Càng đánh, IS càng mạnh: Mỹ có giật mình?

An Nhiên |

Hơn 6.600 lần xuất kích không kích IS nhưng Mỹ và đồng minh đang phải đối mặt với nỗi lo lực lượng khủng bố ngày càng đông đảo và mạnh lên.

Tờ Guardian của Anh số ra ngày 31/10 dẫn một báo cáo của Liên hợp quốc cho biết các phần tử thánh chiến từ hơn 80 quốc gia kéo tới Iraq và Syria để tham chiến với "số lượng lớn chưa từng thấy''.

Theo báo cáo trên, khoảng 15.000 người - tới để chiến đấu trong hàng ngũ của nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và các nhóm phiến quân cực đoan khác vốn đến từ các nước trước đây chưa từng đối mặt với thách thức liên quan tới mạng lưới khủng bố quốc tế Al-Qaeda.

Một cuộc không kích IS gần Kobani, Syria

Một cuộc không kích IS gần Kobani, Syria. Ảnh: Reuters

Báo cáo chỉ rõ từ năm 2010, số phần tử thánh chiến người nước ngoài tới tham chiến cùng IS tăng gấp "nhiều lần" số người của 20 năm trước đó cộng lại, ngoài ra còn có những kẻ khủng bố tới từ Pháp, Liên bang Nga và Vương Quốc Anh.

Trước đó, tờ Washington Post tối 30/10 cho biết các tay súng nước ngoài tiếp tục đổ về Syria với tỷ lệ trung bình là hơn 1.000 người/tháng, con số không thay đổi bất chấp chiến dịch không kích chống IS do Mỹ cầm đầu.

Không dừng ở đó, Liên hợp quốc còn cảnh báo các quốc gia trên thế giới sẽ phải đối mặt với những nguy cơ an ninh nghiêm trọng khi nhiều tay súng trở về nước.

Mới đây, một công dân Mỹ tên Donald Ray Morgan, 44 tuổi, đến từ Carolina Bắc, thừa nhận đã cung cấp vũ khí và dịch vụ riêng cho IS trong khoảng thời gian từ tháng 1/2014 đến lúc bị bắt vào hôm 2/8 vừa qua tại sân bay quốc tế JFK ở New York.

Khám phá chiến đấu cơ vừa tiêu diệt 40 phiến quân Hồi giáo Khám phá chiến đấu cơ vừa tiêu diệt 40 phiến quân Hồi giáo

B-1 Lancer là một máy bay ném bom chiến lược tốc độ siêu âm có khả năng mang theo tới 57 tấn vũ khí các loại.

Trước đó, hồi tháng Chín vừa qua, giới chức thực thi luật pháp Mỹ cũng đã khởi tố một chủ nhà hàng người Mỹ gốc Yemen với tội danh tuyển mộ chiến binh cho IS, đồng thời tài trợ tiền và mua vũ khí cho tổ chức khủng bố nguy hiểm này.

Rõ ràng các cuộc không kích của Mỹ và đồng minh không những không làm nhụt ý chí các tay súng nước ngoài mà còn kích động ngày càng nhiều người chống lại chiến dịch liên minh quốc tế do Mỹ cầm đầu.

Kể từ khi các cuộc không kích IS bắt đầu ngày 8/8, chiến dịch này đã ngốn tới 580 triệu USD với khoảng 6.600 lần xuất kích của các máy bay Mỹ và đồng minh.

Trước đó, Bộ Quốc phòng Mỹ ước tính con số trung bình cho mỗi ngày không kích là hơn 7 triệu USD.

Chuyên gia Todd Harrison thuộc Trung tâm đánh giá chiến lược và ngân sách phân tích rằng cuộc chiến chống IS có thể tiếu tốn từ 2,4 tỉ đến 3,8 tỉ USD một năm. Nếu các đợt ném bom được mở rộng, chiến dịch không kích có thể tiêu tốn từ 4,2 tỉ đến 6,8 tỉ USD/năm.

Trong đó, chi phí cho các chuyến bay do thám nằm trong khoảng từ 1.000 USD/giờ cho các loại máy bay không người lái PredatorReaper cho đến khoảng 7.000 USD/giờ đối với các máy bay không người lái tầm cao như Global Hawk hay thậm chí là 22.000 USD/giờ đối với E-8 J-STAR.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại