Đối đầu Mỹ-NATO với Liên Xô (chủ yếu là Liên bang Nga) trong chiến tranh lạnh đã có sự bùng nổ: Liên Xô bị tan rã, Mỹ-NATO lên ngôi và một Liên bang Nga thế vị Liên Xô xuất hiện.
Do chưa tận diệt được nước Nga, chưa “bẻ hết răng gấu Nga” nên chưa đầy 2 thập kỷ sau, đối đầu Mỹ-NATO với Nga lại xảy ra.
Tuy nhiên, ngày nay, cũng như ngày xưa chẳng có bên nào có ý tưởng mâu thuẩn sẽ giải quyết băng sự bùng nổ về quân sự.
“Chỉ có kẻ ngu ngốc mới tấn công quân sự vào nước Nga”, nhận định của cựu đại sứ Mỹ và “chỉ có người điên mới nghĩ đến việc tấn công NATO”, khẳng định của Tổng thống Nga Putin, đã nói lên tính phi thực tế của việc dùng biện pháp quân sự để giải quyết mâu thuẫn Mỹ-NATO với Nga.
Vậy thì tại sao “chỉ có kẻ ngu ngốc mới tấn công quân sự vào nước Nga”?
Ở đây chúng ta chỉ quan tâm đến góc nhìn này mà bỏ qua góc nhìn “chỉ có người điên mới nghĩ đến tấn công NATO” vì nói thẳng thắn ra là do NATO bất chấp cảm giác an ninh của Nga cứ liên tục mở rộng về phía Đông, dồn Nga đến chân tường, buộc Nga phản ứng, đối phó, nên tình hình mới căng thẳng…
Trước hết phải công nhận rằng, sau chiến tranh lạnh, NATO không có đối thủ, họ chỉ hưởng lộc và vì thế đang tự rệu rã như con ngựa già.
Muốn đánh nhau phải khôi phục lại, củng cố lại về ý chí, tinh thần và trang bị. Đây là vấn đề phải cần thời gian và có độ khó cao hơn khi đối thủ là Nga.
Truyền thống chiến tranh, đánh nhau ở châu Âu, quân đội Đức may ra là được quân đội Nga tôn trọng, ngoài ra đều không cùng đẳng cấp với quân đội Nga.
Việc Đức không tham gia tập trận chung NATO tại Ba Lan khiến châu Âu chưng hửng và do vậy dù có mở rộng lực lượng phản ứng nhanh của NATO lên 4 vạn hay 10 vạn thì Nga vẫn chẳng coi ra gì. NATO định tấn công Nga, đánh thắng Nga bằng đội quân ấy sao?
Đòn đánh sở trường lâu nay của NATO, kể từ khi Liên Xô tan rã, hình thành dựa trên cái ô của Mỹ là tấn công đường không, chiếm ưu thế đường không.
Bản chất chính trị của lối đánh này thực chất là cậy thế sức mạnh của khoa học công nghệ, cậy thế sức mạnh bầy đàn, nhưng rất sợ đánh nhau trực tiếp.
Gần 70 năm nay, quân đội của các nước châu Âu trong khối NATO chưa tham gia một cuộc chiến tranh đối đầu trực tiếp nào trong khi quân đội Nga tả xung hữu đột từ Gruzia cho đến Ukraine…
Một đội quân có đẳng cấp cao, có truyền thống lại được huấn luyện tập dượt trong khi một đội quân đẳng cấp thấp, chỉ có truyền thống bại trận thì khi lối đánh sở trường bị bẻ gãy bởi S-400, S-500 thì thử hỏi có dám đụng vào một sợi lông chân của Nga?
Và, cho dù NATO trên cơ đi nữa thì NATO có dám “ăn thua đủ” với nước Nga, một cường quốc hạt nhân?
Rõ ràng, chỉ có kẻ ngốc mới tấn công nước Nga. Thực tế đã chứng minh hùng hồn là NATO mặc dù rất cay nhưng không dám động một ngón tay khi “gấu Nga” đã cho Gruzia và Ukraine 2 cú trời giáng.
Vậy tại sao NATO hung hăng, tập trận, dàn quân sát biên giới Nga…có vẻ như sẵn sàng đối đầu với Nga?
Nguyên nhân của sự hung hăng, theo như sự tố cáo của NATO và Mỹ thông qua giới truyền thông đồ sộ của Mỹ-phương Tây là do Nga có ý định tấn công NATO, Nga xâm lược Ukraine và không loại trừ xâm lược các nước thuốc khối NATO vùng Baltic…
Đương nhiên giới quan sát quốc tế và những người hiểu biết căn cứ hành động mở rộng về phía Đông của NATO, sự kích động của giới truyền thông Mỹ-phương Tây về một âm mưu không có thực của Nga để nhằm 2 mục đích quan trọng:
Thứ nhất Mỹ muốn bao vây, cô lập Nga, tiến dần đến làm sụp đổ chế độ của tổng thống Nga Putin, biến Nga thành một “nước Pháp thứ 2”.
Tại châu Âu, hầu như toàn bộ đều lệ thuộc Mỹ, kể cả nước Pháp là một quốc gia hạt nhân. Cuộc khủng hoảng Ukraine đã chứng minh hùng hồn, rõ ràng, về nhận định này mà trước đây nói ra ít người tin.
Do đó, Mỹ không thể chấp nhận một nước Nga có chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, một nước Nga đã dám thách thức địa vị thống trị của Mỹ, Mỹ muốn Nga dù có vũ khí hạt nhân nhưng phải thuần phục cái gậy chỉ huy của Mỹ như một nước Pháp hiện tại.
Thực hiện mục tiêu này, Mỹ-phương Tây tiến hành trừng phạt, cấm vận và thông qua sự “hung hăng” của NATO buộc Nga hoảng sợ, phải “chạy đua vũ trang” tốn kém để đối phó.
Đây chính là hai mũi giáp công sẽ khiến kinh tế Nga sụp đổ mà không tấn công bằng quân sự (không thể và không dám) vẫn buộc Putin xuống thang.
Thứ hai, Mỹ buộc các quốc gia trong liên minh quân sự NATO tăng chi phí quốc phòng từ 1% GDP lên 2% để giảm gánh nặng cho Mỹ, đồng thời để Mỹ thu tiền khủng bán vũ khí.
Kể từ khi Liên Xô tan rã, kết thúc chiến tranh lạnh thì kinh phí hoạt động của NATO hoàn toàn do Mỹ chi hơn 70%.
Các nước trong khối NATO chỉ lo làm giàu dưới ô an ninh của Mỹ và tham gia “đánh hội đồng” với Mỹ bằng các cuộc tập kích đường không vào các quốc gia nhỏ yếu có nhiều dầu mỏ, khoáng sản như Iraq, Lybia, Nam Tư…mà hầu như không bị suy suyển chân tay.
Có thể nói, thực hiện các chiến dịch quân sự của NATO trong một thời gian dài dễ như chơi games, cho nên, dù Mỹ có hô hào, yêu cầu các quốc gia trong khối NATO tăng ngân sách quốc phòng lên 2% GDP nhưng vẫn không ai chấp nhận.
Và sự gia tăng căng thẳng giữa Nga và NATO trong thời gian gần đây có vẻ như Mỹ đã đạt được yêu cầu với sách lược đem “con ngáo ộp Nga” ra để hù dọa người dân châu Âu.
Tăng ngân sách quốc phòng lên 2% GDP tương đương với tăng hàng trăm tỷ USD cho mua sắm vũ khí, mà với yêu cầu vũ khí đó phải “hợp chuẩn NATO” thì chẳng phải Mỹ sẽ trúng lớn hay sao?
Thổ Nhĩ Kỳ là một minh chứng cho ai trong khối NATO mà dám chê vũ khí Mỹ đi mua vũ khí nước khác như Trung Quốc hay Nga.
Có lẽ Đức thấy rõ sự việc nên không chịu tăng ngân sách, không tập trận chung NATO vì Đức quá hiểu rằng, kể cả Mỹ cũng chẳng làm được gì để đánh bại Putin bằng quân sự.
Như vậy, có thể khẳng định một cách chắc chắn, Mỹ-phương Tây muốn Nga sụp đổ thì duy nhất chỉ có thể bằng đòn tấn công về kinh tế.
Cho nên, hành động quân sự của NATO với nước Nga là chỉ phục vụ cho đòn đánh kinh tế mà không vì mục đích cho đòn đánh quân sự.
Các quốc gia trong liên minh quân sự NATO, đặc biệt là những quốc gia mới kết nạp sau khi Liên Xô tan rã, thực chất chỉ là những con tốt đen mà Mỹ dùng để quấy rối nước Nga mà thôi.
Tuy nhiên, khi Nga đụng vào quốc gia thuộc thành viên NATO thì có thể phản ứng của NATO có thể sẽ khác, nhưng ông Putin, tổng thống Nga đã tuyên bố khẳng định rằng, chỉ có kẻ điên mới tấn công vào NATO.
Vậy thì sự căng thẳng vừa qua giữa Nga và NATO có thể xảy ra chiến tranh?
Rất may là các nhà lãnh đạo của NATO là những nhà thông thái, không phải là “kẻ ngu” và Tổng thống Nga Putin không phải là “kẻ điên” như chính họ tuyên bố.