Cận cảnh hệ thống pháo phản lực phóng loạt của Triều Tiên

Anh Tuấn |

Tuần trước, truyền thông thế giới đồng loạt đưa tin, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã ra lệnh rằng đất nước luôn phải sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân.

Tuyên bố này một lần nữa cho thấy, Bình Nhưỡng đang không hài lòng với những lệnh trừng phạt mà quốc tế áp đặt đối với nước này.

Với việc nghị quyết 2270 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc được thông qua, việc Triều Tiên đưa ra tuyên bố mạnh mẽ, đe dọa an ninh bằng vũ khí hạt nhân là điều đã được báo trước.


Triều Tiên công bố thử nghiệm thệ thống pháo phản lực phóng loạt mới.

Triều Tiên công bố thử nghiệm thệ thống pháo phản lực phóng loạt mới.

Một trong những điểm đáng chú ý trong tuyên bố của Triều Tiên đó là, họ công bố sự xuất hiện của một hệ thống pháo phản lực phóng loạt mới.

Theo đó, Bình Nhưỡng “đã tổ chức một cuộc thử nghiệm để đánh giá khả năng của các pháo phản lực phóng đi bởi hệ thống phóng pháo phản lực hàng loạt thế hệ mới, dự kiến sẽ được đưa vào sử dụng trong quân đội Triều Tiên”.

Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, được mô tả là “một hệ thống pháo phản lực phóng loạt hạng nặng mới”, đây là loại vũ khí đã xuất hiện trong lễ diễu binh diễn ra vào tháng 10/2015 tại Triều Tiên.

Báo Rodong Sinmun của nước này đã chụp lại nhiều ảnh chụp về cuộc thử nghiệm được đích thân ông Kim Jong-un giám sát.

Thông tin về loại pháo phản lực phóng loạt mới của Triều Tiên vẫn còn rất ít, tuy nhiên các chuyên gia vũ khí cùng nhiều nhà phân tích về Triều Tiên đã bắt đầu xâu chuỗi từ những gì đã thu thập được qua ảnh chụp và đoạn phim mà Triều Tiên công bố.

Cụ thể, nhà phân tích quân sự Jeffrey Lewis cho biết, hệ thống pháo phản lực phóng loạt của Triều Tiên có nhiều điểm tương đồng với hệ thống PR50 của Trung Quốc.

Trong khi đó, loại pháo phản lực 300 mm của hệ thống này cũng giống với những loại mà Trung Quốc và Pakistan đang có.

Ông Joseph Dempsey thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế về Chiến lược Quốc gia của Mỹ (IISS) cho biết nó có hình dáng giống pháo phản lực Shen Ying 300.

Còn ông Lewis nhận thấy pháo phản lực này giống với Hatf-IX/Nasr 300 mm của Pakistan, được cho là có thể lắp đặt đầu đạn hạt nhân.

Cuộc thử nghiệm phóng pháo phản lực hàng loạt này diễn ra tròn 2 năm sau khi Triều Tiên phóng một loạt pháo phản lực tầm ngắn ra biển Nhật Bản cũng với mục đích thử nghiệm.

Hệ thống pháo phản lực phóng loạt của Triều Tiên sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong bất kỳ cuộc xung đột vũ trang nào, và với việc nó có thể phóng đi nhiều pháo phản lực trong một khoảng thời gian ngắn, việc phòng vệ sẽ rất khó khăn.

Bộ Quốc phòng Mỹ tin rằng chúng “sẽ là hiểm họa thường trực đối với miền Bắc Hàn Quốc”.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin The Diplomat, một tạp chí có trụ sở ở Tokyo, chuyên về chính trị, văn hóa và xã hội tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại