4 ngày không kích chứng minh Mỹ vờ đánh IS?

Trong khi Mỹ sa lầy trong cuộc chiến chống IS, càng đánh IS càng mạnh thì Nga chỉ sau 4 ngày không kích đã khiến lực lượng này tan tác.

Mỹ không kích cả năm không bằng Nga đánh 4 ngày

Tháng 8/2014, chiến dịch không kích nhằm tiêu diệt lực lượng Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) của Mỹ bắt đầu. Tính từ đó đến nay, liên quân chống IS do Mỹ cầm đầu đã lên tới con số khoảng 60 nước.

Theo công bố của Bộ Quốc phòng Mỹ hồi tháng 5/2015, trước khi các cuộc không kích và các hoạt động khác của Mỹ đối với lực lượng IS được mở rộng sang Syria vào giữa tháng 9/2014, chi phí hàng ngày trung bình của chúng là 5,6 triệu USD.

Tuy nhiên, từ giữa tháng 9/2014 đến giữa tháng 5/2015, chi phí hàng ngày của các hoạt động quân sự tăng vọt lên 9,7 triệu USD.

Tờ The Hill của Mỹ cho biết, chi phí của toàn bộ các hoạt động quân sự chống lại IS đạt ngưỡng 1 tỷ USD vào tháng 12/2014, và trong vòng chưa đầy 4 tháng tiếp theo đã đạt 2 tỷ USD, vào tháng 4/2015.

Phần lớn các cuộc không kích đều do chiến đấu cơ F-15, F-16, F/A-18, F-22, AV-8B cùng với máy bay ném bom B-1 thực hiện.

Thế nhưng, các cuộc không kích của Mỹ và liên quân vào các căn cứ của IS tại Syria và Iraq chưa hiệu quả, không ngăn cản được sự lớn mạnh của lực lượng thành chiến.

Tình báo Mỹ thừa nhận, từ năm 2011 đến nay, đã có gần 30.000 tay súng nước ngoài tới Syria và Iraq, nhiều gấp đôi so với con số đưa ra cách đây 1 năm.

Lầu Năm góc mới đây đã phải cay đắng thừa nhận, kế hoạch huấn luyện trị giá 500 triệu USD của Mỹ cho quân nổi dậy Syria gần như đổ bể.

Nguy cơ "nuôi ong tay áo" lộ rõ khi người phát ngôn quân đội Mỹ xác nhận, các tay súng nổi dậy Syria được Mỹ hậu thuẫn đã vô tư chuyển vũ khí cho lực lượng Mặt trận Al Nusra, nhánh Al Qaeda.

Trong khi đó, cuộc khủng hoảng người di cư, chủ yếu bắt nguồn từ tình hình hỗn loạn tại Syria, diễn ra ngày càng nghiêm trọng.


Người biểu tình ủng hộ Nga tham gia không kích tại Syria ở Nga.

Người biểu tình ủng hộ Nga tham gia không kích tại Syria ở Nga.

IS tan tác, tìm đường sang châu Âu

Sự thất bại của Mỹ và liên quân trong cuộc chiến chống IS đã thấy rõ và Nga đã ra mặt, bắt đầu chiến dịch quân sự chống lại IS bằng cuộc không kích nhắm vào các vị trí của IS tại Syria ngày 30/9 và thông báo trước khoảng một giờ cho Mỹ.

Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Tác chiến Bộ Tham mưu các lực lượng vũ trang Nga, Tướng Andrei Kartapolov, trong vòng 4 ngày qua Không quân Nga đã tiến hành 60 đợt không kích vào 50 cơ sở của IS ở Syria.

Một số loại chiến đấu cơ được huy động vào đợt không kích gồm Su-24, Su-25, Su-34. Bộ Quốc phòng Nga cho biết, để tiêu diệt IS tại Syria, Không quân Nga đã sử dụng bom hàng không mới có độ chính xác cao KAB-250.

Cũng theo tướng Kartapolov, các cuộc không kích của Nga đã khiến nhóm khủng bố IS bắt đầu hoảng sợ, hơn 600 tay súng IS phải rời bỏ vị trí và đang tìm cách đến châu Âu.

Trong khi đó, phóng viên Svetlana Kholodnova của RIA Novosti cho biết thêm, phiến quân IS từ trước khi bị Nga không kích đã gặp khó khăn về vấn đề kinh tế, nhưng sau khi Nga tiến hành không kích nhóm khủng bố này càng khó duy trì ngân sách của mình hơn.

Khu vực kiểm soát của IS tại Syria đã nhanh chóng thu hẹp kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch không kích của mình và phối hợp cùng các lực lượng bộ binh của Tổng thống Assad, Iran tấn công IS trên chiến trường, ép những kẻ khủng bố vào con đường tan rã

"Hàng trăm chiến binh đang trốn chạy khỏi IS vì lương thấp", Kholodnova cho biết, trích dẫn thông tin từ những người quản lý những chiến binh đã đào thoát.

Biên tập viên Tim Lister của CNN cho rằng khi đơn phương thực hiện chiến dịch không kích mà không hề phối hợp với liên quân chống IS do Mỹ đứng đầu, Nga đã thực hiện một cuộc "đảo chính ngoại giao", nhằm nâng tầm ảnh hưởng của mình lên đáng kể trong khu vực, đồng thời làm lu mờ vai trò của Mỹ trong cuộc chiến chống IS vốn đang rơi vào bế tắc.

Còn bình luận viên David Blair của Telegraph nhận xét, sự xuất hiện của Nga ở Syria là một yếu tố làm "thay đổi cuộc chơi", khiến Mỹ và liên quân mất đi thế độc tôn trên không phận Syria.

"Nga sẽ khai thác cuộc khủng hoảng nhập cư ở châu Âu để chứng tỏ với thế giới rằng mình là cường quốc duy nhất có thể chống lại IS. Với phương Tây, họ sẽ rất khó đảo ngược được tình thế này", ông Ulrich Schmid, chuyên gia nghiên cứu về nước Nga thuộc Đại học St. Gallen, tuyên bố.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại