Làm thế nào để tự chế một sợi dây?
Nếu trong trường hợp cần có dây mà lại không nhớ mang theo, bạn có thể lấy những thứ xung quanh bện thành một sợi dây dùng tạm. Vật liệu có thể bện dây có rất nhiều: cây leo, dây mây,…
Chỉ cần nhớ là phải chọn những loại cây leo bền chắc và càng dài càng tốt. Còn dây mây thì khỏi phải nói về độ bền rồi.
Để bện dây, thường người ta hay chọn 3 sợi dây nhỏ rồi bện chúng lại thành một sợi dây lớn. Trước khi bắt đầu bện, ta phải buộc các đoạn đầu của 3 sợi dây với nhau, rồi cố định chúng lại.
Cách bện cụ thể là, trước tiên lấy sợi ngoài cùng bên trái đặt vào giữa hai sợi còn lại. Tiếp theo, đặt sợi ngoài cùng bên phải vào giữa hai sợi kia, rồi lại lấy sợi bên trái,… cứ luân phiên như vậy, tương tự như bạn gái tết đuôi sam.
Nếu như dây cần phải bện chưa đủ dài, có thể nối thêm dây mới ở phần giữa. Cứ nối thêm như thế, bạn có thể có bện được một sợi dây trên 10m.
Nhưng khi bện dây xong, không được quên cuối dây phải thắt một nút, nếu không, dây sẽ lại tẽ ra như chưa từng được bện vậy.
Sử dụng nó thế nào cho hiệu quả?
Chỉ học cách bện dây là không đủ, bạn còn phải học kỹ xảo thắt nút. Một số nút này có thể dùng để buộc, hoặc là để nối hai sợi dây với nhau, thậm chí có thể làm thang dây.
(1) Nút chịu đơn: Trong tất cả các phương thức thắt nút, sau đây là loại đơn giản nhất. Cuộn dây thành một vòng tròn, từ phía sau luồn một đầu qua vòng tròn này, sau đó kéo chặt là xong. Nút chịu đơn rất dễ tuột ra.
Nút chịu đơn.
Trên cơ sở một nút chịu đơn, thắt một nút chịu đơn khác, hình thành nút chịu kép, như vậy sẽ buộc rất chặt. Nhưng nút chịu kép có khi còn gọi là “nút chết”, khi cần gỡ nút chịu kép là một việc rất phiền phức.
(2) Nút hình số “8”: Ứng dụng như nút chịu đơn nhưng do có thêm vòng xoắn nên nó chắc chắn hơn, ứng dụng nhiều trong việc làm thang dây. Cách thắt: Dây ngắn đè lên dây dài tạo 1 vòng, sau đó quấn dây giống hình số 8 và xỏ vào cái vòng ở trên.
Nút hình số “8”.
(3) Nút hình số “8” kép: Phương pháp thắt nút hình số “8” kép giống như nút hình số “8”, nhưng dây được chập đôi lại, như vậy sẽ hình thành một vòng gắn kết lẫn nhau, làm cho các nút không tở ra.
(4) Nút nối dây câu (nút ngư dân): Ngư dân thường sử dụng loại biện pháp này để nối hai dây câu lại với nhau, chính là vì nó là một loại nút vô cùng chắc chắn. Kỳ thực loại nút này là tổ hợp của hai nút chịu đơn.
Lấy đầu và cuối của hai dây để cùng nhau, dây thứ nhất trên dây thứ hai thắt một nút chịu đơn, dây thứ hai trên dây thứ nhất thắt một nút chịu đơn.
Kéo chặt hai dây, hai nút chịu đơn sát lẫn nhau, cuối cùng chúng vấn vào làm một, như vậy nút nối dây câu đã làm xong.
(5) Nút thòng lọng: Cách thắt nút thòng lọng và nút chịu đơn có điểm tương tự. Tại đoạn cuối đầu dây cuộn một vòng dây, lấy bộ phận vòng dây về phía đầu dây dài gấp lại bỏ vào trong vòng dây, sau đó kéo chặt đầu ngắn, thì sẽ hình thành một nút thòng lọng.
Bạn có thể thông qua việc khống chế đầu dây tương đối dài để điều chỉnh độ to nhỏ của nút thòng lọng.
(6) Thang dây: Yêu cầu đầu tiên của thang dây là chắc chắn, đoạn gỗ không bị tuột ra, cho nên tôi khuyên bạn khi chế tạo thang dây cần sử dụng nút thòng lọng. Vả lại, điểm tiện lợi của nó là, chỉ cần rút đoạn gỗ, nút dây sẽ tự nhiên cởi ra.
Huấn luyện kỹ năng vượt sông và leo thang dây cho các em học sinh trong "Học kỳ Quân đội".
Cách làm: lần lượt thắt nút thòng lọng tại các điểm đều nhau trên hai sợi dây, luồn hai đầu gậy gỗ vào trong vòng thòng lọng, kéo chặt dây gắn kết. Khoảng cách giữa hai đoạn gỗ của thang dây khoảng 50cm là thích hợp với leo núi.
Do thang dây mang theo người vô cùng bất tiện, cho nên khi sử dụng hoàn toàn có thể tìm cây, gỗ tại chỗ để làm ngay tại hiện trường.
Một cái thang dây có thể làm cho bạn trèo lên vách đá hoặc vượt qua chướng ngại vật một cách dễ dàng.