[ẢNH] Cận cảnh "Sát thủ diệt hạm" của Hải quân Nga tại Đà Nẵng

Bảo Ngọc |

Thành phần Liên đội tàu Hải quân Nga vừa cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng gồm có khu trục hạm Bystry, tàu chở dầu cỡ lớn Boris Butoma và tàu kéo cứu hộ Altau.

Sáng 6/1, tại cảng Tiên Sa (Đà Nẵng), Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân, Cục Đối ngoại (Bộ Quốc phòng), Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố, Bộ chỉ huy quân sự Đà Nẵng đã tổ chức lễ đón chính thức đội tàu Hải quân Liên Bang Nga.


Đại diện Hải quân Việt Nam tặng hoa cho chỉ huy Liên đội tàu Hải quân Nga.

Đại diện Hải quân Việt Nam tặng hoa cho chỉ huy Liên đội tàu Hải quân Nga.

Liên đội tàu Hải quân Nga gồm có khu trục hạm Bystry, tàu chở dầu cỡ lớn Boris Butoma và tàu kéo cứu hộ Altau, do Chuẩn đô đốc Yuldashev Aleksandr Yurevich chỉ huy.

Chuyến thăm sẽ kéo dài đến hết ngày 9/1. Trong khuôn khổ chuyến thăm, thủy thủ đoàn sẽ có các hoạt động tham quan di tích lịch sử, thắng cảnh tại Đà Nẵng và Hội An (Quảng Nam). Hai bên cũng sẽ tiến hành giao lưu thể thao và làm việc với UBND Thành phố Đà Nẵng.

Theo thông báo, chuyến thăm nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác hữu nghị, truyền thống tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam - Nga.

Dưới đây là một số hình ảnh của khu trục hạm Bystry đang neo đậu tại cảng Tiên Sa, Đà Nẵng:


Khu trục hạm Bystry số hiệu 715 thuộc lớp Sovremennyy, các tàu lớp này chuyên trách chống hạm và phòng không.

Khu trục hạm Bystry số hiệu 715 thuộc lớp Sovremennyy, các tàu lớp này chuyên trách chống hạm và phòng không.


Tàu có chiều dài 156 m; chiều rộng 17,3 m; mớn nước 6,5 m; lượng giãn nước đầy tải 7.940 tấn; tốc độ tối đa 32,7 hải lý/h, (tương đương 60,6 km/h), tầm hoạt động 14.000 hải lý (26.000 km).

Tàu có chiều dài 156 m; chiều rộng 17,3 m; mớn nước 6,5 m; lượng giãn nước đầy tải 7.940 tấn; tốc độ tối đa 32,7 hải lý/h, (tương đương 60,6 km/h), tầm hoạt động 14.000 hải lý (26.000 km).


Tàu được trang bị 2 pháo hạm AK-130 nòng đôi cỡ 130 mm, bố trí ở trước mũi và phía đuôi.

Tàu được trang bị 2 pháo hạm AK-130 nòng đôi cỡ 130 mm, bố trí ở trước mũi và phía đuôi.


Vũ khí mạnh nhất của khu trục hạm Bystry là 8 tên lửa hành trình chống hạm siêu âm P-270 Moskit, tên lửa có tầm bắn 120 km, vận tốc Mach 3 và mang theo đầu đạn nặng 320 kg.

Vũ khí mạnh nhất của khu trục hạm Bystry là 8 tên lửa hành trình chống hạm siêu âm P-270 Moskit, tên lửa có tầm bắn 120 km, vận tốc Mach 3 và mang theo đầu đạn nặng 320 kg.


Hệ thống phòng không trên tàu bao gồm 2 bệ phóng tên lửa hạm đối không Shtil với tổng cộng 48 đạn, kết hợp với 4 pháo bắn nhanh AK-630 (ảnh).

Hệ thống phòng không trên tàu bao gồm 2 bệ phóng tên lửa hạm đối không Shtil với tổng cộng 48 đạn, kết hợp với 4 pháo bắn nhanh AK-630 (ảnh).


Tàu còn được trang bị 2x2 ống phóng của loại ngư lôi chống ngầm hạng nặng cỡ 533 mm (bố trí hai bên mạn).

Tàu còn được trang bị 2x2 ống phóng của loại ngư lôi chống ngầm hạng nặng cỡ 533 mm (bố trí hai bên mạn).


Sàn đáp và nhà chứa trực thăng của khu trục hạm Bystry cho phép tiếp nhận 1 trực thăng Ka-27. Trong ảnh là bệ phóng rocket chống ngầm RBU-1000.

Sàn đáp và nhà chứa trực thăng của khu trục hạm Bystry cho phép tiếp nhận 1 trực thăng Ka-27. Trong ảnh là bệ phóng rocket chống ngầm RBU-1000.


Hệ thống radar chính của con tàu, trên đỉnh tháp là radar trinh sát 3 tham số (3D) MR-760 Top Plate.

Hệ thống radar chính của con tàu, trên đỉnh tháp là radar trinh sát 3 tham số (3D) MR-760 Top Plate.


Các thủy thủ trên tàu Hải quân Nga.

Các thủy thủ trên tàu Hải quân Nga.

Cận cảnh "Sát thủ diệt hạm" của Hải quân Nga tại Đà Nẵng

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại