7 cây cầu huyết mạch ở Thủ đô - những dải lụa nhìn từ trên cao trong nắng

Anh Hùng |

Hà Nội có nghĩa là thành phố trong sông. Do đó, những cây cầu của Hà Nội cũng vô cùng nhiều và rất duyên dáng với những sắc thái rất khác nhau, Dưới đây là 7 cây cầu đẹp ở khu vực trung tâm - được ví như những dải lụa nơi cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội.

7 cây cầu huyết mạch ở Thủ đô - những dải lụa nhìn từ trên cao trong nắng - Ảnh 1.

Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng nối quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên, do người Pháp xây dựng từ năm 1898 tới năm 1902 thì hoàn thành.

7 cây cầu huyết mạch ở Thủ đô - những dải lụa nhìn từ trên cao trong nắng - Ảnh 2.

Đoạn qua sông của cầu Long Biên dài 2.290m, phần đường dẫn dài 896m, gồm 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ cao hơn 40 m (kể cả móng), với đường sắt đơn ở giữa.

7 cây cầu huyết mạch ở Thủ đô - những dải lụa nhìn từ trên cao trong nắng - Ảnh 3.

Hướng lên phía Bắc cầu Long Biên là Cầu Nhật Tân được xây dựng với tổng mức đầu tư hơn 13.626 tỷ đồng, nằm trong dự án 7 cầu bắc qua sông Hồng đoạn Hà Nội, nối quận Tây Hồ với huyện Đông Anh. Đây là một phần trong tổng dự án đường vành đai 2, tuyến giao thông đường bộ nội đô khép kín của Hà Nội.


7 cây cầu huyết mạch ở Thủ đô - những dải lụa nhìn từ trên cao trong nắng - Ảnh 4.

Cầu dài 3,9 km; mặt cầu rộng 33,2m với 8 làn xe cho cả hai chiều (4 làn xe cơ giới, 2 làn xe buýt, 2 dải xe hỗn hợp) và đường dành cho người đi bộ.


7 cây cầu huyết mạch ở Thủ đô - những dải lụa nhìn từ trên cao trong nắng - Ảnh 5.

Nằm song song với cầu Long Biên ở phía Nam (hướng hạ nguồn) là cầu Chương Dương. Năm 1986, cầu Chương Dương được đưa vào sử dụng, trở thành cây cầu quan trọng nhất thời bấy giờ khi "chia lửa" cho cầu Long Biên. Thiết kế ban đầu cầu sẽ đáp ứng cho 7.000 lượt phương tiện mỗi ngày, nhưng sau đó lượng xe cộ tăng gấp 3 - 4 lần so với thiết kế. Cuối những năm 1990, cầu Chương Dương liên tục quá tải, TP Hà Nội phải cho xây dựng hệ thống vòng xoay ở phía Nam của cầu, qua đó góp phần giải quyết phần nào tình trạng tắc nghẽn ở lối lên xuống phía đầu cầu bên nội thành Hà Nội.

7 cây cầu huyết mạch ở Thủ đô - những dải lụa nhìn từ trên cao trong nắng - Ảnh 6.

Cầu Chương Dương (vị trí km 170+200 quốc lộ 1A), dài 1.230 m, gồm 21 nhịp, chia làm bốn làn xe chạy hai chiều, mỗi bên rộng 5 m. Kiến trúc cầu Chương Dương không có gì nổi bật, nhưng điểm nhấn lớn nhất khi cây cầu này được xây dựng và hoàn thành bởi 100% các kĩ sư, công nhân của Việt Nam.


7 cây cầu huyết mạch ở Thủ đô - những dải lụa nhìn từ trên cao trong nắng - Ảnh 7.

Bắc qua sông Đuống và là một trong những cây cầu nối khu phía Đông với phía Bắc của Hà Nội, tạo vành đai ngắn nhất đi sân bay Nội Bài, Cầu Đông Trù nằm trên quốc lộ 5 kéo dài, nối xã Đông Hội (huyện Đông Anh) và phường Ngọc Thụy (quận Long Biên).


7 cây cầu huyết mạch ở Thủ đô - những dải lụa nhìn từ trên cao trong nắng - Ảnh 8.

Cầu Đông Trù rộng 55m, dài 1.240m, trong đó cầu chính dài 500m, được xây dựng theo kiểu vòm ống thép với kiến trúc khá đẹp mắt.

7 cây cầu huyết mạch ở Thủ đô - những dải lụa nhìn từ trên cao trong nắng - Ảnh 9.

Cầu chính thức khánh thành ngày 9/10/2014, sau 8 năm thi công.


7 cây cầu huyết mạch ở Thủ đô - những dải lụa nhìn từ trên cao trong nắng - Ảnh 10.

Quay lại các cây cầu bắc qua sông Hồng, sau Long Biên thì Cầu Thăng Long có tuổi đời sớm thứ 2 khi được khởi công xây dựng năm 1974 và chính thức khánh thành vào ngày 9/5/1985. Cầu có kết cấu giàn thép, dài 3.250 m, gồm 2 tầng với 25 nhịp phần cầu chính và 46 nhịp phụ.


7 cây cầu huyết mạch ở Thủ đô - những dải lụa nhìn từ trên cao trong nắng - Ảnh 11.

Cầu Thăng Long được xem là một trong những biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam - Liên Xô.

7 cây cầu huyết mạch ở Thủ đô - những dải lụa nhìn từ trên cao trong nắng - Ảnh 12.

Xuối xuống khu vực hạ nguồn, cầu Thanh Trì chính là cây cầu trọng yếu nhất ngay từ khi nó được hoàn thành. Tháng 2/2007, cầu Thanh Trì mới khánh thành và thông xe nhưng nhanh chóng quá tải. Đây cũng là một trong những cây cầu lớn nhất trong dự án các cây cầu của Hà Nội bắc qua sông Hồng. Cầu bắt đầu từ điểm cắt quốc lộ 1A tại Pháp Vân (Thanh Trì), điểm cuối cắt quốc lộ 5 (Gia Lâm).


7 cây cầu huyết mạch ở Thủ đô - những dải lụa nhìn từ trên cao trong nắng - Ảnh 13.

Cầu Thanh Trì dài 3.084 m, tổng chiều dài hơn 12.000 m; rộng 33,10 m, với 6 làn xe chạy (4 làn xe cao tốc), tốc độ cho phép 80 km/h.


7 cây cầu huyết mạch ở Thủ đô - những dải lụa nhìn từ trên cao trong nắng - Ảnh 14.

Xây sau cầu Thanh Trì một thời gian ngắn, nằm giữa cầu Thanh Trì và Chương Dương chính là cầu Vĩnh Tuy. Cầu Vĩnh Tuy nối trung tâm Hà Nội ở địa phận phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng với quận Long Biên (phía Đông Hà Nội).

7 cây cầu huyết mạch ở Thủ đô - những dải lụa nhìn từ trên cao trong nắng - Ảnh 15.

Cầu đi vào sử dụng cuối năm 2008 với chiều dài tuyến chính 5.800m, trong đó phần vượt sông dài 3.700m. Mặt cầu Vĩnh Tuy hiện rộng 19m và đã được quy hoạch mở rộng trong giai đoạn hai lên tới 38m. Khi mở rộng, cầu Vĩnh Tuy có chiều rộng lớn nhất trong 7 cây cầu kể trên (hiện cầu Thanh Trì đang rộng nhất với 33,1m).





Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại