Ba yếu điểm chết người khiến NATO thảm bại trước Nga

Thiên Nam |

Trước công cuộc hiện đại hóa mạnh mẽ của quân đội Nga, những điểm yếu của NATO rất dễ phơi bày và khiến họ thất bại trên chiến trường.

Ngày 26-9, Tư lệnh quân đội Mỹ ở châu Âu, Trung tướng Ben Hodges đã nêu lên ba yếu tố có thể cản trở các đồng minh NATO đối phó với Nga và làm cho họ trở nên dễ bị tổn thương, trong trường hợp khối đồng minh quân sự Bắc Đại Tây Dương có xung đột quân sự với Moscow.

Thiếu các phương tiện liên lạc vô tuyến điện được bảo mật

Ông Hodges nêu lên yếu tố đầu tiên ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng phòng thủ, là thiếu các phương tiện liên lạc vô tuyến điện được bảo mật, mà với sự hỗ trợ của chúng, quân đội Mỹ và các đồng minh của họ có thể truyền thông tin cho nhau một cách an toàn mà không sợ bị nghe trộm.

Thực ra đây không phải là lần đầu các tướng lĩnh Mỹ và NATO lo ngại bị thua trong cuộc đối đầu với Nga.

Những lo lắng của chuyên gia quân sự Mỹ là đúng, hiện quân đội Nga không còn yếu kém và thiếu hiện đại như trong giai đoạn “cuộc chiến 5 ngày” năm 2008 với Gruzia.

Tờ Wall Street Journal của Mỹ ngày 8-7 vừa qua có bài viết cho biết, mặc dù chưa có thông tin riêng về phía quân đội Hoa Kỳ nhưng quân đội các nước đồng minh của họ trong khối NATO đã “dính đòn” và thể hiện sự bất lực trước hệ thống trinh sát và tác chiến điện tử của Nga.

The Wall Street Journal dẫn nguồn từ Lầu Năm Góc cho biết, theo quan sát của các quân nhân Mỹ cuộc tập trận ở Litva nhận xét, việc bảo mật thông tin liên lạc là những khó khăn chính.

Những trang bị thông tin của đồng minh Mỹ không đủ độ bảo mật trước các phương tiện trinh sát điện tử của Nga.

Nga đang phát triển lực lượng trinh sát và tác chiến điện tử rất mạnh
Nga đang phát triển lực lượng trinh sát và tác chiến điện tử rất mạnh

Những trang bị thông tin thiếu độ bảo mật cao khiến các đồng minh của Mỹ trong khối NATO không thể nêu rõ số liệu về vị trí các nhóm quân và vị trí của ban chỉ huy đơn vị.

Kết quả là, quân đội Mỹ đã buộc phải phái lính thông tin của mình tới các đơn vị Litva để truyền mật lệnh cho họ.

Thiếu thống nhất về trang, thiết bị thông tin

Điểm yếu chết người thứ 2 của các nước thuộc khối NATO là thiếu một cơ sở thông tin thống nhất, vốn có thể cho phép Hoa Kỳ và các đồng minh của họ theo dõi quá trình tác chiến cùng một lúc và không phụ thuộc vào nhau.

Các công nghệ vô tuyến Mỹ cho phép liên lạc ở mức độ bảo mật rất cao, nhưng do hạn chế về luật xuất khẩu, các máy điện đài Mỹ không được cung cấp cho quân đội đồng minh, vì vậy họ sử dụng các thiết bị thông tin đơn giản hơn, dẫn đến tính năng bảo mật kém và không đồng bộ với nhau.

Đối với các nước NATO ở châu Âu, ngoài 1 vài quốc gia có khả năng công nghệ ngang ngửa với Mỹ như Đức, Anh, Pháp, còn lại là những quốc gia thường thường bậc trung, trình độ khoa học kỹ thuật quân sự kém Nga rất xa, dẫn đến việc thiếu đồng bộ về vũ khí, trang bị và thiết bị thông tin.

Tờ báo Mỹ cho biết, những dấu hiệu gần đây cho thấy Nga đã chế tạo được những hệ thống tác chiến điện tử thế hệ mới nhất vô cùng hiện đại và đã đem ra thử nghiệm trên chiến trường miền đông Ukraine khi cung cấp cho phe ly khai, đồng thời sử dụng “quấy phá” các cuộc tập trận của Mỹ và NATO.

Thiết bị thông tin liên lạc trên trực thăng của Mỹ
Thiết bị thông tin liên lạc trên trực thăng của Mỹ

Những hệ thống tác chiến điện tử hiện đại nhất của Nga cho phép chặn thu tín hiệu liên lạc của đối phương hoặc gây nhiễu chế áp thiết bị thông tin của NATO là thách thức nghiêm trọng đối với các lực lượng đồng minh của Mỹ khi tiến hành cuộc tập trận ở Đông Âu,

Các công nghệ được phát triển cho phép quân đội Nga không chỉ xác định thành công các nguồn tín hiệu vô tuyến của đối phương, mà còn có thể ngụy trang tốt hơn thông tin vô tuyến riêng của mình, cho phép duy trì bí mật khi di chuyển các lực lượng vũ trang.

Thiếu hệ thống chỉ huy thống nhất bộ binh và hỏa lực trên chiến trường

Theo cổng thông tin Breaking Defense, yếu tố thứ ba khiến các nước NATO có thể thất bại trước Nga là thiếu một hệ thống đáng tin cậy, vốn có thể liên kết các radar, vũ khí pháo binh và các quân nhân tại chiến trường vào thời điểm hạ lệnh nổ súng.

Sự thiếu đồng bộ này không chỉ gây khó khăn trong phối hợp, hiệp đồng tác chiến đối với một lực lượng quân sự hỗn hợp đa quốc gia mà còn có thể là điểm yếu rất lớn để Nga khai thác, chặn thu các thông tin bí mật hoặc đánh phá hệ thống thông tin chỉ huy kiểm soát, khiến NATO thảm bại trên chiến trường.

Ví dụ thực tế nhất của khiến khuyết này đã bị bộc lộ rõ trên chiến trường Ukraine. Ukraine là quốc gia tách ra từ Liên bang Xô viết, được thừa hưởng một nền tảng công nghệ tốt nhất trong số các nước thuộc Liên Xô cũ.

Thế nhưng, họ cũng không chống được khả năng tác chiến điện tử của Nga.

Hồi đầu năm nay, sau quá trình đi thực tế tình hình huấn luyện và chiến đấu của quân đội Ukraine, chính Tư lệnh các lực lượng Mỹ tại châu Âu Ben Hodges đã phải thừa nhận khả năng của lực lượng đối kháng điện tử Nga hiện đã đạt đến trình độ rất cao.

Vị tướng Mỹ cho biết, hệ thống liên lạc của quân đội Ukraine đang bị các thiết bị gây nhiễu điện tử của lực lượng ly khai gây cản trở, khiến họ rất khó để sử dụng sóng vô tuyến, điện thoại và các phương tiện liên lạc khác vì các thiết bị gây nhiễu của lực lượng ly khai có tính năng vượt trội.

Quân đội Ukraine và NATO đều đã từng “nếm mùi đau khổ” với các trang bị tác chiến điện tử của Nga
Quân đội Ukraine và NATO đều đã từng “nếm mùi đau khổ” với các trang bị tác chiến điện tử của Nga

Tướng Ben Hodges nhận xét, lực lượng ly khai Donbass còn có khả năng gây nhiễu tín hiệu đáng kể, khiến các hệ thống radar quân sự và thông tin liên lạc của quân đội Ukraine không thể hoạt động bình thường.

Điều này dẫn tới tình trạng quân đội nước này không thể khai hỏa ngay cả khi xác định được mục tiêu.

Thực lực công nghệ của quân đội Nga đã đạt đến trình độ rất cao

Một phần nguyên nhân khiến các khiếm khuyết trên của quân đội NATO rất dễ trở thành điểm yếu chí mạng đối với họ là hiện Nga đã phát triển một lực lượng tác chiến điện tử rất mạnh.

Tạp chí Armyrecognition dẫn thông cáo báo chí của Bộ quốc phòng Nga cho biết, quân đội nước này sẽ đưa vào hoạt động khoảng 20 loại hệ thống tác chiến điện tử thế hệ mới trong thời gian sắp tới và đây chỉ là một phần trong chương trình mua sắm quốc phòng của Nga trong năm 2015.

Trong đó, có ít nhất 10 loại hệ thống tác chiến điện tử đã hoàn tất quá trình phát triển và đã được Bộ quốc phòng Nga đặt hàng.

Các hệ thống tác chiến điện tử mới này bao gồm: Khibiny, Moskva-1, Divnomorie, Krasukha-2, Murmansk-BN, Borisoglebsk-2, Krasukha-S4, Svet-KU…

Hệ thống tác chiến điện tử Krasukha-S4 của Nga
Hệ thống tác chiến điện tử Krasukha-S4 của Nga

Khả năng của lực lượng tác chiến điện tử Nga không chỉ thể hiện trong điều kiện chiến sự ở miền đông Ukraine mà ngay cả chính quân đội Mỹ cũng đã từng nếm mùi khổ sở.

Tháng 4-2014, một chiếc máy bay Su-24 Nga đã áp chế hoàn toàn hệ thống radar cảnh báo sớm và điều khiển vũ khí trên khu trục hạm Aegis lớp Arleigh Burke số hiệu DDG-75 USS Donald Cook của Mỹ trên biển Đen, khiến nó không thể quan sát được máy bay Nga bằng radar mà chỉ nhìn thấy bằng mắt thường.

Chiếc cường kích này được cho là đã sử dụng hệ thống tác chiến điện tử Khibiny tối tân của Nga.

Trước đó, vào tháng 3 năm 2014, Nga cũng đã sử dụng tổ hợp tác chiến điện tử 1L222 Avtobaza bắt sống một chiếc máy bay trinh sát không người lái MQ-5B của Mỹ.

Thiết bị tác chiến điện tử của Nga đã cắt đường truyền thông tin điều khiển và cướp quyền kiểm soát, ép chiếc máy bay trinh sát không người lái của Mỹ hạ cánh xuống bán đảo Crimea.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại