Mặc dù MiG-29 chắc chắn không phải là dòng máy bay chiến đấu tàng hình mới nhất, tốt nhất hay thậm chí là chiến đấu cơ thế hệ thứ 4 đẳng cấp nhất nhưng nó lại được coi là một trong những máy bay chiến đấu nguy hiểm nhất.
Thực vậy, MiG-29 luôn được đánh giá là chiến đấu cơ đặc biệt nguy hiểm vì lý do khá rõ ràng: Cho dù có nguồn gốc từ những năm cuối của Chiến tranh Lạnh nhưng các biến thể MiG-29 hiện đại của Nga lại là những phiên bản tối tân nhất trong không quân nước này.
Máy bay chiến đấu MiG-29: 40 năm xông pha trận mạc
MiG-29 được đưa vào biên chế cho không quân Liên Xô năm 1982. Vì vậy, tháng 7/2022 này đánh dấu cột mốc 40 năm MiG-29 được đưa vào phục vụ. Chiếc máy bay lâu đời nhất bên ngoài nước Mỹ này hiện vẫn đang được sản xuất và hoạt động tại khoảng 30 quốc gia.
Mikoyan MiG-29 (hay Fulcrum theo định danh của NATO) là máy bay tiêm kích phản lực 2 động cơ được thiết kế từ thời Liên Xô.
Trong những năm 1970, Cục Thiết kế Mikoyan đặt mục tiêu phát triển MiG-29, cùng với Sukhoi Su-27, thành dòng máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không để đối phó với các chiến đấu cơ thế hệ mới của Mỹ như F-15 Eagle và F-16 Fighting Falcon.
Nhiệm vụ chính của MiG-29 là chiếm ưu thế trên không trong một khu vực nhỏ để hỗ trợ các đơn vị bộ binh cơ giới của Liên Xô, do đó nó luôn được bố trí tương đối gần với tiền tuyến, có thể cất, hạ cánh ở những sân bay dã chiến.
Một chiếc MiG-29 của Không quân Ba Lan
Ngoài ra, MiG-29 còn được giao nhiệm vụ bảo vệ cứ điểm và ngăn chặn đối phương dùng đường hàng không vận chuyển hàng hậu cần, bảo vệ các máy bay cường kích khỏi các máy bay tiêm kích của NATO như F-15 và F-16.
Trang bị hai động cơ phản lực Klimov RD-33, tầm hoạt động của MiG-29 là 1.500 km nhưng có thể vươn tới 2.100 km nếu mang theo thùng dầu phụ. Những phiên bản MiG-29 mới nhất đều có ống tiếp nhiên liệu trên không.
Với tốc độ tối đa hơn Mach 2,25 (trên 2.700 km/h) và trọng lượng cất cánh tối đa 18.000 kg, MiG-29 có thể hoạt động ở độ cao 18 km. Dòng máy bay chiến đấu này được trang bị một khẩu pháo tự động 30 mm Gryazev-Shipunov GSh-30-1 với 150 viên đạn cùng một số biến thể khác 100 viên. MiG-29 có thể mang theo tới 4.000 kg đạn.
Thông thường, MiG-29 được bố trí tương đối gần với tiền tuyến, có thể cất, hạ cánh ở những sân bay dã chiến. MiG-29 còn được giao nhiệm vụ bảo vệ cứ điểm và ngăn chặn đối phương dùng đường hàng không vận chuyển hàng hậu cần, bảo vệ các máy bay cường kích khỏi các máy bay tiêm kích của NATO như F-15 và F-16.
Những chiếc MiG-29 thuộc hàng không tiền tuyến sẽ bảo đảm cho các lực lượng mặt đất của Liên Xô, có thể hoạt động dưới một "tán ô" được bảo vệ, tán ô này cũng sẽ di chuyển cùng với các đơn vị.
Đẳng cấp đi cùng năm tháng
Phần lớn những gì Mỹ phương Tây biết về MiG-29 diễn ra trong thời kỳ Liên Xô sụp đổ khi các kỹ sư và giới nghiên cứu ở Mỹ bất ngờ có cơ hội trực tiếp thu được các mẫu máy bay chiến đấu MiG và việc Không quân Đức Liên bang Đức được thừa hưởng một số mẫu từ Không quân Đông Đức sở hữu trước đó.
Khi Liên Xô tan rã, Moldova đang có trong kho vũ khí tới 33 chiếc MiG-29 (mà rất nhiều trong số đó là biến thể hiện đại nhất đang được sử dụng). Không thể tiếp tục duy trì, Moldova đem bán cho nước nào trả giá cao nhất.
Tiêm kích MiG-29 của Đông Đức
Nhận thấy cơ hội để đánh giá loại máy bay này và không cho Iran tiếp cận các biến thể MiG-29 mới (vì Iran đã bày tỏ sự quan tâm đáng kể đến chúng), Mỹ đã tìm đến và mua các máy bay chiến đấu MiG-29 của Moldova.
Đánh giá về các máy bay MiG-29 do Mỹ và Đức sở hữu cho thấy, xét trên nhiều khía cạnh, chúng là đối thủ cạnh tranh thực sự với các máy bay NATO có cùng độ tuổi, về tốc độ và vũ khí tên lửa tầm ngắn phục vụ cho các cuộc giao tranh trong tầm nhìn.
Nga đã xuất khẩu MiG-29 sang nhiều quốc gia, trong đó có Triều Tiên, Syria, Ấn Độ và Uzbekistan. Iran cũng đã mua 68 chiếc MiG-29 vào thời kỳ Liên Xô sắp sụp đổ.
Tới nay, đã có khoảng 1.600 chiếc MiG-29 được sản xuất, 900 trong số đó để xuất khẩu tới hơn 30 quốc gia trên thế giới và MiG-29 cũng đã tham gia một số cuộc xung đột.
Mặc dù MiG-29 do Liên Xô thiết kế đã đóng nhiều vai trò khác nhau trong các lực lượng không quân mà hiện nó đang phục vụ nhưng chắc chắn Nga sẽ chưa thể cho dòng máy bay này nghỉ hưu sớm.
Nổi tiếng từ thời Chiến tranh Lạnh, có thể MiG-29 sẽ vẫn là một chủ đề thu hút sự quan tâm của Lực lượng Không quân Nga cũng như Ukraine trong nhiều năm tới.