1. Nữ hoàng Cleopatra không phải người Ai Cập
Bên cạnh vua Tut, hình ảnh Nữ hoàng Cleopatra xinh đẹp luôn gắn liền với những câu chuyện về Ai Cập cổ đại. Tuy nhiên ít ai biết rằng vị nữ hoàng quyền lực này lại không phải là người gốc Ai Cập.
Nữ hoàng Cleopatra thực chất là người "ngoại quốc" (Ảnh minh họa).
Được biết, nguồn gốc gia tộc của Cleopatra là người Macedonia Hy Lạp với tổ tiên là Ptolemy I Soter, một trong những tướng dưới quyền Alexander Đại Đế. Sau cái chết của Alexander vào năm 323 trước Công Nguyên, Ptolemy đã thiết lập chế độ cai trị của những người Hy Lạp ở Ai Cập trong gần 3 thế kỷ.
Mặc dù không phải là người Ai Cập chính thống nhưng Cleopatra vẫn tiếp nhận nhiều phong tục cổ xưa của đất nước này và là thành viên đầu tiên trong gia tộc Ptolemy học tiếng Ai Cập.
2. Hiệp ước hoà bình đầu tiên trên thế giới
Trong hơn hai thế kỷ, người Ai Cập đã chiến đấu chống lại Đế chế Hittite để giành quyền kiểm soát các vùng đất ở Syria ngày nay. Xung đột đã dẫn đến những cuộc giao tranh đẫm máu như Trận chiến Kadesh năm 1274 trước Công nguyên.
Ai Cập từ sớm đã có Hiệp ước hòa bình.
Tuy nhiên, vào thời của Pharaoh Ramses II, hai bên vẫn bất phân thắng bại. Với việc cả người Ai Cập và người Hittite đều phải đối mặt với các mối đe dọa từ các dân tộc khác, vào năm 1259 trước Công nguyên, Ramses II và Vua Hittite Hattusili III đã thương lượng một hiệp ước hòa bình.
Thỏa thuận này đã chấm dứt xung đột và thiết lập quy định rằng hai vương quốc sẽ hỗ trợ lẫn nhau trong trường hợp một trong hai nước bị xâm lược. Hiệp ước Ai Cập-Hittite hiện được công nhận là một trong những hiệp định hòa bình đầu tiên trên thế giới.
3. Người Ai Cập cổ đại yêu thích trò chơi trên bàn cờ
Người Ai Cập cổ đại thường có thói quen thư giãn bằng cách chơi các trò chơi trên bàn cờ sau một ngày làm việc nặng nhọc tại sông Niles. Một số trò chơi được họ tạo ra rất được yêu thích như trò "Menhen", "Dogs and Jackals" (tạm dịch là "Chó và chó rừng"). Tuy nhiên, trò chơi nổi tiếng và phổ biến nhất có lẽ là trò "Senet".
Trò chơi Senet là trò chơi phổ biến nhất.
Được biết, Senet là trò tiêu khiển xuất hiện từ năm 3500 trước Công nguyên và thường được chơi trên một tấm bảng dài vẽ 30 ô vuông. Mỗi một người chơi sẽ có một tập hợp các quân cờ được di chuyển dọc theo bàn cờ theo các cuộn xúc xắc hoặc gậy ném. Đến nay, các nhà khoa học vẫn còn rất đau đầu và liên tục tranh luận về quy tắc của trò chơi Senet.
Hiện nay, vẫn còn các bức tranh mô tả Nữ hoàng Nefertari chơi trò Senet, các Pharaoh như Tutankhamun thậm chí còn chôn các bảng trò chơi Senet trong lăng mộ của họ.
4. Phụ nữ Ai Cập có quyền hành và sự tự do
Không giống như số phận phụ nữ tại đa số quốc gia, phụ nữ tại Ai Cập được hưởng rất nhiều đặc quyền về pháp lý và tài chính trong xã hội. Tại đây, họ có thể mua bán tài sản của họ, có quyền lập di chúc và thậm chí là ký kết các loại hợp đồng khác nhau. Phụ nữ Ai Cập thường không ra ngoài xã hội để làm việc nhưng nếu họ làm việc thì họ sẽ được trả công ngang bằng với nam giới.
Phụ nữ Ai Cập cũng có những quyền ngang bằng với nam giới.
Không giống như phụ nữ Hy Lạp cổ đại, những người sống dưới sự kiểm soát của chồng, phụ nữ Ai Cập có quyền ly hôn và tái hôn. Các cặp vợ chồng tại Ai Cập thậm chí còn có những thỏa thuận tiền hôn nhân giống như ngày nay. Trong đó, những hợp đồng này liệt kê tất cả tài sản và của cải của người phụ nữ trong cuộc hôn nhân và được đảm bảo rằng cô ấy sẽ được bồi thường trong trường hợp ly hôn.
5. Công nhân Ai Cập thường tổ chức những cuộc đình công
Mặc dù người dân Ai Cập coi Pharaoh như một vị thần sống, nhưng những người công nhân tại đây không hề ngại biểu tình để có môi trường làm việc tốt hơn. Vào thế kỷ 12 trước Công nguyên, dưới thời trị vì của Pharaoh Ramses III, những người lao động tham gia xây dựng nghĩa địa hoàng gia ở Deir el-Medina đã tổ chức một cuộc đình công do không nhận được khoản tiền lương như thường lệ. Đây được ghi nhận là cuộc đình công đầu tiên trong lịch sử.
Các công nhân biết đình công để đòi quyền lợi cho mình.
Để biểu tình, các công nhân tập trung tại một ngôi đền gần nơi làm việc và không chịu rời đi cho đến khi yêu cầu của mình được chấp thuận. Kết quả, những công nhân này đã nhận được lương của mình.
6. Các Pharaohs thường bị... béo phì
Trong các tác phẩm nghệ thuật, các vị vua tại Ai Cập thường được thể hiện đẹp như tượng tạc nhưng điều này là khó có thật. Trên thực tế, chế độ ăn với thực phẩm đa phần là bia, rượu, bánh mì và mật ong của người Ai Cập có hàm lượng đường cao.
Các Pharaohs có xu hướng thừa cân.
Bên cạnh đó, các cuộc nghiên cứu xác ướp cũng cho thấy rằng nhiều Pharaohs có dấu hiệu thừa cân, thậm chí còn mắc bệnh tiểu đường. Một ví dụ đáng chú ý là Nữ hoàng Hatshepsut huyền thoại, người sống ở thế kỷ 15 trước Công nguyên.
7. Vua Tut bị giết bởi một con hà mã?
Rất ít người biết đến những thông tin về cuộc đời của vua Tutankhamun nhưng một số nhà sử học đều có một nhận định chung về cái chết của vị vua nổi tiếng này. Từ các bức ảnh quét thi thể của vị vua trẻ cho thấy xác ướp của ông không có tim và thành ngực. Đây là sự khác biệt rất lớn với phong tục chôn cất truyền thống của người Ai Cập cổ đại. Điều này cũng đồng nghĩa với việc vị Pharaoh này chắc chắn đã phải chịu một chấn thương vô cùng đau đớn trước khi chết.
Cái chết của Vua Tut vẫn là một bí ẩn chưa có lời giải.
Theo một số chuyên gia nghiên cứu về Ai Cập học, nhiều khả năng, vua Tut đã chết do bị cắn bởi một con hà mã. Những bằng chứng chỉ ra rằng, người Ai Cập cổ đại thường săn bắn các con thú hoang để giải trí và những bức tượng được tìm thấy trong các lăng mộ của Vua Tut thậm chí còn mô tả ông đang ném một cây lao. Nếu vị Pharaoh này thực sự yêu thích việc săn bắn mạo hiểm thì cái chết của ông có khả năng rất cao là do sai sót của một cuộc đi săn!
8. Cả nam và nữ đều trang điểm
Vanity là một nền văn minh lâu đời, người Ai Cập cổ đại cũng không ngoại lệ. Cả nam giới và nữ giới ở thời Ai Cập cổ đại đều có thói quen trang điểm rực rỡ. Họ tin rằng, điều này sẽ đem lại sự bảo vệ từ vị thần Horus và thần Ra, hai vị thần linh thiêng trong văn hóa Ai Cập.
Trang điểm là truyền thống của người Ai Cập.
Thông thường, những loại phấn mỹ phẩm họ sử dụng được tạo ra bằng cách nghiền các loại quặng như malachite và galena thành chất được gọi là "Kohl".
Người Ai Cập cổ đại bôi những chất trên lên xung quanh vùng mắt bằng các đồ dùng làm từ gỗ, xương và ngà voi. Trong khi đó, phụ nữ Ai Cập cổ đại sẽ bôi cả sơn đỏ lên má và dùng mực henna để tô màu cho ngón tay và bàn tay.
Cả nam giới và nữ giới đều sử dụng nước hoa làm từ dầu, quế và myrrh-chất có trong dược phẩm hiện nay. Người Ai Cập tin rằng trang điểm như vậy giúp họ có khả năng chữa bệnh kỳ diệu. Đây hoàn toàn không phải là tin đồn khi các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng mỹ phẩm có chì được sử dụng thực sự có công dụng ngăn ngừa khả năng nhiễm trùng mắt.
9. Người Ai Cập thích nuôi động vật
Người Ai Cập coi động vật là hiện thân của các vị thần và là một trong những nền văn minh đầu tiên nuôi thú cưng trong nhà. Người Ai Cập đặc biệt yêu thích mèo, loài vật có liên quan đến nữ thần Bastet, nhưng họ cũng tôn kính các loài vật khác như diều hâu, chó, sư tử và khỉ đầu chó.
Các vị thần Ai Cập thường có đầu con vật thân người.
Những loài vật này đều giữ một vị trí quan trọng trong ngôi nhà của người Ai Cập. Sau khi chết, chúng thường được ướp xác và chôn cất cùng với chủ nhân của mình. Những sinh vật khác được huấn luyện đặc biệt để làm những công việc đặc biệt hỗ trợ con người. Ví dụ, những người làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh tại thời kỳ này thường xuyên sử dụng chó và thậm chí là khỉ đã được huấn luyện để hỗ trợ họ trong việc tuần tra.
10. Các Kim tự tháp không hề được xây bởi nô lệ
Việc xây dựng Kim tự tháp thường được nhiều người hiểu lầm là xây dựng dựa trên sức lực của những người nô lệ nhưng sự thật lại không phải như vậy. Xây dựng nên một Kim tự tháp khổng lồ, có khả năng tồn tại hàng nghìn năm không phải là điều dễ dàng. Dựa trên những nghiên cứu khoa học, những công nhân xây dựng Kim tự tháp đa phần là những nghệ nhân lành nghề và những người được thuê để làm việc.
Những nghệ nhân lành nghề mới chính là người xây dựng nên Kim tự tháp Ai Cập cổ đại.
Trong quá khứ từng có nhận định cho rằng những người nô lệ phải chịu nhiều đòn roi trong quá trình xây dựng Kim tự tháp Ai Cập nhưng hầu hết các nhà sử học hiện đại đều bác bỏ nhận định này. Thực tế cho thấy, người Ai Cập cổ đại không hề có ác cảm với nô lệ, họ hầu hết sử dụng nô lệ với vai trò những người hầu và giúp việc trong gia đình.
Nguồn: History.com