Cận cảnh hệ thống SA-22 cực mạnh tại Syria trực chiến

Chúc Sơn |

Dù lực lượng khủng bố IS tại Syria không hề có không quân nhưng Nga vẫn triển khai dàn vũ khí mạnh nhất của mình đến Damascus.

Theo Reuters, ngay từ khi các cuộc không kích vào lực lượng IS tại Syria chưa được Nga tiến hành, Moskva đã bắt đầu triển khai hệ thóng phòng không SA-22 đến quốc gia Trung Đông này.

Theo đó, khi được đưa đến Syria, hệ thống SA-22 sẽ do chính binh sĩ Nga vận hành chứ không phải người Syria.

Reuters dẫn lời một nhân viên tình báo phương Tây cho biết: "Hệ thống SA-22 là phiên bản tân tiến được Nga sử dụng và sẽ do người Nga vận hành tại Syria".

Quan chức này nói thêm rằng lực lượng Mỹ hoạt động trong khu vực đang quan ngại về sự xuất hiện của hệ thống phòng không SA-22 này.


Hệ thống Pantsir-S1 (SA-22) của Nga trực chiến tại Syria.

Hệ thống Pantsir-S1 (SA-22) của Nga trực chiến tại Syria.

Theo thiết kế, SA-22 là sự kết hợp giữa 2 pháo bắn siêu nhanh 2A38M 30mm, pháo có tốc độ bắn lên đến 2500 viên/phút, phạm vi tiêu diệt mục tiêu 4km cùng 12 tên lửa đánh chặn 57E6 hoặc 57E6-E. Đây là tên lửa nhiên liệu rắn 2 giai đoạn dẫn hướng bằng vô tuyến.

Radar điều khiển hỏa lực băng tần kép có khả năng phát hiện mục tiêu có diện tích phản hồi radar 2m2 ở cự ly 36km, theo dõi mục tiêu ở cự ly 28km. Hệ thống điều khiển hỏa lực được bổ sung thêm kênh dẫn hướng quang-điện nhằm tăng xác xuất tiêu diệt mục tiêu.

Với 2 kênh dẫn hướng riêng biệt, hệ thống SA-22 có thể tấn công 2 mục tiêu cùng lúc với số lượng mục tiêu có thể tham chiến trong 1 phút lên đến 10 mục tiêu.

Toàn bộ hệ thống được đặt trên khung gầm xe KAMAZ-6560 8x8 với khả năng cơ động rất cao. Hệ thống có thể tiêu diệt bất kỳ mục tiêu đường không nào trong phạm vi 20km với tầm cao 15km.

Ngoài SA-22, Nga còn triển khai hệ thống phòng không cực mạnh S-300F (SA-N-6 Grumble) đến Syria.

Loại tên lửa này có tầm bắn 150km với máy bay và 30km với tên lửa đạn đạo, độ cao tác chiến 27km, bộ chiến đấu nặng 90kg, được phóng bằng hệ thống phóng thẳng đứng, 8 ống phóng được bố trí thành 2 cụm bên trái, phải của đuôi tàu, mỗi bên 4 ống.

Tuy nhiên, đây chưa phải là vũ khí phòng không mạnh nhất của Nga tại Syria. Sau sự kiện Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay Su-24 của Nga hồi cuối năm 2015, Moscow quyết định triển khai hệ thống S-400 đến căn cứ không quân của nga tại tỉnh Latakia, Syria.

Như vậy, cùng với SA-22 phòng thủ tầm trung, S-300F và S-400 phòng thủ tầm cao, Nga đã tạo thành chiếc ô phòng thủ vững chắc có thể đánh bại bất cứ cuộc tấn công đường không nào vào Syria.

Trước sức mạnh của chiếc ô phòng thủ này, dù Nga tuyên bố tất cả những vũ khí được triển khai tại Syria chỉ với mục đích hỗ trợ chính quyền Damascus trong những chiến dịch tiêu diệt các tay súng thuộc lực lượng vũ trang cực đoan IS tại nước này.

Nhưng lý do Nga đưa ra không mấy thuyết phục và đang khiến phương Tây cảm thấy bất an.

Bởi nếu chỉ đối phó với IS, Syria sẽ không cần đến hệ thống tên lửa phòng không này bởi IS hoàn toàn không có không quân (ngoài một số chiến đấu cơ cũ IS chiếm được của chính quyền Iraq nhưng không thể cất cánh hoặc đã bị bắn hạ ngay sau đó).

Hệ thống SA-22 trực chiến tại Syria

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại