Quái vật tiền sử ở hồ Ấn Độ: "Hóa thạch sống" phải dùng rìu mới cắt được

Hoa Hướng Dương |

Được mệnh danh là "hóa thạch sống" hay "cá tiền sử", sinh vật này có vẻ ngoài vô cùng đáng sợ và lớp da vảy rất cứng cáp.

Nếu nhìn sinh vật bí ẩn được tìm thấy ở hồ Subhas Sarovar, thành phố Kolkata, Ấn Độ thì chắc hẳn bạn sẽ liên tưởng ngay đến những quái vật thời tiền sử. Đó cũng chính là điều khiến cho các nhà sinh thái học và chuyên gia bảo tồn đa dạng sinh học phải bối rối.

Sinh vật giống quái vật tiền sử đã bị tuyệt chủng được tìm thấy ở Ấn Độ

Quái vật tiền sử ở hồ Ấn Độ: Hóa thạch sống phải dùng rìu mới cắt được - Ảnh 1.

Hình ảnh "quái thú tiền sử" khiến chuyên gia cũng phải bối rối! Ảnh: Hindustantimes

Quả thật, sinh vật này cũng có thể xem là quái vật khi là thủ phạm gây ra sự tàn phá hệ sinh thái địa phương và sự đa dạng sinh học ở hồ Subhas Sarovar. Một người đánh cá địa phương có tên Shibu Mondol đã tình cờ bắt được "thủy quái" dài hơn 1m, nặng hơn 5 kg này.

Sau đó, Mondol và một người bạn còn định làm thịt con cá và cho biết: "Chúng tôi không thể cắt nó bằng dao. Nó có lớp vảy cứng mà phải dùng rìu mới chặt ra được".

Quái vật tiền sử ở hồ Ấn Độ: Hóa thạch sống phải dùng rìu mới cắt được - Ảnh 2.

Cá sấu mõm dài xuất hiện ở Ấn Độ. Ảnh: Hindustantimes

Hình dáng kỳ lạ không giống bất cứ sinh vật nào từng được biết đến trên con sông này đã khiến các nhà khoa học phải quan tâm về sự xuất hiện của nó ở nơi đây. Theo các chuyên gia, sinh vật này có thể giết hầu hết các sinh vật dưới hồ, thậm chí tấn công cả con người.

Vậy "thủy quái" phá hủy hệ sinh thái hồ Subhas Sarovar thật ra là sinh vật gì?

Mathe Rajeev Mathew, một chuyên gia của Cơ quan đa dạng sinh học quốc gia của Ấn Độ - National Biodiversity Authority nói trên tạp chí The Hindustan Times cho biết sinh vật này thật ra là một con cá sấu mõm dài (Alligator Gar, tên khoa học Atractosteus spatula).

Xem video:

Quái vật thời tiền sử. Nguồn: River Monsters

Đây là một loài cá ăn thịt hung dữ với chiếc mõm trông giống như cá sấu Mỹ và thường chỉ sống ở Bắc hay Trung Mỹ. Thế nhưng, nó lại bất ngờ xuất hiện và phát triển rất nhanh ở bang Telangana và Andhra Pradesh của Ấn Độ, đe dọa hệ sinh thái nơi đây.

Mathe Rajeev Mathew cho hay:

"Nó là một loại cá ăn thịt đáng sợ, không chỉ giết các loại cá khác mà có một vài báo cáo còn cho thấy việc tấn công cả con người. Trứng của chúng cũng rất độc. Không có kẻ thù tự nhiên nên loài cá này kẻ xâm phạm có thể tàn phá hệ sinh thái và sự đa dạng sinh học địa phương".

Tại sao loài cá ở Bắc và Trung Mỹ lại xuất hiện ở Ấn Độ?

Lý giải sự xuất hiện của chúng ở Ấn Độ, chuyên gia cũng cho rằng cá sấu mõm dài thường được buôn lậu tới nhiều quốc gia trong các bể nuôi nhưng khi chúng phát triển kích thước tối đa thì nhiều người chủ đã thả chúng ra tự nhiên.

Quái vật tiền sử ở hồ Ấn Độ: Hóa thạch sống phải dùng rìu mới cắt được - Ảnh 4.

Cá sấu mõm dài có bộ răng sắc nhọn, đáng sợ. Ảnh: Pinterest

Dipayan Dey, người đứng đầu của Diễn đàn Nam Á về Môi trường (South Asian Forum for Environment, SAFE) cho biết: "Chúng tôi đã có một kinh nghiệm tương tự với trường hợp một người chủ sử dụng bể cá có tên Crocodile fish ở East Kolkata Wetlands".

"Chúng đã bị thả ra môi trường tự nhiên khi kích thước của chúng quá lớn. Giờ đây, cá sấu mõm dài được tìm thấy ở hầu hết cá ao hồ trong thành phố Kolkata và đang hủy hoại sự đa dạng sinh học địa phương".

Cân nặng lớn nhất của chúng từng được ghi nhận ở Bắc Mỹ là 200 kg, chiều dài lên đến 3m. Không những thế, loài cá này còn có quan hệ với sinh vật thời tiền sử, trong 7 loài cá hiện này được biết đến, cá sấu mõm dài chính là loài lớn nhất.

KC Gopi, một chuyên gia về cá của Cuộc khảo sát động vật - Zoological Survey, Ấn Độ nói thêm: "Đây là lần đâu tiên loài cá này bị bắt trong thành phố. Chúng tôi sẽ gửi một nhóm để thu thập chúng bằng việc khám phá hồ nước để kiểm tra số lượng và kích thước".

Bài viết được dịch từ các nguồn: Thequint, Hindustantimes, Alchetron.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại