Bị khủng bố bắt giữ nhưng có súng trong tay thì hành động thế nào?

PnM |

Chủ tịch hiệp hội súng trường Mỹ (NRA) Wayne LaPerr đã phải thốt lên rằng: "Điều duy nhất có thể ngăn chặn những kẻ xấu có súng là một người tốt có súng."


Sandy Hook là vụ thảm sát trường học nghiêm trọng thứ hai trong lịch sử nước Mỹ

Sandy Hook là vụ thảm sát trường học nghiêm trọng thứ hai trong lịch sử nước Mỹ

Ngày 14 tháng 12 năm 2012, một thanh niên dùng súng ngắn nã đạn vào thầy trò ở trường tiểu học Sandy Hook tại bang Connecticut, làm 20 trẻ em, 6 giáo viên và một người khác thiệt mạng, gây nên vụ thảm sát trường học nghiêm trọng thứ hai trong lịch sử nước Mỹ.

Sau vụ thảm sát này, chủ tịch hiệp hội súng trường Mỹ (NRA) Wayne LaPerr đã phải thốt lên rằng: "Điều duy nhất có thể ngăn chặn những kẻ xấu có súng là một người tốt có súng."


Liệu thực tế có giống trong phim khi người anh hùng phải một mình chống mafia?

Liệu thực tế có giống trong phim khi người anh hùng phải một mình chống mafia?

Nhiều người Mỹ tỏ ý đồng tình với tuyên bố trên, vì thế họ mang súng theo bên người ở khắp mọi nơi. Nhưng trong số này có bao nhiêu người sẵn sàng đối mặt với khủng bố?

Liệu mô-típ chúng ta vẫn thấy trên phim ảnh: người anh hùng đơn độc bị rơi vào vòng vây khủng bố phải tìm cách bảo vệ tính mạng mình cùng những người khác, đồng thời tiêu diệt khủng bố như trong series Die Hard của Bruce Willis – có thực tế hay không?

Kênh tin tức Texas WFAA đã quyết định tiến hành một thử nghiệm, trong đó bốn công dân có vũ trang phải đương đầu thực sự với khủng bố. WFAA đã lựa chọn bốn người dân thường đều được qua đào tạo bắn súng và có giấy phép mang vũ khí giấu kín.

Những người này khi được hỏi đều cho biết họ luôn sẵn sàng để bảo vệ bản thân cũng như đồng nghiệp trong tình huống bị khủng bố tấn công.

4 tình nguyện viên lần lượt là:

Brian Martin, 30 tuổi, 10 giờ đào tạo

Matthew Beeman, 41 tuổi, 6 giờ đào tạo

Mary Bannan, 67 tuổi, 25 giờ đào tạo

Royce Herdin, 68 tuổi, 50 giờ đào tạo

Travis Bond - giám đốc quản lý và giảng dạy tại học viện đào tạo bắn súng DFW với 32 năm kinh nghiệm và phục vụ trong ngành thực thi pháp luật, là người tổ chức thử nghiệm này.


Cựu binh Shawn Clary vào vai khủng bố trong cả 3 tình huống

Cựu binh Shawn Clary vào vai khủng bố trong cả 3 tình huống

Người vào vai kẻ khủng bố là cựu binh Shawn Clary – người đã từng chiến đấu trong lực lượng S.W.A.T, hiện đang là giảng viên học viện DFW với 22 năm kinh nghiệm.

Anh Brian Martin, 30 tuổi có 10 giờ đào tạo
Anh Brian Martin, 30 tuổi có 10 giờ đào tạo

Thử nghiệm được tiến hành tại một văn phòng trống ở Lewisville, Texas. Tất cả những người tham gia được cấp đồ bảo hộ như mũ, kính, cùng vũ khí là súng lục huấn luyện bắn đạn nhựa. "Kẻ khủng bố" cầm khẩu súng trường AR-15 cũng bắn loại đạn nhựa như trên.

Tuy nhiên, các tình nguyện viên lại không được cho biết trước rằng tên khủng bố Shawn có mặc áo giáp chống đạn. Điều đó có nghĩa là, khi chạm trán tên khủng bố, họ phải tự mình quyết định bắn vào đầu, cổ hay xương chậu để tiêu diệt hắn.

Thông tin duy nhất mà ban tổ chức cho những người hùng biết trước là họ sẽ phải tham gia vào 3 tình huống giả định, nhưng kịch bản thế nào thì là điều bí mật.

Tình huống №1. Văn phòng bị tấn công

Ở tình huống đầu tiên, tên khủng bố có vũ trang sẽ tấn công vào văn phòng làm việc.
Ở tình huống đầu tiên, tên khủng bố có vũ trang sẽ tấn công vào văn phòng làm việc.

Đây là tình huống thường xuất hiện trên phim Hollywood.

Bốn tình nguyện viên đang ngồi trong các ô cabin, xung quanh được bao bọc bởi những bức tường cao, và không ai nhìn thấy ai. Shawn Clary đóng vai một nhân viên đang cay cú vì công việc, xông vào văn phòng với khẩu súng trường trên tay.

Ban đầu ông bắn vài phát lên trần thị uy rồi sau đó bắt đầu hạ sát đồng nghiệp. Trong tình huống này, các tình nguyện viên có hai sự lựa chọn: chạy trốn hoặc chiến đấu.

Brian Martin trong thử nghiệm đầu tiên

Người đầu tiên là Brian Martin. Anh đã chọn ở lại trong cabin, ngồi thấp xuống và nấp sau một chiếc ghế. Khi tên khủng bố tới gần, Brian liền bắn hai phát đạn chí tử vào đầu và phía trên ngực. "Anh ấy đã làm rất tốt." – Clary nhận xét.

Matthew Beeman thực hiện thử nghiệm

Tiếp theo là Matthew Beeman. Sau khi nghe thấy loạt đạn đầu tiên, Matthew chạy vào một cabin tối cách chỗ ban đầu của ông vài mét. Sau khi đã nấp kín, Matthew cũng bắn tên khủng bố vài phát đạn chí mạng.

Bà Mary Bannan trong tình huống đầu tiên

Bà Mary Bannan là người thứ 3 thực hiện thử nghiệm. Bà quyết định không bỏ chạy mà cố thủ trong cabin. Lúc tên khủng bố tiến lại gần, bà Mary nổ súng nhưng đều bắn trượt hoặc trúng vào áo chống đạn.

Chồng bà Mary là ông Royce Herdin sẽ xử lý tình huống thế nào

Cuối cùng là Royce Herdin - chồng bà Mary. Ông cũng lựa chọn ở lại trong cabin, ngồi xuống thấp. Tên khủng bố xông tới thì ông bắn vào áo giáp. Giải thích về hành động của mình, ông nói rằng bắn vào áo là có chủ đích vì biết đây chỉ là một cuộc thử nghiệm.

Royce Herdin cao tuổi nhất: 68 tuổi cùng kinh nghiệm dày dặn: 50 giờ đào tạo
Royce Herdin cao tuổi nhất: 68 tuổi cùng kinh nghiệm dày dặn: 50 giờ đào tạo

WFAA tiến hành các thử nghiệm để xác định, liệu bao nhiêu người có súng sẵn sàng đối phó với kẻ xấu có vũ trang.

Tình huống №2 - Cuộc họp chết người

Trong tình huống thứ hai, tên khủng bố xông vào phòng họp
Trong tình huống thứ hai, tên khủng bố xông vào phòng họp

Ở tình huống thứ hai, Herdin ngồi cùng bàn với 7 tình nguyện viên khác. Đột nhiên kẻ khủng bố cầm súng tiến vào, ra lệnh cho tất cả mọi người đưa hai tay ra phía sau đầu rồi bắt đầu sát hại từng người một.

Ban đầu Herdin cũng đưa tay ra sau đầu theo lời của tên khủng bố, thế nhưng ngay khi thấy có cơ hội, ông liền móc ngay súng từ trong bao và bắn tên khủng bố mấy phát chí tử.

Tiếp theo là Bannan. Bà cất súng trong túi xách để dưới bàn. Chọn đúng thời điểm, bà lấy súng ra và bắn vài phát nhưng đều không trúng.

Beeman cũng nhẫn nại chờ đợi thời điểm tốt để sử dụng vũ khí. Những phát đạn của ông đều có khả năng gây tử vong cho kẻ thủ ác.

Thế nhưng Martin lại mắc phải lỗi chiến thuật nghiêm trọng: ông mang vũ khí mở. "Khi vừa bước vào phòng, lập tức tôi nhận ra Martin sẽ là nạn nhân đầu tiên mà tôi cần triệt hạ" - "khủng bố" Clary cho biết.

Chính cách đeo vũ khí mở của Martin đã khiêu khích tay khủng bố, khiến hắn chọn nã đạn vào Martin đầu tiên.

Xử lý thế nào khi phòng họp bị khủng bố khống chế?

Huấn luyện viên Travis Bond đi tới kết luận:

"Cách tốt nhất để vượt qua những điều bất ngờ là phải chuẩn bị sẵn sàng từ trước. Tập luyện, đối mặt với những thử thách khác nhau, tìm kiếm những cách thức hành động và kiến thức về thời điểm nào nên và không nên hành động là quan trọng hơn bao giờ hết".

Người phụ nữ duy nhất tham gia thử nghiệm là Mary Bannan, 67 tuổi với 25 giờ đào tạo

Người phụ nữ duy nhất tham gia thử nghiệm là Mary Bannan, 67 tuổi với 25 giờ đào tạo

Tình huống №3 - Khi đồng nghiệp lâm nguy

Những người tham gia thử nghiệm phải đối mặt với tình huống: một người đàn ông xông vào văn phòng, bắt giữ một đồng nghiệp làm con tin.

Trong thử nghiệm cuối cùng, Clary đóng vai một ông chồng có vũ trang tìm đến đánh ghen người vợ cũ ở chỗ làm của cô. Các tình nguyện viên được bố trí ở phòng bên cạnh.

Tên khủng bố điên cuồng bắn trả
Tên khủng bố điên cuồng bắn trả

Mỗi tình nguyện viên có 2 sự lựa chọn: chấp nhận mạo hiểm tính mạng của con tin – đồng nghiệp và chiến đấu với kẻ khủng bố có vũ trang, hoặc là đứng sang một bên.

Người phải ứng phó đầu tiên là Martin. Ông đã thực hiện một vài phát súng nhưng không chính xác, thậm chí còn làm con tin bị thương ở tay.

Martin không thể cứu được người phụ nữ
Martin không thể cứu được người phụ nữ

Mặc dù thực tế là: đến trước thời điểm Martin xông vào phòng thì vẫn chưa có ai bị bắn hoặc bị thương, thế nhưng khi được phỏng vấn sau “cuộc chiến”, Martin vẫn cho rằng quyết định tấn công gã khủng bố điên cuồng là lựa chọn đúng đắn.

Còn huấn luyện viên Travis Bond thì nói: "Martin đã vào phòng, thậm chí là quá gần Clary. Như vậy anh ta không còn chỗ để di chuyển, không sử dụng nơi trú ẩn. Ngoài ra, Martin lại còn bắn con tin."


Matthew Beeman năm nay 41 tuổi. Ông đã có 6 giờ đào tạo

Matthew Beeman năm nay 41 tuổi. Ông đã có 6 giờ đào tạo

Hành động của Beeman thì khác: ông ở lại trong phòng mình, tắt đèn và gọi cảnh sát. "Nếu tôi ra ngoài, anh ta sẽ nhìn thấy tôi. Chắc là con tin sẽ bị chết ngay lập tức.

Nhưng trong trường hợp này, cả Beeman và con tin đều sống sót.". "Đó là một quyết định khó khăn. Nhưng với thời gian đào tạo ngắn như vậy (6 giờ) thì những gì Beeman làm đều đúng đắn" - Bond tổng kết.

Bà Bennen thì lặng lẽ tiếp cận căn phòng mà từ đó phát ra tiếng la hét. Bằng cách khéo léo sử dụng cửa làm vật che chắn, bà đã bắn chết tên khủng bố. "Mary thật là tuyệt vời. Cô ấy đã hoàn thành xuất sắc hơn bất cứ ai khác"- Bond cho biết.


Chiến thuật của bà Bannan đã phát huy tác dụng

Chiến thuật của bà Bannan đã phát huy tác dụng

Mặc dù có kinh nghiệm nhiều nhất trong nhóm với 50 giờ đào tạo nhưng Herdin lại một lần nữa đưa ra quyết định sai lầm. Ông ngay lập tức xông vào định tấn công kẻ khủng bố, để rồi phạm sai lầm chết người khi lùi lại.

Anh ta do dự và bước lùi lại, như thế là mất đi lợi thế " – Bond nhận xét.

Herdin mắc sai lầm chết người
Herdin mắc sai lầm chết người

Tổng kết

Sau cuộc thử nghiệm, tất cả các tình nguyện viên đều nhất trí rằng “đi một ngày đàng học một sàng khôn”.

"Tập luyện nhiều không bao giờ là thừa. Trước khi đưa ra những quyết định quan trọng sống còn như vậy, thì việc đầu tiên chúng ta cần phải học là cách hành động, cộng thêm với những kỹ năng cần thiết nữa.

Nếu bạn chưa đủ tự tin thì đừng cố gắng, vì như vậy không chỉ uổng mạng mà còn đặt mạng sống của nhiều người khác vào tình huống nguy hiểm." - Travis Bond tổng kết thử nghiệm bằng lời khuyên như thế.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại