Năm 2024 hàng không mới có thể vượt qua khó khăn

Khánh Thu |

Bước vào giai đoạn phục hồi hậu dịch COVID-19, các doanh nghiệp kinh doanh mảng cốt lõi là vận tải hàng không lỗ lớn. Dự báo, năm 2023 - 2024, nếu không xuất hiện yếu tố bất lợi, các hãng vận tải hàng không mới về trạng thái hoà vốn và có lãi.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) lỗ hợp nhất hơn 7,5 nghìn tỷ đồng và tiếp tục âm vốn chủ sở hữu. Cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines tiếp tục bị Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE) đưa vào diện giám sát và cảnh báo nguy cơ hủy niêm yết.

Với Vietjet, dù công bố lãi hợp nhất sau thuế, nhưng lỗ với vận tải hàng không, với số lỗ lũy kế 9 tháng hơn 686 tỷ đồng; Bamboo Airways lỗ luỹ kế 9 tháng khoảng 3 nghìn tỷ đồng; Vietravel Airlines lỗ hơn 368 tỷ đồng.

Dù khách nội địa bùng nổ nhưng các hãng vận tải hàng không lỗ nặng chủ yếu do thị trường bay quốc tế chưa phục hồi như kỳ vọng (mới bằng 50% thời điểm chưa có dịch COVID-19); giá nhiên liệu bay tăng cao (hiện bình quân 130 USD/thùng, gần gấp đôi năm 2019); lãi suất và tỉ giá đều tăng mạnh, trong khi các hãng có số vốn vay lớn, nhiều khoản phải thanh toán bằng ngoại tệ.

Năm 2024 hàng không mới có thể vượt qua khó khăn - Ảnh 1.

Các hãng vận tải hàng không hiện tại vẫn đang lỗ nặng

Là hãng duy nhất có lãi hợp nhất, bất chấp lỗ từ vận tải hàng không, Vietjet đã phải triển khai nhiều giải pháp để tăng doanh thu bù lỗ cho vận tải. Cụ thể, riêng trong quý 3/2022, Vietjet đã bán và cho thuê lại máy bay/động cơ với số tiền thu về hơn 895 tỷ đồng, cho thuê máy bay thu về hơn 349 tỷ đồng, doanh thu khác hơn 524 tỷ đồng (các khoản thu này tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước). Bên cạnh đó, để tạo thêm dòng tiền, bổ sung vốn, Vietjet cũng lên kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu với tổng giá trị chào bán hơn 4,6 nghìn tỷ đồng; phát hành thêm trái phiếu chuyển đổi với tổng giá trị hơn 6,9 nghìn tỷ đồng...

Lãnh đạo Vietnam Airlines cho hay, hãng đã trình cấp thẩm quyền phương án tái cơ cấu để thoát lỗ, tránh âm vốn chủ sở hữu. Các giải pháp trọng tâm để tăng doanh thu là: Hãng đã và tiếp tục bán một số máy bay có tuổi khai thác cao, sử dụng nghiệp vụ bán và thuê lại một số máy bay đang khai thác; Thoái vốn tại một số công ty thành viên; Sẵn sàng phát hành cổ phiếu tăng vốn chủ sở hữu sau khi được cấp thẩm quyền phê duyệt. Bên cạnh đó, đại diện Vietnam Airlines cho hay, hãng đang đàm phán với đối tác và trình cấp thẩm quyền về cơ chế thoái một phần hoặc toàn bộ vốn tại hãng hàng không giá rẻ Pacific Airlines, nếu thương vụ này thành công, Vietnam Airlines sẽ lập tức giảm 6-7 nghìn tỷ đồng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại