Afghanistan đem 16 máy bay giá 500 triệu USD đi bán... sắt vụn

Bán "cân ký" sắt vụn 16 chiếc máy bay vận tải được 32.000 USD, không quân Mỹ gây lãng phí gần 500 triệu USD so với kế hoạch ban đầu là mua số máy bay này cho không lực Afghanistan.

SIGAR đã điều tra vụ này từ tháng 12/2013, sau khi nhiều tổ chức phi lợi nhuận và quan chức quân sự nêu dấu hỏi về số tiền lãng phí mua số máy bay trên.

Mua hàng không có phụ tùng thay thế

Chính phủ Mỹ chi 486 triệu USD để mua 20 chiếc C-27A cũ từ Alenia, một công ty con của tập đoàn vũ khí Finmeccanica SpA (Ý) nhưng đến tháng 3/2013 thì hủy kế hoạch cung cấp chúng cho không lực Afghanistan, vì chúng không có phụ tùng thay thế, điều khiến hạn chế mạnh khả năng sử dụng vào mục đích quân sự.

Thay vào đó, Lầu Năm Góc quyết định mua 4 chiếc vận tải cơ C-130 lớn hơn của hãng Lockheed Martin để giao cho không lực Afghanistan.

Tổng cục hậu cần quốc phòng Mỹ (DLA) đã đem rã sắt vụn 16 chiếc C-27A, bán số sắt vụn ấy cho một công ty xây dựng ở Afghanistan với giá 6 cent/pound, thu về được tổng cộng 32.000 USD.

Vì vụ này, tổng thanh tra đặc biệt John Sopko của chương trình giúp tái thiết Afghanistan (SIGAR) yêu cầu nữ Bộ trưởng không quân Mỹ Deborah James cung cấp tất cả các tài liệu giải trình, về việc rã sắt vụn 16 chiếc đã bỏ phế trong kho ở sân bay quốc tế Kabul (Afghanistan) suốt nhiều năm.

Ngoài ra không quân cũng phải cho biết hướng xử lý 4 chiếc C-27A mua thêm đang nằm kho ở căn cứ không quân Ramstein (Đức).

Theo hãng tin Reuters ngày 11/10, trong lá thư gửi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel và bà James đề ngày 3/10 và công bố ngày 9/10, ông Sokpo viết: “Tôi thắc mắc rằng các quan chức chịu trách nhiệm lên kế hoạch và tiến hành rã sắt vụn số máy bay có thể đã không tìm cách khác để giữ gìn tiền của dân Mỹ đóng thuế”.

Ông cũng thắc mắc liệu có chăng giải pháp nào thu nhiều tiền hơn là bán sắt vụn số máy bay, trước khi chúng được DLA tiêu hủy?

Ông đề nghị ông Hagel lưu ý trước khi có chuyện gì xảy ra với 4 chiếc còn lại ở Đức.

Người phát ngôn Lầu Năm Góc, thiếu tá thủy quân lục chiến Brad Avots nói quân đội quyết định phá hủy số máy bay “để hạn chế tác động trong việc rút quân Mỹ khỏi Afghanistan”, nhưng hứa sẽ cung cấp thêm thông tin sau khi xem xét lại công tác này.

Ông nói số máy bay C-27A chỉ là một “giải pháp tình thế” khi không lực Afghanistan đang cần máy bay vận tải. Do số máy bay này không thể thi hành nhiệm vụ nên phải hủy chương trình.

Avots còn nói Lầu Năm Góc và không quân Mỹ sẽ xem xét việc rã sắt vụn 4 chiếc còn lại ở Đức: Ông còn khoe quân đội Mỹ đang giúp Afghanistan "cải thiện hiệu quả hoạt động, quản lý tài chính minh bạch trong từng ngày hoạt động nhằm giảm thiểu nguy cơ lãng phí, lạm dụng và gian lận”.

4 chiếc C-27A trước khi được bán cho không lực Afghanistan

Tương lai cho UAV vận tải khủng của Mỹ ở Afghanistan? Tương lai cho UAV vận tải "khủng" của Mỹ ở Afghanistan?

(Soha.vn) - Thủy quân lục chiến Mỹ sẽ giữ 2 máy bay trực thăng không người lái K-MAX tại Afghanistan “vô thời hạn”, ít nhất là cho đến khi việc rút quân của Mỹ khỏi nước này vào năm tới.

Xây tháp truyền hình rồi bỏ không

Năm ngoái, khi trả lời phỏng vấn của kênh thời sự NBC News, Sopko nói: chưa thể rõ vụ trên là gian lận hình sự hay là quản lý không hiệu quả, nhưng vụ lãng phí này không là trường hợp nhỏ lẻ ở Afghanistan.

Thanh tra Lầu Năm Góc cũng điều tra vụ này, vốn bị tổ chức phi lợi nhuận Giám sát các dự án chính phủ gọi là “ví dụ tỏa sáng về việc lãng phí hàng tỷ USD ở Afghanistan".

Hồi đầu năm 2013, phòng thanh tra Lầu Năm Góc nói số máy bay C-27A chỉ mới bay 234 giờ từ tháng Giêng đến tháng 9/2012, trong khi tiêu chuẩn bay phải là 4.500 giờ. Phòng cũng nói cần có 200 triệu USD để mua linh kiện thay thế cho số máy bay này.

Ngày 9/9, SIGAR cũng gửi thư yêu cầu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry giải trình, về việc tại sao chi 6,5 triệu USD để mua 6 tháp thông tin ở Afghanistan mà không sử dụng, hiện vẫn đứng trơ trọi tại nước này.

Sopko viết: “Những quan ngại nổi lên, rằng các đài truyền hình Afghanistan không thể kết nối với hệ thống tháp này và Bộ Quốc phòng Mỹ không muốn số tháp này vì tốn quá nhiều tiền mua xăng chạy máy phát điện cho tháp. Vậy mà Bộ Ngoại giao vẫn cho xây tháp”.

Hồi tháng 5, một lính liên quân quốc tế đã chết khi một trực thăng va vào một tháp điện thoại di động ở Kandahar lúc bay đêm, dẫn đến việc các nhà điều tra đòi có câu trả lời, về việc tại sao số tháp này không đáp ứng các tiêu chuẩn lưu thông hàng không, ví dụ không gắn đèn đỏ chớp sáng như đã gắn trên tất cả các tháp truyền hình ở Mỹ.

Tài liệu Bộ Ngoại giao Mỹ nêu mục tiêu xây tháp là "mở mang, tăng cường độ phủ sóng và dịch vụ viễn thông cho nhân dân Afghanistan ở các tỉnh quan trọng về mặt chiến lược của Afghanistan thông qua truyền hình, phát thanh và điện thoại công cộng”.

SIGAR nêu số tháp này là “ưu tiên liên lạc chiến lược cao nhất”, nhưng các công ty điện thoại và nhà điều hành tháp liên tục nhận được những lời đe dọa của quân nổi dậy Taliban.

Hồi đầu năm nay khi giải trình trước một cuộc điều tra,Bộ Ngoại giao Mỹ nói: đã tính chuyện tặng số tháp này cho chính phủ Afghanistan, nhưng cuối cùng hủy kế hoạch, vì Afghanistan “tiếp tục thiếu điều kiện kỹ thuật và kinh phí để hoạt động-bảo trì các tháp này”.

Sopko muốn Bộ giải trình tại sao xây tháp mà không tính đến mục tiêu chủ đạo của chúng, và Bộ cần cung cấp thêm tài liệu liên quan công tác lập kế hoạch và xây dựng tháp.

Thăm nghĩa địa xe tăng của Liên Xô ở Afghanistan Thăm nghĩa địa xe tăng của Liên Xô ở Afghanistan

Khi Liên Xô rút quân khỏi Afghanistan năm 1989, họ để lại "nhiều nghĩa địa" các loại vũ khí quân dụng trên khắp đất nước này và chúng vẫn tồn tại cho tới tận ngày nay.

Tốn trăm tỷ đô, 2.000 lính Mỹ chết

Vụ rã sắt vụn “bán cân ký” là một thách thức trong kế hoạch rút quân Mỹ khỏi Afghanistan từ cuối năm 2016 của Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Lực lượng an ninh Afghanistan được huấn luyện, trang bị vũ khí và được lĩnh lương chủ yếu là từ tiền dân Mỹ đóng thuế. Afghanistan vẫn còn lệ thuộc mạnh vào đồng minh Mỹ về những khả năng chủ đạo như hậu cần, tình báo, không vận và nhất là bảo trì khí tài quân sự.

Hè 2013, SIGAR đã chỉ ra việc không lực Afghanistan đối diện những vấn nạn tương tự, liên quan phi đội trực thăng Mi-17 do Nga sản xuất. Đây là phương tiện chủ lực để tải quân cùng thực hiện các phi vụ tìm kiếm, cứu hộ. .

Theo SIGAR, khoảng 104 tỷ USD là tiền dân Mỹ đóng thuế đã chảy vào chương trình tái thiết Afghanistan, và đó là một khoản tiền giúp một nước khác “khủng” nhất trong lịch sử kiểm toán Mỹ.

Ngày 12/9, SIGAR nói dân Mỹ cũng nên chờ nộp thêm từ 5 đến 8 tỷ USD/năm trong nhiều năm cho chương trình này.

Cuộc chiến do Mỹ dẫn đầu chống quân Taliban từ ngày 7/10/2011 đến nay đã khiến hơn 2.000 lính Mỹ thiệt mạng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại