Báo Nga: Ai ngang sức với chúng ta?

Minh Thành |

Nga đã gây ra cho Mỹ cùng các đồng minh một cú sốc và kinh hoàng khác, tương tự như cụm từ ấn tượng mà người Mỹ thích sử dụng.

Đòn cân não

Tờ Bình luận quân sự của Nga cho biết mới đây báo chí Anh cho loan tin rằng các phi công của nước này được lệnh sẵn sàng bắn hạ các máy bay Nga trên bầu trời Iraq.

Tờ Daily Star Sunday của Anh dẫn một “nguồn tin riêng” từ Bộ Quốc phòng Anh cho biết các phi công của NATO và của Anh đang sử dụng các máy bay tiêm kích đa năng Tornado được lệnh có quyền tấn công máy bay chiến đấu của Nga trên bầu trời Iraq trong trường hợp “xuất hiện các mối đe dọa đối với tính mạng”.


Tiêm kích đánh chặn Tornado của Anh

Tiêm kích đánh chặn Tornado của Anh

Theo báo Nga, nếu tuyên bố này do chính ông Bộ trưởng Quốc phòng Anh Michael Fallon thì phần nào đó còn đáng tin cậy và rõ ràng.

Tuy nhiên, thông tin này lại xuất phát từ “một nguồn tin riêng” nên ngay lập tức có thể hiểu rằng đây là một trò lừa bịp tuyên truyền hoặc đơn giản là một đòn khiêu khích ngây thơ của tờ báo Anh.

Thông tin này xuất hiện đúng vào thời điểm Baghdad (giới chức Iraq), nơi vốn đang bị NATO chiếm đóng, bắt đầu nói về việc sẽ không tồi nếu như các máy bay Nga “xử lý” các mục tiêu của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng trên lãnh thổ nước này.

Báo Bình luận quân sự của Nga viết: “Nga vẫn chưa có ý định mở rộng chiến dịch không kích IS sang Iraq.

Tuy nhiên, nếu quyết định này được thông qua thì liệu có ai đó của tờ Daily Star Sunday dám hỏi các phi công Anh rằng họ đã sẵn sàng trên những chiếc Tornado lao vào cuộc đấu tay đôi với những chiếc Su-30SM của Nga hay chưa?”.

Theo tờ báo Nga, ngay từ năm 2006, khi mà Anh cùng Ấn Độ tiến hành cuộc tập trận chung mang tên Indra Dhanush, những chiếc Su-30MKI của Ấn Độ (phiên ban xuất khẩu của Su-30SM) đã thực hiện hàng loạt cuộc diễn tập phối hợp với Tornado F. Mk. của Anh.


Su-30SM của Nga bay trình diễn

Su-30SM của Nga bay trình diễn

Chính các phi công Anh khi đó phải thừa nhận những chiếc Su-30 của Ấn Độ thực sự vượt trội những chiếc Tornado mà họ đang điều khiển.

Mặc dù trong những năm qua, Tornado đã được hiện đại hóa song trên thực tế Su-30SM không phải là Su-30MKI. Su-30SM là phiên bản hiện đại hơn, hoàn thiện hơn và có nhiều cải tiến hơn.

Tờ Bình luận quân sự cho rằng đối thủ xứng tầm của Su-30SM chỉ có thể là F-22 Raptor của người Mỹ. Nhưng ngay cả F-22 cũng không hẳn là đối thủ trong mọi trường hợp. Ví dụ như hệ thống radar của F-22 không hiện đại bằng Su-30SM.

Rõ ràng tuyên bố “không chiến vì Trung Đông” của tờ Daily Star Sunday không đáng tin cậy. Chỉ một ngay sau khi tờ báo Anh cho đăng tải thông tin này, Bộ Quốc phòng Anh đã chính thức tuyên bố những tin tức được báo chí lan truyền không phù hợp với thực tế.

Hơn nữa, Lầu Năm Góc - thiếu sự chỉ huy từ cơ quan này sẽ không có bất kỳ chiếc máy bay nào của NATO dám rời khỏi vị trí - cũng đã đồng ý phối hợp với Bộ Quốc phòng Nga để bảo đảm an toàn bay trên bầu trời Trung Đông.

Tất cả đã thay đổi từ ngày 7/10, khi mà các tàu chiến thuộc phân hạm đội Caspian của Nga phóng 26 tên lửa Kalibr-NK từ khoảng cách 1.500 km tiêu diệt các mục tiêu của IS ở Syria.

Cú sốc và kinh hoàng khác

Báo Nga mỉa mai rằng người Mỹ thích đặt tên cho các văn kiện chỉ đạo của mình những cái tên ấn tượng. Ví dụ “Sốc và kinh hoàng” là tên gọi của chiến dịch quân sự đầu tiên mà Mỹ tiến hành ở Iraq. Nhà lãnh đạo Saddam Husein đã có một kết cục bi thảm.

Thế nhưng bây giờ, chính người Mỹ lại đang bị ngỡ ngàng. Các đòn tấn công chính xác của không quân Nga nhằm vào các mục tiêu IS và đặc biệt là sự tham gia của hệ thống tên lửa Kalibr-NK đã gây ấn tượng không thể quên đối với Washington.


Tàu chiến Nga phóng tên lửa từ biển Caspian

Tàu chiến Nga phóng tên lửa từ biển Caspian

“Tình báo tốt nhất hành tinh” của Mỹ đã không thể phát hiện ra việc Nga tập trung lực lực lượng và phương tiện tại Syria, rồi tiếp tục bất ngờ trước tên lửa chính xác cao Kalibr của Nga.

Tổng thống Nga Putin trong một cuộc trả lời phỏng vấn “Vestia” đã tuyên bố tình báo nước ngoài không phải cái gì cũng biết được.

Bên cạnh đó, người Mỹ đã quá tự tin rằng Nga không có đủ phương tiện và khả năng để có được vai trò đáng kể trong cấu trúc thế giới, còn ngành công nghiệp quốc phòng của Nga không còn khả năng tồn tại.

Trên thực tế, tên lửa Kalibr với phiên bản xuất khẩu Club đã xuất hiện lần đầu tiên tại Russian Expo Arms ở Hạ Tagil năm 2004 nhưng đã không được chú ý.

Cũng trong năm đó, Ấn Độ mua 28 tên lửa loại này nhưng việc vận hành gặp trục trặc ngay lập tức khiến những lời chỉ trích nhắm vào Nga.


Máy bay chiến đấu Nga tại Syria

Máy bay chiến đấu Nga tại Syria

Nhưng đó là Klub-S chứ không phải Kalibr. Và bây giờ, sau sự kiện ngày 7/10 vừa qua, có lẽ người Nga không cần phải quảng cáo thêm về hệ thống tên lửa Kalibr-NK.

Cần phải biết rằng phiên bản xuất khẩu 3M-14 chỉ có tầm bắn 300 km, còn loại tương tự được trang bị cho quân đội Nga có tầm bắn 2.600 km.

Phiên bản thông thường có khả năng mang khối lượng nổ 450 kg, còn phiên bản hạt nhân thậm chí có đầu đạn nhẹ hơn và bay xa hơn nhưng có sức công phá lớn hơn. (có những con số về tầm bắn 4.000 - 5.000 km).

Và giờ đây, Hạm đội 6 của Mỹ vốn vẫn coi Địa Trung Hải là “ao nhà” của mình trong suốt 1/4 thế kỷ qua đã có đối thủ. Ngoài các tàu tên lửa và tàu tuần tra cỡ nhỏ ở biển Caspian, Kalibr-NK còn được trang bị cho một số tàu nổi và tàu ngầm đang được Nga bố trí trên Biển Đen.

Tờ Bình luận quân sự Nga viết: “Nhìn chung, người Mỹ đang bất ngờ lớn trước xe tăng T-34, pháo phản lực phóng loạt Kachiusa, các hệ thống pháo binh của Liên Xô và nhiều loại vũ khí khác…”

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại