Bí mật máy bay trinh sát không người lái tầm cao TQ

Trung Quốc đang tích cực đầu tư phát triển một thế hệ các phương tiện bay không người lái tầm cao với thời gian bay dài, được đặt tên là Xianlong (Rồng bay).

Hình ảnh của chiếc máy bay đầu tiên của thế hệ UAV, bề ngoài tương tự như RQ-4 Global Hawk của Mỹ, lần đầu tiên xuất hiện trên các diễn đàn internet của Trung Quốc vào cuối năm 2009. Vào đầu tháng 7/2011 Trung Quốc công bố các bức ảnh của một UAV khác hoạt động ở tầm cao.

Các chuyên gia quân sự cho rằng cả hai thiết bị, ngoài trinh sát, sẽ được sử dụng để dẫn đường và chỉ thị mục tiêu cho tên lửa đạn đạo DF-21D.

Lần đầu tiên thông tin đại chúng biết Trung Quốc đang phát triển dự án máy bay không người lái tầm cao có khả năng hoạt động trên không với thời gian dài là vào năm 2006, khi công ty chế tạo máy bay Trung Quốc Chengdu Aircraft Corporation (CAC) công bố các bức ảnh của mô hình máy bay Xianlong (Soaring Dragon).

Nguyên mẫu UAV XianLong.
Nguyên mẫu UAV XianLong.

UAV “ Rồng bay” bề ngoài có hình dáng tương tự như UAV của Mỹ RQ-4 Global Hawk - một động cơ phản lực, sải cánh dài, cánh đuôi xiên, hình dạng tổng thể của thân máy bay cũng tương tự, có đôi chút cải biến phía đầu mũi.

Những đợt thử nghiệm chạy đà trên đường băng cất cánh của nguyên mẫu UAV Trung Quốc được thực hiện vào tháng 1/2008, chuyến bay thử đầu tiên vào khoảng nửa đầu năm 2009. Khi đó mới xuất hiện những bức ảnh đầu tiên nguyên mẫu Xianlong đang được tiến hành thử nghiệm.

Không khó để đoán được rằng, UAV được chế tạo với công nghệ sealth và sẽ được sử dụng để tiến hành các hoạt động trinh sát trên tầm cao. Những thông số tính năng kỹ chiến thuật của “Rồng bay” trong một khoảng thời gian rất dài được giữ bí mật.

Sau một thời gian, tập đoàn chế tạo máy bay Chengdu CAC đã thông báo một số tính năng kỹ thuật của UAV. Các thông số chung: dài 14,3 m, cao 5,4 m, sải cánh 25, có khả năng tăng tốc đến 750km/h và tiến hành các chuyến bay trên khoảng cách đến 7000 km. Tải trọng cất cánh là 7.500 kg, tải trọng hữu dụng là 650 kg.

UAV dự kiến được trang bị radar trinh sát tầm xa, có khả năng phát hiện các mục tiêu trên khoảng cách 550 km. Trần bay của máy bay không người lái Trung Quốc lên đến 18,3 km.

Theo thông báo, Xianlong không có hệ thống dẫn đường vệ tinh. Cho đến nay, Xialong UAV đã phát triển ở mức độ nào, chưa hề có thông tin bổ sung.

Máy bay có đôi cánh dài và hẹp dạng chữ V với các đầu cánh kiểu Boeing 767-300ER.
Máy bay có đôi cánh dài và hẹp dạng chữ V với các đầu cánh kiểu Boeing 767-300ER.

Để so sánh, máy bay không người lái Mỹ UAV RQ-4 Global Hawk có chiều dài là 13,5 m, chiều cao 4,62 m và sải cánh 35,4 m là có khả năng tăng tốc độ lên đến 800 km/h dự trữ hành trình chuyến bay lên đến 24,9 nghìn km. Khoảng thời gian máy bay hoạt động liên tục trong không gian là 36 giờ. RQ-4 là có thể bay ở độ cao lên đến 19,8 nghìn mét.

Global Hawk được trang bị các thiết bị điện tử hiện đại như, hệ thống các sensors cảm biến có độ nhạy và độ chính xác rất cao. Hệ thống trang thiết bị tác chiến điện tử, hệ thống truyền tiếp và khuếch đại tín hiệu thu nhận được, đồng thời các thiết bị trinh sát điện tử. Máy bay được trang bị hệ thống điều khiển, dẫn đường và định vị vệ tinh. Từ đó các phi công điều khiển máy bay có thể tác chiến ở rất xa vị trí đang hoạt động của UAV.

Tháng 4/2011, trên mạng Internet xuất hiện các bức ảnh của máy bay không người lái tầm cao mới Trung Quốc, được chụp ở cơ sở thử nghiệm CAC. Theo hình dáng bên ngoài và cấu trúc thiết kế, UAV này khác hoàn toàn so với Xianlong, cùng với việc công bố các bức ảnh trên Internet, các định danh bắt đầu lộn xộn.

Một số nguồn tin gọi là UAV Xianlong kiểu mới, hoặc là một trong các phiên bản cải tiến của lớp máy bay UAV Xianlong. Nguồn tin khác nữa cho rằng - đó là mẫu phát triển mới nhất của máy bay UAV. Hiện chưa xác định chính xác nguồn thông tin, do nguyên mẫu mới vẫn được Bộ Quốc phòng Trung quốc giữ bí mật.

So với Xianlong "ban đầu" đã thực hiện chuyến bay đầu tiên vào đầu năm 2009, máy bay không người lái mẫu mới có những điểm giống nhau là khoang thân máy bay, nơi chứa động cơ phản lực, và những đường nét bên ngoài của thiết kế thân máy bay. Còn lại, các bộ phận khác hoàn toàn không giống nhau.

Đặc biệt, máy bay có đôi cánh dài và hẹp dạng chữ V với các đầu cánh kiểu Boeing 767-300ER. Cánh đuôi ngang phía sau có hình dạng chữ V ngược, đầu cánh gập xuống được kết nối với cánh trước. Đuôi máy bay tương tự như máy bay Xianlong.

Giải pháp thiết kế này được gọi là giải pháp “Cánh đóng” (Closed-wing), lần đầu tiên được thực hiện trên các máy bay Bleriot III và Bleriot IV vào năm 1906. Giải pháp Closed-Wing có diện tích cánh rộng với khối lượng máy bay nhỏ, tăng giới hạn rung của máy bay, tăng cường tầm bay xa, trọng tải hữu ích và khả năng điều khiển máy bay trên độ cao lớn.

Một số các chuyên gia quân sự nước ngoài nhận xét, UAV Trung Quốc sẽ không mang vũ khí.
Một số các chuyên gia quân sự nước ngoài nhận xét, UAV Trung Quốc sẽ không mang vũ khí.

Như vậy, so với nguyên mẫu đầu tiên của Xianlong, dự án tiếp theo là sự hoàn thiện của nguyên mẫu đầu tiên, mặc dù chưa có tên gọi chính xác cho phiên bản này, nhưng máy bay đã được lắp đặt hệ thống định vị vệ tinh và dẫn đường quán tính để điều khiển bay.

Theo các nguồn thông tin khác nhau, máy bay không người lái mới có kích thước tương tự như UAV của Mỹ General Atomics Avenger, được phát triển theo yêu cầu của Lực lượng Lục quân, Không quân và Hải quân Mỹ.

Máy bay không người lái này được chế tạo có sử dụng công nghệ tàng hình. Chiều dài 12,5 mét và sải cánh 20,1 m, UAV có khả năng đạt tốc độ 760 km/giờ và có khả năng hoạt động trên không trung trong 20 giờ bay liên tục. Độ cao trung bình của phương tiện bay là 18,3 nghìn mét. Máy bay không người lái Mỹ được trang bị tên lửa không-đối-đất Hellfire, bom có điều khiển Paveway II và JDAM.

Các máy bay không người lái tương lai của Trung Quốc thuộc lớp Xianlong có mang theo vũ khí hay không, cho đến nay vẫn chưa có thông tin chính xác. Một số các chuyên gia quân sự nước ngoài nhận xét, UAV Trung Quốc sẽ không mang vũ khí.

Khả năng cao nhất là PLA sẽ sử dụng UAV với thời gian hoạt động trên không trung dài nhằm mục đích trinh sát và dẫn đường, chỉ thị mục tiêu cho tên lửa đạn đạo DF-21D, được coi là sát thủ tàu sân bay.

Đầu năm 2011, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Robert Gates nêu rõ, những quan ngại của Lầu Năm Góc có nguyên nhân trực tiếp từ các tên lửa đạn đạo DF-21D và máy bay tiêm kích tàng hình của Trung Quốc J-20.

Theo một số những đánh giá của các chuyên gia, tên lửa DF-21D được triển khai tại căn cứ quân sự Shaguan, có thể bao trùm đến 70% vùng nước của Biển Đông, chỉ để lại cho kẻ thù tiềm năng một vùng nước rất nhỏ để cơ động, 30% vùng nước còn lại được kiểm soát bởi các tàu sân bay sẽ phát triển trong tương lai. Một trong những chiếc tàu sân bay đó đã được đưa vào biên chế trong Hải Quân và huấn luyện thử nghiệm là tàu Liêu Ninh.

Như vậy rõ ràng, trong chiến lược quân sự của Trung Quốc, các UAV hoàn toàn không nằm ở vị trí cuối cùng. Cho đến giai đoạn ngày nay, Trung Quốc đã phát triển và đưa vào biên chế gần 30 máy bay UAV các loại, bao gồm các UAV công kích ASN-229A, WJ-600, CH-3, Yilong và trinh sát ChangKong-1 (bản sao chép của Liên xô La-17), Dufeng II, ASN-206, WZ-5 (bản sao chép của AQM-34N Firebee – Mỹ ) và WZ-2000.

Có thể nhận thấy rõ ràng, mỗi năm, binh chủng máy bay không người lái UAV lại củng cố thêm vị trí quan trọng trên chiến trường, cho phép các bên tham chiến có khả năng tiêu diệt số lượng mục tiêu cao nhất của đối phương, giảm tổn thất về sinh lực và giảm thiểu trường hợp đưa phi công vào vùng nguy hiểm.

Với những tham vọng ngày càng tăng của đại lục, số lượng những UAV “Rồng bay” sẽ càng ngày càng tăng lên nhanh chóng với khả năng ứng dụng càng đa dạng hơn nữa.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại