Ngà đặt tên cho tàu ngầm là Trường Tiến, nhưng sau đó ông đổi tên thành tàu ngầm Hoàng Sa. Và điều khác lạ của tàu ngầm Hoàng Sa so với các loại tàu ngầm Trường Sa, Yết Kiêu được chế tạo ở các địa phương khác là không cần người lái. Trước khi làm và thử nghiệm tàu ngầm Hoàng Sa lặn ở sông Hương thành công, ông đã cho tàu ngầm lặn ở bể bơi.
Ông Lê Ngà bên bàn làm việc của mình.
Ông Lê Ngà bên bàn làm việc của mình.
Ông Ngà cho biết, sau tàu ngầm Hoàng Sa thì ông sẽ tiếp tục sáng chế tiếp tàu ngầm nữa.
Ông Ngà cho biết, sau tàu ngầm Hoàng Sa thì ông sẽ tiếp tục sáng chế tiếp tàu ngầm nữa.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại